Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/12/2019, 15:05 PM

Trụ trì trong thời đại 4.0 thật không đơn giản

Hãy nhìn những sự hi sinh cống hiến của quý thầy đối với chùa, nhân dân và xã hội. Hãy dùng cặp mắt tích cực để nhìn nhận vấn đề, lòng từ bi cảm thông đối với người khác. Bạn sẽ hạnh phúc và mọi người xung quanh hạnh phúc.

>>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Trong thời đại ngày nay người xuất gia tu hành được ví như người đi làm dâu, mà không phải là làm dâu trăm họ mà là cả 1000 họ lận. Không hoạt động gì thì bảo là suốt ngày chỉ biết tụng kinh gõ mõ, không giúp ích gì cho đời. Hăng hái hoạt động thì bảo đi tu mà không lo ở trong chùa tịnh tâm để tu hành mà “đời” quá.

Lo lắng xây dựng cơ sở để Phật tử có nơi lễ bái tu tập thì bị phán xét lung tung, khi gian khó thì không ai màng đến, đến khi cơ sở khang trang rồi thì họ lại mổ xẻ chuyện này chuyện nọ. Nếu có sai sót (mà ở đời ai dám bảo là không bao giờ mắc sai lầm?) thì luôn bị phán xét, chỉ trích gay gắt mà không hề có một chút thấu hiểu, cảm thông.

Hãy nhìn những sự hi sinh cống hiến của quý thầy đối với chùa, nhân dân và xã hội. Hãy dùng cặp mắt tích cực để nhìn nhận vấn đề, lòng từ bi cảm thông đối với người khác. Bạn sẽ hạnh phúc và mọi người xung quanh hạnh phúc.

Hãy nhìn những sự hi sinh cống hiến của quý thầy đối với chùa, nhân dân và xã hội. Hãy dùng cặp mắt tích cực để nhìn nhận vấn đề, lòng từ bi cảm thông đối với người khác. Bạn sẽ hạnh phúc và mọi người xung quanh hạnh phúc.

Bản thân cũng đã từng có nhiều va chạm, từng trải nghiệm thành bại nên luôn nhìn nhận, đánh giá mọi sự việc, mọi vấn đề trên nhiều khía cạnh, thấy rõ cái được cũng như hệ luỵ của nó cho nên hay lo xa, còn người chưa từng trải thì họ rất vô tư. Bản thân từng giải quyết dùm người khác chuyện này chuyện nọ, giúp họ tháo gỡ nhiều vấn đề nan giải, éo le, tế nhị nhưng đôi khi chính bản thân mình có chuyện thì không biết chia sẻ cùng ai.

Bài liên quan

Ở đời đôi khi thân bệnh không đáng sợ bằng tâm bệnh, bởi thân bệnh thì đã có bác sĩ, có bệnh viện, có y học tân tiến, còn tâm bệnh thì cứ ấp ủ, tự mình tự chịu, cô đơn không biết chia sẻ cùng ai. Khi khoẻ mạnh thì lo phụng sự đến khi thân tâm không an lạc thì cũng đành lủi thủi một mình.

Khi có Phật tử hỏi: Thưa thầy, thầy có an lạc, hạnh phúc không? Tự thân cũng thấy chạnh lòng. Thật sự tâm nguyện của mình có mấy ai thấu hiểu? Khi nhìn các cụ đã trên 80 tuổi mỗi tối tụng kinh phải đi hàng mấy cây số, mình tự nhủ phải quyết tâm xây dựng một ngôi Tam Bảo tạm để Phật tử có nơi chiêm bái. Khi bắt tay xây dựng thì biết bao khó khăn, thiếu thốn, bao chướng duyên phải vượt qua thì chẳng có ai chia sẻ. Từ đó bản thân tôi rất cảm thông cho những thầy khác. Cũng đâu phải tự nhiên một ngôi chùa mọc lên, đó là bao mô hôi nước mắt, bao cay đắng nhọc nhằn của vị Trụ trì.

Nếu quý vị nhìn quý thầy bằng cặp mắt cảm thông, nhìn nhận quý thầy cũng là con người bằng xương bằng thịt, quý thầy vẫn đang tu và đang sửa từng ngày như thế sẽ nhẹ nhàng.

Nếu quý vị nhìn quý thầy bằng cặp mắt cảm thông, nhìn nhận quý thầy cũng là con người bằng xương bằng thịt, quý thầy vẫn đang tu và đang sửa từng ngày như thế sẽ nhẹ nhàng.

Bài liên quan

Đến khi chùa khang trang tí, là bao nhiêu cạm bẫy, bao nhiêu thị phi oan trái bắt đầu xảy ra. Có nhiều thầy sống dở, chết dở nhưng vẫn mở nụ cười để động viên các Phật tử tu tập. Làm Trụ trì không sướng đâu. Thức khuya dậy sớm, xây dựng chùa, đối nội đối ngoại sai một câu ngày mai sống gió nổi lên. Mọi việc ở chùa một tay phải làm. Quán xuyến từ trong ra ngoài, đám ma, cúng kiến ai mời cũng phải đi. Nếu hôm nào từ chối không đi, họ lại nói xỉa sói “chắc gia đình tôi nghèo nên thầy không nhận lời”. Phật tử tới chùa chào, chưa kịp chào lại cũng đã bao lời qua tiếng lại không đơn giản.

