Phật dạy: “Bỏ tất cả mới được tất cả”
Ai không học được chữ “bỏ” mà muốn sống hạnh phúc trong cuộc đời này thì không khác gì muốn nấu cát thành cơm.
Phật dạy: “Bỏ tất cả mới được tất cả, dù được tất cả vẫn không một niệm dính mắc chấp có.”
Thông thường thì tranh giành mới được, giữ chắc mới được, nắm chắc mới được, ôm chặt mới được; Bỏ là mất đi, buông là mất đi, xả là mất đi, là thiệt thòi, là không nên, là ít người chịu bỏ, chịu buông, chịu thiệt.
Nhưng trên đời lại có nhiều thứ càng tranh giành càng không được, càng nắm chặc thì càng dễ rớt, càng ôm chặt thì càng dễ mất, càng tham lam thì càng thâm nhiều; càng không tranh lại tự được, vui càng buông bỏ thì càng tốt hơn, càng xả thì càng tăng, càng cho đi nhiều thì càng được nhiều hơn.
Ai không học được chữ “bỏ” mà muốn sống hạnh phúc trong cuộc đời này thì không khác gì muốn nấu cát thành cơm.
- Lý cao siêu chí đạo, thì xả bỏ là pháp tu tối thượng, là pháp tu đạt đến giác ngộ Niết Bàn khi xả bỏ Ngã chấp và pháp chấp, bỏ hết được tham lam, sân hận, ngu si…trong 7 pháp bồ đề thì xả là pháp cuối cùng
- Lý thông thường cuộc đời, không bỏ ra cái nhỏ sao có được cái lớn, không bỏ vốn ra làm ăn, làm sao có lời vào, không bỏ công sức tiền bạc học hành sao thành tài được,
- Không bỏ thói hư tật xấu sao thành người tốt được, không bỏ thời gian sức lực tập luyện thân thể làm sao có sức khỏe tốt được
- Không bỏ tính ích kỷ nhỏ nhen làm sao sống được vui vẻ, không bỏ tính bỏn sẻn tham làm thì sao có được nhiều bạn bè tốt, không bỏ tính nóng nảy giận hơn thì làm sao gia đình được êm ấm, không bỏ qua lỗi lầm của người khác lam sao muốn được người khác tha thứ cho mình, không bỏ thói cố chấp thì làm sao sống an vui hạnh phúc được…
- Dù là tu hành đạt đến sơ thiền, đạt được niềm hỷ lạc nhờ xa lìa các pháp ác, nhưng nếu không bỏ sơ thiền thì làm sao tiến lên nhị thiền hỷ do định sanh được
Nên dù tu hành, hay sống trong cuộc đời thì bỏ mới là thật được, nhất là bỏ các thói hư tất xấu, ích kỷ cố chấp thì hạnh phúc mới đến gần ta được.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lời dạy của Ðức Phật về dấu ấn 'Thành đạo'
Lời Phật dạy 11:31 04/01/2025Ðức Phật đã chứng ngộ, đã thấu suốt dòng sông sanh tử tự bao đời kiếp, mặt trái của sự giả tạo, sự cấu thành hư huyễn..., giờ này Ngài đã tỏ sáng, viên dung như ánh trăng rằm, không còn gì che khuất.
Thế nào là trí tuệ? Thế nào là thức?
Lời Phật dạy 20:37 31/12/2024Tuệ là trí tuệ tức cái biết, thức là nhận thức cũng là cái biết. Cả hai đều là cái biết nhưng có đặc điểm khác nhau. Pháp thoại này, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khéo léo thỉnh ý Tôn giả Đại Câu-hy-la nhằm giúp hội chúng sơ cơ nhận ra sự khác biệt này.
Có ba pháp mà tất cả thế gian không yêu, không mến
Lời Phật dạy 19:55 29/12/2024Một thời, Đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc một mình ở nơi chỗ yên tĩnh tư duy, tự nghĩ: ‘Có ba pháp mà tất cả thế gian không yêu, không mến. Những gì là ba?...'
Không thu nhiếp oai nghi
Lời Phật dạy 13:30 28/12/2024Cuộc sống của người tu cũng đi, đứng, uống, ăn, ngồi, nằm… giống như bao người. Chỉ khác là, người tu thường phát huy chánh niệm, biết rõ những việc đang làm.
Xem thêm