Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 02/02/2020, 08:07 AM

Giáo dục Phật giáo và giáo dục 4.0

Giáo dục Phật giáo sẽ đóng góp vào giáo dục 4.0 mà trong đó lấy đạo đức là căn bản. Mỗi một ngôi chùa, lúc bấy giờ, trở nên một môi trường giáo dục tốt, góp phần làm đẹp truyền thống quê hương dân tộc Việt Nam

 >>Tư liệu nghiên cứu

Giáo dục là nền tảng cơ bản nhất cho sự phát triển xã hội. Nếu giáo dục tốt, các lĩnh vực khác trong xã hội cũng được phát triển đồng bộ. Vì vậy, giáo dục phải được quan tâm hàng đầu, vì giáo dục là sự nghiệp, là quốc sách hàng đầu. Xã hội ngày nay phát triển vượt bậc. Con người có khuynh hướng cố chạy theo cho kịp đà phát triển trong thời đại mới 4.0. Giáo dục ngày nay cũng có tên gọi là giáo dục 4.0.

Giáo dục của đức Phật là giáo dục toàn diện và tiên tiến. Giáo dục Phật giáo là con đường giáo dục tương tác hai chiều của người dạy và người học một cách tích cực, người dạy giúp người học biết kỹ năng tháo gỡ các nút thắt tâm lý nội kết lâu đời “phiền não”.

Giáo dục của đức Phật là giáo dục toàn diện và tiên tiến. Giáo dục Phật giáo là con đường giáo dục tương tác hai chiều của người dạy và người học một cách tích cực, người dạy giúp người học biết kỹ năng tháo gỡ các nút thắt tâm lý nội kết lâu đời “phiền não”.

Phật giáo Việt Nam xưa nay vẫn kiên trì với tôn chỉ “Duy tuệ thị nghiệp” làm kim chỉ nam giáo dục căn bản cho con người. Đức Phật, nhà giáo dục vĩ đại, đã tiên phong khai phóng con đường giáo dục đặc biệt đưa con người đi đến chỗ nhận thức toàn diện: “Tuệ giác”. Để hiểu lời đức Phật dạy đóng góp gì cho nền giáo dục nhân loại, đặc biệt giáo dục 4.0 trong thời hiện đại, chúng ta thử xem qua các loại hình định nghĩa giáo dục sau đây:

Bài liên quan

Giáo dục là gì? Giáo dục, tiếng Anh là “Education”, có nghĩa là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng và thói quen của một con người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng có trường hợp cũng có thể tự học. Chữ “Education” có gốc từ chữ Latinh là Èducàtiò có nghĩa: nuôi dưỡng, nuôi dạy, trong đó Èdùcò: tôi giáo dục, tôi đào tạo. Tiếng Việt, chữ “giáo” có nghĩa là dạy, “dục” có nghĩa là nuôi. Ghép chung lại “giáo dục” là dạy dỗ nuôi lớn một con người đầy đủ trí dục, đức dục và thể dục. Giáo dục xuất hiện rất sớm trong đời sống xã hội, là một dạng hoạt động xã hội, vốn gắn bó với đời sống con người như các hoạt động khác: kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, kỹ thuật công nghệ, sản xuất... Vì vậy, UNESCO định nghĩa khái quát “Giáo dục” rằng: hễ có con người là có giáo dục.

Chúng ta không phải chỉ có thu nạp kiến thức cho riêng mình mà còn mở rộng lòng từ đối với muôn loài và hành tinh này. Chúng ta không chỉ học để thành công cho riêng mình mà còn học cách bao dung độ lượng với người khác nữa.

Chúng ta không phải chỉ có thu nạp kiến thức cho riêng mình mà còn mở rộng lòng từ đối với muôn loài và hành tinh này. Chúng ta không chỉ học để thành công cho riêng mình mà còn học cách bao dung độ lượng với người khác nữa.

Bài liên quan

Giáo dục 4.0 là gì? Sở dĩ gọi là giáo dục 4.0 vì có cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (The fourth Industrial Revolution). Trước khi đạt tới chuẩn “Giáo dục 4.0”, nền giáo dục thế giới phải trải qua từng bước một. Đầu tiên, vào khoảng thế kỷ XVIII, giáo dục 1.0 bắt đầu xuất hiện, tức là giáo dục một lần, một chiều, đồng loạt và chuẩn bị con người cho sản xuất công nghiệp. Khoảng năm 1960, tiến bộ hơn giáo dục thời kỳ đầu 1.0, giáo dục 2.0 là giáo dục tương tác hai chiều, chuẩn bị con người cho cạnh tranh. Đến khoảng năm 2000, chuyển sang giáo dục 3.0, tức là giáo dục suốt đời, vẫn tương tác hai chiều, đồng loạt, nhưng khác hơn là chuẩn bị con người cho kinh tế tri thức. Trong giai đoạn hiện tại (2019) là giáo dục 4.0. Cũng giống giai đoạn giáo dục 3.0, giáo dục 4.0 là giáo dục mở, cá thể hóa và chuẩn bị con người cho canh tân và sáng tạo.