Nói cho cùng nếu các thầy lỡ có tham, lỡ có sai thì tất cả chỉ là mong yên ổn ngôi chùa. Gom góp để có nơi các cụ đến tu tập, có chỗ tổ chức khoá tu... chứ một mình tất bật tối ngày ăn qua loa để sống.

Khổ nỗi trong xã hội chúng ta hiện nay đang tồn tại một loại hiệu ứng được gọi là “hiệu ứng đám đông”. Khi nghe người ta bàn tán, khen chê về một sự việc, một người nào đó thì họ cũng hùa vào bình phẩm, chửi bới thật khí thế, nhưng khi hỏi rõ ra thì họ trả lời tỉnh bơ: chẳng biết gì, vì thấy người ta nói thì mình nói theo thôi. Họ có biết đâu những lời chửi bới đó đã làm cho người bị ném đá khốn khổ, lao đao, uất ức đến chết đi sống lại, có khi muốn tự tử, vậy mà họ chẳng hề áy náy, họ vô cảm như chẳng hề có chuyện gì xảy ra cả. Xét cho cùng mọi thứ đau khổ mà con người hay mang đến cho nhau cũng đều xuất phát từ lòng đố kỵ.

Bản thân cũng đã từng có nhiều va chạm, từng trải nghiệm thành bại nên luôn nhìn nhận, đánh giá mọi sự việc, mọi vấn đề trên nhiều khía cạnh, thấy rõ cái được cũng như hệ luỵ của nó cho nên hay lo xa, còn người chưa từng trải thì họ rất vô tư.

Bản thân cũng đã từng có nhiều va chạm, từng trải nghiệm thành bại nên luôn nhìn nhận, đánh giá mọi sự việc, mọi vấn đề trên nhiều khía cạnh, thấy rõ cái được cũng như hệ luỵ của nó cho nên hay lo xa, còn người chưa từng trải thì họ rất vô tư.

Nói ra điều này không phải để trốn tránh trách nhiệm càng không phải để thở than, kêu khổ mà chỉ là muốn nói lên tiếng nói của nhiều người, và chỉ đơn giản là cần lắm sự đồng cảm, sẻ chia để cuộc đời này bớt nhọc nhằn căng thẳng, bớt vô cảm hơn thôi.

Bài liên quan

Vừa rồi có vài vụ xảy ra. Báo chí vừa đưa lên mọi người thi nhau chửi bới, rồi mỗi người nói một kiểu, thêm thắt vấn đề. Đến khi sự thật được phơi bày, không có chút ray rứt, chỉ cười trừ thế là xong. Họ đâu biết rằng sự hời hợt đó đã cướp đi một cuộc cuộc đời một con người và cộng trụ biết bao nhiêu người thân yêu bị ảnh hưởng theo.

Có đôi khi quý thầy chia sẻ tâm nguyện có người hiểu thì chung tay hỗ trợ, có người không hiểu thì đánh giá theo suy nghĩ thiển cận của mình.

Nếu quý vị nhìn quý thầy bằng cặp mắt cảm thông, nhìn nhận quý thầy cũng là con người bằng xương bằng thịt, quý thầy vẫn đang tu và đang sửa từng ngày như thế sẽ nhẹ nhàng. Nhưng nếu nhìn bằng cặp mắt khắt khe, đòi hỏi theo ý của các quý vị thì thật sự rất khó. Vì đừng bao giờ tìm sự hoàn mỹ, nó không bao giờ tồn tại. Hãy nhìn những sự hi sinh cống hiến của quý thầy đối với chùa, nhân dân và xã hội. Hãy dùng cặp mắt tích cực để nhìn nhận vấn đề, lòng từ bi cảm thông đối với người khác. Bạn sẽ hạnh phúc và mọi người xung quanh hạnh phúc. Bạn sai bao nhiêu lần, bạn dễ dàng tha thứ cho bản thân mình. Và mong người khác tha thứ cho mình, thế tại sao ta không rộng lượng với người khác.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lắng nghe những lời thị phi

Góc nhìn Phật tử 16:02 16/04/2024

Sống trong đời sống, ít nhất ta cũng có một lần bị người khác chỉ trích, phê phán, thậm chí là mắng rủa, đay nghiến với những ngôn từ khó nghe… Phải biết lắng nghe những lời thị phi để lớn thêm một chút.

Thay đổi suy nghĩ để thay đổi tiềm thức, từ đó thay đổi số phận

Góc nhìn Phật tử 18:30 15/04/2024

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những thách thức, khó khăn và những biến đổi không ngừng. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, nhiều người đã nhận ra rằng bản chất của sự thay đổi thực sự bắt đầu từ bên trong, từ suy nghĩ của chúng ta.

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Góc nhìn Phật tử 17:00 15/04/2024

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh

Góc nhìn Phật tử 14:51 15/04/2024

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng. Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Xem thêm