Phật chữa tâm bệnh
Có người vì quá xót thương, nên đã hướng dẫn cô đến gặp Như Lai Thế Tôn, mong nhờ đức Phật tế độ. Khi đến, cô tha thiết cầu xin Như Lai Thế Tôn cứu sống cho con mình. Biết được nhân duyên sâu xa, đức Phật liền hứa sẽ giúp cô cứu sống đứa trẻ.
Nghe vậy, lòng cô dâng trào lên niềm hy vọng vô biên, cô nghĩ con mình chắc chắn được cứu sống.
Chờ cho nhân duyên đã chín mùi, đức Phật liền chỉ dạy, “này thiếu nữ, con hãy đến nhà nào chưa từng có người chết xin về đây cho ta vài hạt cải, ta sẽ cứu sống đứa bé cho con. Tin chắc rằng con mình sẽ được cứu sống nếu có được vài hạt cải trong một gia đình không có người chết, cô liền phấn khởi ra đi, trong lòng mừng thầm vô hạn. “Hạt cải nhà nào cũng có”, cô nghĩ như thế, nên sung sướng đến tột cùng, lòng tràn đầy hy vọng, vì trong chốc lát đây, con cô sẽ được cứu sống nhờ những hạt cải nhiệm mầu ấy.
Hạt cải thì nhà nào cũng có, nhưng tìm nó trong một gia đình không có người chết thì quả thật là không thể được. Bởi vì sao? Vì nhà nào cũng có người chết. Cô thất tha, thất thểu đi hết làng trên xóm dưới, từ làng này qua xóm nọ, cô đi khắp hang cùng hốc hẻm, nhưng không tìm ra một gia đình nào không có người chết như yêu cầu của Như Lai Thế Tôn.
Quá thất vọng và mệt mỏi, cô ngã quỵ bên lề đường, trên tay vẫn còn ôm chặt xác con của mình. Thế là bao nhiêu hy vọng không còn nữa. Cô nhìn con với lòng trìu mến, dù xác đứa bé đã cứng đờ. Lúc này, cảm giác rùng rợn cùng với sự thương tâm phủ đầy trong lòng cô; bỗng nhiên, tâm trí cô loé lên một tia sáng, cô hiểu rằng, trên đời này, ai rồi cũng sẽ chết, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi, đau thương mất mát là một sự thật của kiếp người, yêu thương mà phải xa lìa đó là một nỗi khổ, niềm đau, có hợp phải có tan, đó là định luật nhân duyên quả của cuộc đời.
Trong sự đau khổ tột cùng, cô đã nhận ra, có sinh là có chết, ai rồi cũng phải lần lượt như vậy, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi. Từ nhận thức sáng suốt đó, cô không tìm hạt cải nữa, mà đem xác con mình vào rừng Thi Lâm (theo phong tục, tập quán Ấn Độ, xác người chết đem bỏ vào rừng cho thú ăn), rồi thanh thản trở về bạch Phật, “Kính bạch Thế Tôn, con đã tìm ra hạt cải của sự vô thường rồi, con đã đưa xác đứa bé bỏ vào rừng. Bây giờ con cảm thấy trong lòng thoải mái và nhẹ nhõm hơn”.
Nhân đó, đức Phật khai thị đạo lý duyên sinh trong cuộc sống cho cô nghe, “trên đời này, có sinh là có tử, yêu thương xa lìa khổ, không có cái gì là cố định cả, tuỳ theo nhân duyên, tuỳ theo điều kiện mà nó đổi thay sớm hay muộn mà thôi”.
Ngang đây, cô chứng được quả Dự Lưu, tức đã vào dòng Thánh, từ nay về sau không còn đoạ vào ba đường ác: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Sau đó, cô phát tâm xin đức Phật cho xuất gia làm Tỳ kheo ni; nhờ luôn siêng năng, tinh tấn tu hành, cuối cùng cô đã chứng quả A-La-Hán.