Giáo dục Phật giáo là gì? Giáo dục của đức Phật là giáo dục toàn diện và tiên tiến. Giáo dục Phật giáo là con đường giáo dục tương tác hai chiều của người dạy và người học một cách tích cực, người dạy giúp người học biết kỹ năng tháo gỡ các nút thắt tâm lý nội kết lâu đời “phiền não”. Đối tượng và cứu cánh của giáo dục Phật giáo đều lấy con người làm trọng tâm xuyên suốt hơn 25 thế kỷ qua. Quan trọng hơn hết, giáo dục Phật giáo là giáo dục trí tuệ giải thoát theo một hệ thống giáo dục lý tưởng đó là “Giới, Định, Tuệ”, chi tiết hơn là “Bát chánh đạo”.

Dù giáo dục 4.0 có đạt đến đỉnh cao của thời đại đi nữa, thì nó cũng chỉ là mục tiêu hướng con người đi vào con đường dục vọng và kích động lòng tham của con người mà thôi.

Dù giáo dục 4.0 có đạt đến đỉnh cao của thời đại đi nữa, thì nó cũng chỉ là mục tiêu hướng con người đi vào con đường dục vọng và kích động lòng tham của con người mà thôi.

Bài liên quan

Với những định nghĩa về giáo dục ở trên, chúng ta thấy rõ rằng giáo dục ngày nay vẫn đang trong thời kỳ vận dụng phương pháp giáo dục hay nhất 4.0 đi vào cuộc sống. Xu hướng giáo dục 4.0 đang nỗ lực hướng con người đi vào nội dung tích hợp, tức là làm sao giúp học sinh giảm bớt gánh nặng lý thuyết, giúp các em thấy được lợi ích trước mắt của từng nội dung được học. Ví dụ: Chữ “STEM” được viết tắt của 4 từ tiếng Anh: Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), và Math (toán học). Để ứng dụng STEM trong việc dạy trẻ khi đánh răng, thầy cô chỉ có thể giải thích trong kem gồm những chất gì giúp răng trắng, sạch, không bị sâu là khoa học; chỉ dẫn trẻ ước tính lượng kem vừa đủ, nhẩm tính thời gian đánh răng bao lâu phù hợp là toán học; cách thiết kế, vật liệu gì làm nên một chiếc bàn chải là kỹ thuật; và cách dùng thiết bị di động để xem các video clip hướng dẫn cách đánh răng thú vị là công nghệ.

Trong khi đó, giáo dục Phật giáo chủ trương không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy cách vun trồng hiểu biết chân thật, có hiểu biết chân thật thì tình thương từ bi mới có. Chúng ta không phải chỉ có thu nạp kiến thức cho riêng mình mà còn mở rộng lòng từ đối với muôn loài và hành tinh này. Chúng ta không chỉ học để thành công cho riêng mình mà còn học cách bao dung độ lượng với người khác nữa.

Giáo dục Phật giáo chủ trương không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy cách vun trồng hiểu biết chân thật, có hiểu biết chân thật thì tình thương từ bi mới có.

Giáo dục Phật giáo chủ trương không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy cách vun trồng hiểu biết chân thật, có hiểu biết chân thật thì tình thương từ bi mới có.

Dù giáo dục 4.0 có đạt đến đỉnh cao của thời đại đi nữa, thì nó cũng chỉ là mục tiêu hướng con người đi vào con đường dục vọng và kích động lòng tham của con người mà thôi. Leo Tolstoy, nhà văn Nga, đại văn hào của thế giới, người đã từng ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo, kể câu chuyện rằng: có một chàng thanh niên từng mơ ước được sở hữu tài sản đất đai rộng lớn. Một hôm, có người sẵn sàng tặng cho anh ta một mảnh đất rộng lớn theo ý anh ta muốn, chỉ với một điều kiện, muốn bao nhiêu, hãy cắm một cọc đầu này và đi đến đầu bên kia cắm một cọc nữa, khoản đất ở giữa hai cọc thuộc sở hữu của anh ta. Từ nay, anh sẽ được làm chủ một mảnh đất rộng lớn như thế! Anh vui mừng hớn hở nói thầm trong lòng: chà lần này mình sở hữu nhiều đất lắm đây. Anh bắt đầu đi bộ được một đoạn, nhưng anh chợt nghĩ trong đầu, nếu mình đi bộ, bước đi từng bước thế này thì chậm quá, mất biết bao nhiêu đất. Anh tăng tốc chạy, chạy từ sáng cho đến trưa, mặt trời đứng bóng, mồ hôi nhễ nhại.

Bài liên quan

Anh không muốn dừng chân nghỉ, không muốn ăn trưa. Vì anh nghĩ rằng nếu mình dừng chân nghỉ để ăn trưa, thì mất biết bao nhiêu đất mà mình sắp có trong tay. Thế là anh ta tiếp tục chạy, chạy không nghỉ, chạy không ăn uống… Quý vị nghĩ xem: chuyện gì xảy ra? Anh ta bắt đầu thấm mệt, hơi thở hổn hển, anh ta thở hồng hộc, vì quá mệt, mệt lả người. Cho đến khi mặt trời ngã bóng xế chiều, phút cuối cùng, anh ta ngã quỵ xuống mặt đất, lăn ra chết, trước khi cắm được cái cọc ở đầu bên kia, để làm chủ được mảnh đất to lớn ấy. Câu chuyện được Tolstoy viết hơn một thế kỷ, nhưng nó rất phù hợp với xã hội ngày nay của chúng ta. Giáo dục Phật giáo đánh thức khả năng tỉnh thức, tự tâm mỗi người phải biết khôn ngoan không đắm chìm trong ngũ dục (five human desires), nó là năm món thuốc độc (five poisons). Người nào đam mê tiền bạc dễ sinh ra tội ác, người đam mê sắc dục dễ sinh ra bệnh xã hội, người đam mê danh vọng dễ tạo ra bạo lực, người đam mê ăn ngon dễ sinh ra trọng bệnh, người đam mê ngủ kỹ do nghiện ngập cần sa ma túy.

Giáo dục Phật giáo sẽ đóng góp vào giáo dục 4.0 mà trong đó lấy đạo đức là căn bản. Mỗi một ngôi chùa, lúc bấy giờ, trở nên một môi trường giáo dục tốt, góp phần làm đẹp truyền thống quê hương dân tộc Việt Nam

Giáo dục Phật giáo sẽ đóng góp vào giáo dục 4.0 mà trong đó lấy đạo đức là căn bản. Mỗi một ngôi chùa, lúc bấy giờ, trở nên một môi trường giáo dục tốt, góp phần làm đẹp truyền thống quê hương dân tộc Việt Nam

Các bạn trẻ sống trong nền giáo dục mới 4.0, thì các bạn cũng nên lưu tâm đến vấn đề giáo dục của Phật giáo, vì đây là tấm giấy thông hành hữu hiệu để các bạn đi vào đời dễ dàng và thành công hơn.

Như vậy, giáo dục Phật giáo sẽ đóng góp vào giáo dục 4.0 mà trong đó lấy đạo đức là căn bản. Mỗi một ngôi chùa, lúc bấy giờ, trở nên một môi trường giáo dục tốt, góp phần làm đẹp truyền thống quê hương dân tộc Việt Nam, đúng với tinh thần của một nhà thơ đã ca ngợi:

“Quê hương mẹ thấm nhuần lời Phật,

Đất tổ cha mang nặng tình người”.

TT. Thích Phước Hạnh

 Trung tâm Phật giáo Bồ đề Đạo tràng, Hoa Kỳ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

A lại da thức và Mạc na thức

Nghiên cứu 09:00 16/03/2024

Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạc Na Thức,) được xem là người giữ kho (librarian) và cái kho (library) tích trữ tạo thành nghiệp lực.

Kinh Pháp Hoa: Ánh sáng nhân bản và hòa bình

Nghiên cứu 12:00 18/02/2024

Kinh Pháp hoa (Saddharma puṇḍarīka Sūtra) là một trong những bộ kinh thuộc truyền thống Đại thừa (Mahāyāna), hay còn gọi là Phật giáo Phát triển.

Vài nét về khái niệm tự lực và tha lực trong Phật giáo

Nghiên cứu 10:00 14/02/2024

Tự lực và tha lực tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng không đối nghịch nhau, và hai yếu tố này không thể thiếu trong tiến trình tu tập của một người con Phật.

Dĩ hòa vi quý (Phần 1)

Nghiên cứu 11:00 04/02/2024

Dĩ hòa vi quý là lấy điều hòa làm quý, cần được tôn trọng. Đó là câu tục ngữ dạy đạo xử thế, làm cho cuộc sống chung với mọi người được êm ấm, vui vẻ. Đó là chìa khóa mở cửa lâu đài hạnh phúc cho chính mình và cho người khác trong cuộc sống tập thể từ gia đình đến xã hội.

Xem thêm