Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 03/02/2021, 10:30 AM

Phật giáo thực hành vì hòa bình trong kỷ nguyên số 4.0 và xã hội 5.0

Từ sự chuyển đổi hình thái của xã hội 4.0 lên xã hội 5.0 thì những tư tưởng, triết lý Phật giáo đang hiện hữu sẽ đóng vai trò trung gian cho sự chuyển đổi các giá trị của hệ tư tưởng tiến bộ của nhân loại trong hiện tại và tương lai.

Giáo dục Phật giáo và giáo dục 4.0

Qua hàng triệu năm tồn tại, phát triển loài người đã trải qua hơn 4 hình mẫu xã hội khác nhau, từ thấp cho đến cao. Từ một xã hội sơ khai hình thành trên phương thức “săn bắt – hái lượm” hình thành ban đầu (xã hội 1.0), đến canh tác nông nghiệp trồng lúa nước, lương thực được gọi là xã hội “nông nghiệp” (xã hội 2.0), khi những phát minh ra động cơ hơi nước, điện, than, khí hóa ra đời thì gọi xã hội “công nghiệp” (xã hội 3.0), cho đến một xã hội của công nghệ thông tin với sự ra đời và phát triển của máy tính và internet với tên gọi là xã hội “thông tin 4.0”. Và giờ đây, chúng ta lại một lần nữa đứng trước ngưỡng cửa của một xã hội ưu việt mới với nền tảng ban đầu là một cuộc cách mạng lớn trong sản xuất công nghiệp và hình thành lên xã hội “siêu thông minh 5.0”.

Từ sự chuyển đổi hình thái của xã hội 4.0 lên xã hội 5.0 thì những tư tưởng, triết lý Phật giáo đang hiện hữu sẽ đóng vai trò trung gian cho sự chuyển đổi các giá trị của hệ tư tưởng tiến bộ của nhân loại trong hiện tại và tương lai.

Từ sự chuyển đổi hình thái của xã hội 4.0 lên xã hội 5.0 thì những tư tưởng, triết lý Phật giáo đang hiện hữu sẽ đóng vai trò trung gian cho sự chuyển đổi các giá trị của hệ tư tưởng tiến bộ của nhân loại trong hiện tại và tương lai.

Mỗi một giai đoạn phát triển của xã hội hình thành các lớp văn hóa, tâm linh phục vụ đời sống của công đồng, dân tộc, quốc gia đó trong quá trình hình thành và phát triển đến nay và những lớp tâm linh (cuộc cách mạng về tâm linh) được tác giả tổng hợp và đúc kết đưa ra như sau:

1. Lớp tâm linh thứ nhất (Cuộc cách mạng tâm linh lần 1) được hình thành và ứng dụng trong xã hội 1.0 và xã hội 2.0 ở đó nhân dân thực hiện niềm tin tín ngưỡng về tâm linh là tri ân “Đất – Trời”, với những nghi thức tế, lễ, dâng, hiến “Trời – Đất” để mong muốn có được sự an lành trong đời sống, trong công cuộc mưu sinh hàng ngày mà những yếu tố thiên tai, dịch họa,… luôn cận kề.

2. Lớp tâm linh thứ hai (Cuộc cách mạng tâm linh lần 2) được hình thành gắn với những con người cụ thể hoặc được thần thoại hóa lên,… vì trong ý thức của người dân thuộc các bộ tộc, bộ lạc, cộng đồng, đất nước đó xuất hiện những người có ảnh hưởng, có công giúp đỡ nhân dân và được nhân dân trong công động đó tôn xưng phong thần, thánh,…

3. Lớp tâm linh thứ ba (Cuộc cách mạng tâm linh lần 3) được diễn tiến từ Cuộc cách mạng tâm linh lần thứ hai với những đúc kết, chứng ngộ, tỉnh thức từ việc cảm nhận và thiết kế lên các học thuyết tri thức luận truyền tải tới cộng đồng hình thành các tôn giáo khác nhau, trong đó Hệ tư tưởng Phật giáo được Thái tử Tất-Đạt-Đa (Phật Thích Ca) tạo lập là điển hình.

Phải chăng, theo quy luật vận động phát triển của các hình thái xã hội thì loài người chúng ta đang đứng trước một cuộc cách mạng về tâm linh mới trong đại kỷ nguyên số 4.0 và xã hội 5.0, “một xã hội siêu kết nối, siêu thông minh nơi không còn chỗ đứng cho những khái niệm tâm linh mơ hồ”.

Quản lý Tăng Ni, Tự viện trong thời đại 4.0

Tư tưởng chính của Phật giáo là chúng ta có một tài sản đạo đức chung. Phật tính là một đặc điểm chung mà chúng ta có thể cùng nhau đạt được và chúng ta gắn bó nhau trong mối quan hệ nhân quả có điều kiện;

Tư tưởng chính của Phật giáo là chúng ta có một tài sản đạo đức chung. Phật tính là một đặc điểm chung mà chúng ta có thể cùng nhau đạt được và chúng ta gắn bó nhau trong mối quan hệ nhân quả có điều kiện;

Những thách thức của xã hội 5.0 trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tính ứng dụng của hệ tư tưởng Phật giáo với trách nhiệm xã hội

Thật vậy! Trong thời gian qua khi thế giới đang vận động theo xu thế của cuộc đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thời kỳ mà mọi tư tưởng, việc làm xưa cũ dần được thay thế và loại bỏ để hình thành nên những suy nghĩ, việc làm mới và để đạt tới một xã hội hoàn hảo theo tư tưởng Phật giáo hoặc các nhà tư tưởng tiến bộ thuộc các tôn giáo khác thì trong những năm tới nhất thiết phải có những cơ sở khoa học niềm tin vững trãi. Khi mọi thứ được kết nối với nhau, mọi quốc gia kết nối với nhau, các cộng đồng, tôn giáo kết nối với nhau bằng những công nghệ siêu thông minh thì một xã hội với “niềm tin số” được hình thành thì những giá cốt lõi về con người, tự nhiên được bảo vệ và tôn trọng.

Phật giáo được Hội đồng Liên Hiệp Quốc công nhận là tôn giáo của hòa bình và kết nối giá trị con người và thiên nhiên hình thành siêu kết nối trong tâm linh.

Phật giáo đề cao đường lối trung dung, luôn luôn đề cao các giải pháp hòa hợp cho các cuộc xung đột, dù giữa các cá nhân hay giữa các cộng đồng. Phật giáo là đồng nghĩa với hòa bình. Thêm vào đó, sự bao dung là một trong các điểm chính yếu của Phật giáo.

Ngày nay, khi mà không ít các quốc gia đang mâu thuẫn về nhận thức, hệ tư tưởng, quyền lợi, niềm tin thì hệ tư tưởng của Phật giáo với 20 Ưu Điểm phụng hành trong việc góp phần kiến tạo hòa bình có thể ứng dụng trong mọi điều kiện hoàn cảnh để thích ứng với một xã hội kiến tạo 5.0 đang hiện hữu là:

1. Vô Ngã: thuyết Vô Ngã với một mức độ cao cả tạo ra được đồng cảm cho tất cả mọi chủng loại từ quá khứ đến hiện tại và tương lai;

2. Bất Bạo Động: tinh thần bất bạo động có ảnh hưởng quan trọng trong việc kiến tạo hoà bình;

3. Từ Bi: lòng thương cảm với tất cả chúng sinh, tính tôn trọng thiên nhiên, đồng cảm cùng các cộng đồng;

4. Cộng Sinh: tư tưởng chính của Phật giáo là chúng ta có một tài sản đạo đức chung. Phật tính là một đặc điểm chung mà chúng ta có thể cùng nhau đạt được và chúng ta gắn bó nhau trong mối quan hệ nhân quả có điều kiện;

5. Dị Biệt: lý thuyết cơ bản của Phật giáo là lòng bao dung, một phương châm nổi tiếng trong 84 ngàn pháp môn. Lịch sử cho thấy là không có một nơi nào gọi là một trung tâm chính thức để bảo vệ giáo lý Phật giáo, cũng không có toà án dị giáo và chiến tranh liên tôn. Nhưng Phật giáo có lòng bao dung đối với các tín ngưỡng khác, tạo cho tôn giáo khác có điều kiện kết hợp với Phật giáo trong một tầm mức rộng lớn hơn, hoặc ít nhất cũng có thể sống chung với Phật giáo. Phật giáo theo thuyết đa nguyên hơn là đơn thuần, ngay cả khi có ý tưởng giúp các tôn giáo bạn;

Trụ trì trong thời đại 4.0 thật không đơn giản

Phật giáo có khuynh hướng trở thành một tôn giáo của đại chúng, hoặc là một hệ thống tín ngưỡng của toàn dân, một phong trào cho đám đông, không là tôn giáo cho giới thượng lưu hay quyền thế.

Phật giáo có khuynh hướng trở thành một tôn giáo của đại chúng, hoặc là một hệ thống tín ngưỡng của toàn dân, một phong trào cho đám đông, không là tôn giáo cho giới thượng lưu hay quyền thế.

6. Lý Thuyết Trung Đạo: Thuyết Trung Đạo là một phương hướng cụ thể cho cuộc sống. Điểm chính của thuyết này là không quá nhiều hay quá ít, một cách giúp cho phật tử có khuynh hướng không cực đoan;

7. Thực Hành Trung Đạo: Thực hành là một biểu hiện cụ thể điểm Trung Đạo vừa nêu. Trong cuộc sống vật chất, thực hành điểm này có nghĩa là không thể có quá ít khi chưa đủ để thoả mãn cho những nhu cầu cơ bản, mà cũng không thể tích lũy quá nhiều nhằm sang giàu, điều nên tránh. Trong đời sống tâm linh, điều này có nghĩa là không nên làm tự hành hạ làm khổ mình mà cũng không nên tự bung lung cẩu thả;

8. Hiệu Năng Với Quy Mô Nhỏ: Nếu chúng ta chấp nhận cần có một khuôn mẫu hợp tác để hướng về Phật tính, để nhân sinh tương tác trong thường hằng, cùng tương trợ nhau, điều này chỉ cóý nghĩa trong những đơn vị có quy mô nhỏ. Phật giáo có khuynh hướng quan tâm đến những đơn vị có quy mô nhỏ trong tổ chức xã hội, và những đơn vị nhỏ này ít có chống đối nhau hơn các tổ chức lớn, nếu không kể đến có những lý do khác thì đơn vị nhỏ có ít phương tiện sinh ra những hoạt động phá hoại. Nhóm nhỏ tạo cơ sở tốt hơn cho việc phát huy tình huynh đệ như là những điều kiện cho nhân tính- con đường dẫn đến Phật tính, mẫu mực tốt đẹp cho sự kết hợp lý thuyết hoà bình và tu tập theo Phật giáo;

9. Tính Tổng Thể: Phật giáo không có đặc điểm siêu hình mà là một triết lý đạo đức được chứng nghiệm, không có một phạm vi cho mặc khải thần thánh để phân biệt với con người. Đức Phật đạt được một sự tỉnh thức sâu xa, nhưng Ngài cũng là một con người. Khi các tôn giáo phương Tây triển khai thần học như là một khoa học thần thánh, thì triết lý Phật giáo (nếu gọi tương phản là Thần học Phật giáo) được tự do hơn khi đặt trọng tâm vào thế giới này trong quan điểm nhất thể. Trong lĩnh vực triết học, tâm lý học, y khoa và dinh dưỡng, nguyên tắc này mạnh nhất, trong khi trong lĩnh vực xã hội học, kinh tế học và quan hệ quốc tế thì nguyên tắc này yếu hơn;

10. Đại Chúng: Phật giáo có khuynh hướng trở thành một tôn giáo của đại chúng, hoặc là một hệ thống tín ngưỡng của toàn dân, một phong trào cho đám đông, không là tôn giáo cho giới thượng lưu hay quyền thế;

11. Đấng Sáng Thế và Hoà Bình: Phật giáo không có sự phân biệt giữa Đấng Sáng Thế và người được thụ tạo – một điểm chính trong Phật giáo là sự thống nhất giữa cá thể trong tất cả (và không chỉ có hình ảnh một con người đơn nhất của thế giới);

12. Mối Quan Hệ Gắn Bó: Trong Phật giáo, ít có sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể. Không phải chỉ có chúng ta quan sát thế giới mà còn có thế giới quan sát chúng ta. Chúng ta nằm trong thế giới mà còn thuộc về một thành phần của thế giới;

Mục tiêu tối hậu của Phật giáo cho con người là Niết Bàn, một nơi được coi như một khuôn mẫu để chuyển hướng trong mọi chuyển động. Niết Bàn là một loại thực hiện lý thuyết kết hợp nhất thể trong tất cả, một loại tự thực hiện khi đạt được tinh thần Vô Ngã với tâm trạng hạnh phúc hằng cửu.

Mục tiêu tối hậu của Phật giáo cho con người là Niết Bàn, một nơi được coi như một khuôn mẫu để chuyển hướng trong mọi chuyển động. Niết Bàn là một loại thực hiện lý thuyết kết hợp nhất thể trong tất cả, một loại tự thực hiện khi đạt được tinh thần Vô Ngã với tâm trạng hạnh phúc hằng cửu.

Các giải pháp rút ra từ Ngũ giới cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

13. Vô Thường: Theo tư duy Phật giáo, có tính vô thường trong vạn vật. Thế giới và vạn vật tăng và giảm mức độ, không luôn ở một dạng cứng ngắc của một cấu trúc tổng thể – nhưng đúng hơn là giống như một tiến trình dựa trên dị biệt trong mối tương tác để cộng sinh;

14. Tương Tác: Theo tư tưởng của Phật giáo, sự tương tác luôn đến từ hai chiều. Thay vì chỉ đẩy mạnh một chiều, tốt hơn cần phối hợp nhiều nỗ lực nhỏ, nhưng theo nhiều chiều hướng trong cùng một lúc, khởi đầu từ mọi góc cạnh của thực tại từ vật chất đến tinh thần, nhưng luôn nhớ rằng hệ thống sẽ phản ứng trong một mạng lưới phức tạp;

15. Mâu Thuẫn: Theo Phật giáo, thế giới có nhiều tương phản, phương cách tiếp cận có nhiều nghịch lý, Hướng về một thực tại không có mâu thuẫn sẽ là vô nghĩa theo triết lý Phật giáo, vì Phật giáo thấy sức tác động của nguyên nhân đến từ muôn hướng;

16. Pháp Luân: Tư tưởng của Phật giáo kết hợp như một pháp luân. Nó không theo mô hình kim tự tháp và suy diễn từ những nguyên tác đầu tiên. Từ những tư tưởng dị biệt như tôi đã đề cập ở trên, thì không có một nguyên tắc nào được coi như là nền tảng hơn các nguyên tắc khác;

17. Lạc Quan: Tư tưởng của Phật giáo cực kỳ lạc quan. Có Phật tính trong tất cả chúng ta, nếu chúng ta thực hiện Phật tính và tự thân nỗ lực;

18. Tuần Hoàn: Quan điểm Phật giáo về tiến trình có tính tuần hoàn hơn là theo một tuyến tính. Không có một bảo đảm chính xác nào rằng mọi sự thể sẽ tốt đẹp hay sẽ diễn biến tồi tệ;

19. Nỗ Lực Liên Tục: Điểm chủ yếu trong triết học Phật giáo là nỗ lực tiếp nối, tự cải thiện, và tinh thần cầu tiến không ngừng, đó là những điểm tất yếu mà còn khả thi và trong trường kỳ, đầy đủ;

20. Niết Bàn: mục tiêu tối hậu của Phật giáo cho con người là Niết Bàn, một nơi được coi như một khuôn mẫu để chuyển hướng trong mọi chuyển động. Niết Bàn là một loại thực hiện lý thuyết kết hợp nhất thể trong tất cả, một loại tự thực hiện khi đạt được tinh thần Vô Ngã với tâm trạng hạnh phúc hằng cửu.

Thực vậy, Khi cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 đang hình thành và phát triển thì Xã hội 5.0 được xây dựng trên cấu trúc “siêu thông tin, siêu liên kết, siêu thông minh” thì việc minh chứng hóa những thông tin mơ hồ là việc không khó, để giải quyết những đỉnh điểm của khủng hoảng địa chính trị diễn ra trong thực tiễn đời sống, kinh tế xã hội, tâm linh từ sự chuyển đổi hình thái của xã hội 4.0 lên xã hội 5.0 thì những tư tưởng, triết lý Phật giáo đang hiện hữu sẽ đóng vai trò trung gian cho sự chuyển đổi các giá trị của hệ tư tưởng tiến bộ của nhân loại trong hiện tại và tương lai.

Tạp chí Nghiên cứu Phật học – Số tháng 5/2019

Mời quý Phật tử xem thêm video: "Khắc phục lòng sân hận":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Xem thêm