Khổ đau luôn bám víu thân phận con người, khổ đau về vật chất như thiếu cơm ăn, áo mặc, rồi đến cái khổ vì già-bệnh-chết, nên ngày xưa người ta hay cố gắng luyện thuật trường sinh bất tử để sống đời, nhưng có ai không chết bao giờ đâu?
Như ông Bành Tổ sống đời,
Tám trăm tuổi thọ nay thời còn đâu.
Ngày xưa, người ta đồn rằng, ông Bành Tổ bên Trung Hoa do luyện được trường sinh bất tử, nên mạng sống được kéo dài đến 800 tuổi. Đó là truyền thuyết của thời xa xưa, nhưng trên thực tế thì hiếm thấy và ít có.
Trong nhà Phật không quan trọng sống lâu hay chết yểu, nếu sống 100 năm mà không làm gì được lợi ích cho ai, thì sống như vậy cũng không có giá trị gì về kiếp nhân sinh. Một ngày chúng ta có mặt trong cuộc đời là một ngày ta biết buông xả tham lam, sân hận, si mê, và sẵn sàng bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia khi có nhân duyên; thấy người khó khăn, thiếu thốn ta sẻ chia hay nâng đỡ, thấy người bệnh ta chăm sóc, hỏi han, động viên, an ủi... Khổ đau được chia ra làm hai phần: Khổ về thân, khổ về tinh thần.
Thân thì phải sinh-già-bệnh-chết nên khổ. Tâm thì yêu thương xa lìa khổ, oán ghét gặp nhau khổ, mong cầu không được khổ. Chúng ta không thể diễn tả hết được nỗi khổ, niềm đau của kiếp người. Có thân là có khổ, không ít thì nhiều, ai cũng đều phải như vậy. Thế mà chúng ta ít có ai nghĩ đến điều này.
Khi mới sinh ra thì ta khóc, mọi người cười. Cái khổ trước tiên là người mẹ phải mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày, đến ngày sinh nở trông cho mẹ tròn con vuông, đó cũng là một nỗi khổ, niềm đau.
Già thì da nhăn, mắt mờ, tai điếc, đi đứng khó khăn, đa số sống phải nhờ vào sự chăm sóc của con cháu; nếu thiếu tu thì phiền não, trách móc con cháu, nên nói già hay sanh tật là vậy đó.
Bệnh thì mình mẩy đau nhức ê ẩm, chân tay rã rời, nếu nhẹ thì còn tự chăm sóc được, nặng thì phải nhờ đến cháu con ,tốn tiền, hao của, mất công cho gia đình, người thân.
Chết là một nỗi ám ảnh lớn nhất của kiếp con người, ai cũng ham sống sợ chết; khi sống thì không làm những điều thiện lành, tốt đẹp, đến khi gần chết thì lo lắng, sợ hãi, không biết mình sẽ đi về đâu?
Rồi cho đến yêu thương mà xa lìa khổ. Nhờ sự giáo hoá tài tình của Như Lai Thế Tôn, người con gái ấy đã nhận ra chân lý cuộc đời, cô quyết lòng từ bỏ hết tất cả để trở về, quay trở lại với chính mình. Đây chính là pháp Thiền Hạt Cải mà xưa kia Như Lai Thế Tôn đã trao cho người con gái ấy.
Ngay tại đây và bây giờ, thân vật lý này vẫn còn hiện hữu nơi mọi người chúng ta. Học đạo lý năm xưa để ta tự chiêm nghiệm lại chính mình. Mất mát, đau thương, buồn tủi là một sự thật, hễ có được là có mất, sự ra đi của người thân luôn để lại cho ta nỗi nhớ, niềm thương, và cuộc đời vốn dĩ là như thế.
Cuối cùng, mỗi người chúng ta ai cũng phải đối diện với cái chết, chỉ đến sớm hay muộn mà thôi. Chết là một nỗi ám ảnh lớn lao nhất đối với con người, nên nhiều người không dám nói đến từ này, họ nói thay từ chết bằng từ thọ, thậm chí khi đã tắt thở, mua hòm về nhà rồi vẫn còn gọi là cái hòm thọ (tức cái hòm sống).
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm