Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/08/2020, 10:07 AM

Phật dạy: Nhìn nước để thấy người

Chúng ta ai cũng đã từng có lần đứng trước biển cả mênh mông. Khi ấy, ta thấy mình thật nhỏ bé so với sóng nước bao la, biển hồ lai láng. Thường thì mỗi người có một tâm sự khác nhau, riêng người học Phật, biển nước kia cũng là một đối tượng để quán niệm. Nhìn nước thấy người, nhất là thấy mình.

Phật dạy mạng người sống trong hơi thở

Điều đáng lưu tâm nhất là, để chứng đạt những Thánh quả này, Thế Tôn thiết tha căn dặn “Hãy nhớ tọa thiền chớ có lười biếng”.

Điều đáng lưu tâm nhất là, để chứng đạt những Thánh quả này, Thế Tôn thiết tha căn dặn “Hãy nhớ tọa thiền chớ có lười biếng”.

Bước xuống nước cũng như bước vào cuộc đời. Người không biết bơi thì chìm nghĩm. Người tập bơi thì hãy dè chừng vì cố ngoi lên cũng bị chìm xuống. Hai hạng người này thật nguy vì nước vốn chẳng hiền. Chỉ có những hạng người đứng được trên sóng nước mới tạm yên. Ai vượt qua bờ kia mới thực sự an toàn, thảnh thơi nhất.

“Một thời, Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Nay Ta sẽ nói bảy thí dụ về nước. Người cũng như thế. Hãy lắng nghe! Lắng nghe! Khéo suy nghĩ về chúng.

Các Tỳ-kheo đáp: Xin vâng, Thế Tôn!

Thế Tôn bảo: Bảy thí dụ về nước giống như người thế nào? Ví như, có người chìm ở đáy nước; có người tạm ngoi lên mặt nước rồi chìm xuống lại; có người ra khỏi nước nhìn xem; có người ra khỏi nước mà đứng; có người muốn đi qua nước; có người ra khỏi nước muốn đến bờ kia; có người đã lên hẳn trên bờ. Đó là, này Tỳ-kheo, có bảy thí dụ về nước xuất hiện ở đời.

Ba căn lành chẳng thể cùng tận

Thế nào là người chìm đáy nước không ra khỏi được? Ở đây, có người toàn thân hành pháp bất thiện, trải qua kiếp số không thể trị liệu. Đó là người chìm ở đáy nước.

Thế nào là người ra khỏi nước rồi chìm lại? Ở đây, có người lòng tin cạn cợt, tuy có pháp lành mà không kiên cố. Người ấy thân, miệng, ý làm lành, sau lại hành bất thiện. Sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào địa ngục. Đó là người ra khỏi nước lại chìm.

Thế nào là người ra khỏi mặt nước nhìn trông? Ở đây, có người có tín thiện căn, thân, miệng, ý làm lành nhưng không tăng trưởng pháp này, tự giữ đứng. Người ấy thân hoại mạng chung sanh trong A-tu-la. Đó là người ra khỏi nước nhìn.

Thế nào là người ra khỏi nước mà đứng? Ở đây, có người có lòng tin, tinh tấn đoạn ba kiết sử, không thối chuyển nữa, chắc chắn đạt được cứu cánh thành đạo Vô thượng. Đó là người ra khỏi nước mà đứng.

Thế nào là người muốn đi qua nước? Ở đây, có người tín căn tinh tấn, hằng ôm lòng hổ thẹn, mong đoạn ba kiết sử dâm, nộ, si. Người ấy trở lại đời này mà đoạn dứt mé khổ. Đó là người muốn qua nước.

Thế nào là người muốn đến bờ kia? Ở đây, có người tín căn tinh tấn, đoạn năm hạ phần kiết sử, thành A-na-hàm, liền đó nhập Niết-bàn, không trở lại đời này nữa. Đó là người muốn đến bờ kia.

Thế nào là người đã đến bờ kia? Ở đây, hoặc có người tín căn tinh tấn, ôm lòng hổ thẹn, dứt hết hữu lậu, thành tựu vô lậu. Ở trong hiện pháp, người ấy tự an vui; sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đã lập, việc làm đã xong, không còn tái sanh, như thật mà biết; nơi Vô dư Niết-bàn mà nhập Niết-bàn. Đó là người đã qua đến bờ kia.

Này Tỳ-kheo! Đó là bảy thí dụ nước và người, Ta nói với các thầy. Chỗ chư Phật Thế Tôn đáng tu hành tiếp độ mọi người, nay Ta đã thi hành. Các thầy nên ở chỗ vắng vẻ, như dưới cội cây, hãy nhớ tọa thiền chớ có lười biếng. Đây là lời Ta dạy dỗ.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 39.Đẳng pháp, VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.490).

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thế Tôn đã đưa ra “bảy thí dụ nước và người”. Thứ nhất, bước xuống nước mà chìm là hạng người cả đời làm ác. Dĩ nhiên, quả báo địa ngục luôn dành cho hạng người này. Thứ hai là hạng cố ngoi lên rồi lại chìm xuống. Chúng ta từng có lần thức tỉnh, quyết chí vươn lên, tập tành hướng thiện. Nhưng rồi vì nghiệp lực, vì hoàn cảnh, vì yếu đuối, nhất là chưa đủ lòng tin để quyết tâm nên rồi ngựa quen đường cũ, đau khổ vẫn hoàn khổ đau. Thứ ba là hạng người nổi trên nước rồi nhưng chỉ nhìn quanh. Họ có căn lành nhưng chưa có ý bước ra khỏi dòng sinh tử.

Chỉ có bốn hạng sau cùng, tuy vẫn ở trong nước nhưng đã thấy bờ, quyết chí lên bờ và đã sang đến bờ kia. Đó là những người con Phật trọn vẹn niềm kính tin Tam bảo, quyết tâm đoạn tận mười kiết sử (Hạ phần: thân kiến, nghi, giới cấm thủ, dục và sân / Thượng phần: hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cử và vô minh) để thành tựu các Thánh quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm và A-la-hán.

Điều đáng lưu tâm nhất là, để chứng đạt những Thánh quả này, Thế Tôn thiết tha căn dặn “Hãy nhớ tọa thiền chớ có lười biếng”.

Đức Phật dạy cách nằm ngủ để không gặp ác mộng

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đánh mất sơ tâm

Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024

Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.

Phật dạy 5 điều thân kính với bà con

Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024

Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.

Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”

Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024

Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.

Giữ giới và định tâm pháp tu căn bản của Phật tử

Lời Phật dạy 16:00 19/11/2024

Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới cùng các điều kiện liên quan, nhất là biết rõ lợi ích to lớn nhờ giữ giới, hoan hỷ và an lạc trong sự bảo hộ của Thánh giới.

Xem thêm