Thứ sáu, 22/04/2022, 09:19 AM

Phật giáo và Biển đảo quê hương

Vị Sư trụ trì xây nhiều ngôi chùa trên đảo – mang tri thức văn hoá đọc sách đến với các em nhỏ và đồng bào trên đảo xa

Tháng tư những đợt lạnh cuối mùa tại miền Bắc, gió mùa nên biển động, cũng vì thế mà có những con sóng bạc đầu vỗ mạnh vào mạn tàu, sóng bắn tung tóe đưa nước biển mặn lên cao qua đầu, biển chào đón hay thử thách lòng người khi ra nơi đảo xa. Chuyến hành trình công tác Phật sự vượt biển trong 2 ngày Chúng tôi được tháp tùng TT. Thích Tục Khang – Phó trưởng ban Trị sự GHPGVN TP. Hải Phòng; Trưởng ban Trị sự Phật giáo huyện đảo Cát Hải đến thăm các ngôi chùa trên huyện đảo.

bia-da-vo-chua-Linh-Son--1920x1296

Huyện đảo Cát Hải, TP. Hải Phòng có diện tích gần 300km2, là địa bàn có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh với 366 hòn đảo lớn nhỏ nằm ngoài xa đất liền, giao thông đi lại những năm trước đây rất khó khăn, nhất là những ngày thời tiết xấu, nên việc hành đạo của Chư Tăng cũng vì thế mà còn nhiều trở ngại. Nhưng không vì những khó khăn mà có thể ngăn cản được bước chân của ngững người Tăng sĩ áo nâu như thầy Thích Tục Khang đã vượt qua những giông bão đầy nguy hiểm trên biển nhiều năm để mang ánh sáng của Đạo pháp đến bà con đồng bào nơi hải đảo xa xôi này.

0F2A8219-1920x1216

Tiếng chuông chùa trên quần đảo Trường Sa

Bình minh trên đảo thật đẹp giữa một không gian ngút tầm mắt con thuyền như một chấm nhỏ tô điểm thêm cho vẻ đẹp mê hồn của biển đảo quê hương.

Theo các dấu tích khảo cổ và các hiện vật còn sót lại trên đảo Cát Bà thì Phật giáo đã hiện diện tại đây hàng ngàn năm trước, nhưng do thời gian và giặc dã nên các ngôi chùa chỉ còn là những phế tích. Năm 2012 Thượng tọa Thích Tục Khang được GHPGVN TP. Hải Phòng bổ nhiệm phụ trách Phật giáo huyện đảo Cát Hải. Trong 10 năm qua từ con số không Thượng Tọa đã vận động cùng với một số doanh nghiệp, các mạnh thường quân và bà con Phật tử trên huyện đảo Cát Hải và thị trấn Cát bà TP. Hải Phòng trùng tu tôn tạo và xây dựng lại các ngôi chùa từ di tích đổ nát thành những ngôi tự viện to đẹp uy nghiêm như hôm nay để làm nơi hành đạo và hướng dẫn bà con nhân dân Phật tử tu tập. 10 năm một khoảng thời gian chưa phải là dài để làm Phật sự trên huyện đảo Cát Hải, Thượng Tọa đã xây dựng 4 ngôi chùa với kinh phí hàng vài chục tỷ đồng, đây là những kết quả của một quá trình phấn đấu không mệt mỏi, bởi xây dựng một ngôi chùa trên đảo khó hơn cả trăm lần khi xây dựng trong đất liền, những ngôi chùa trên biển đảo ngoài việc là nơi sinh hoạt Tôn giáo chăm lo đời sống tâm linh, nơi tu học cho đồng bào Phật tử nó còn mang trên mình ý nghĩa quan trọng về lịch sử đất nước, chủ quyền biển đảo Quốc gia dân tộc.

Chua-Linh-Quang-1920x1105
Chua-Linh-Son-1920x1207

Điểm đến đầu tiên là ngôi chùa Linh Sơn hay còn có tên là (Chùa Gôi) tọa lạc trên địa bàn xã Xuân Đám, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, theo ghi chép thì chùa được kiến tạo năm 1885, đời vua Nguyễn Cảnh Tông, Sau thời gian và chiến tranh chùa chỉ còn lại phế tích và hai pho tượng gỗ. Năm 2009 Thượng tọa đã cùng bà con nhân dân phật tử tổ chức lễ khởi công động thổ xây dựng lại, tới năm 2011 thì hoàn thành, vòa thăm ngôi chùa với không gian thanh bình trên đảo, mùi hương trầm tỏa ngát đã làm cho tâm hồn chúng tôi thấy thật thanh thản khi trải qua hành trình dài.

00534.00_30_16_20.Still039

Điểm đến thứ hai là ngôi chùa Thiên Ứng, chùa thuộc xã Trân Châu huyện đảo Cát Hải, theo người dân trên đảo cho biết thì đây là một ngôi cổ tự rất linh thiêng đã có từ lâu đời, Trước đây cạnh ngôi Tam bảo có một cây đa cổ thụ rất lớn, hơn hai mươi người nối tay nhau ôm mới hết thân cây, rễ của cây đa còn mọc thành nhiều nhánh thân khác, có đến hai 23 gốc lớn nhỏ, người dân trong làng vẫn gọi là “Chùa cây đa 23 gốc”, trong chiến tranh chùa là nơi các chiến sĩ ta làm căn cứ hoạt động cách mạng nên giặc Pháp đã cho tẩm xăng đốt phá chùa. Năm 2007 nhân dân phục dựng lại đơn sơ lợp mái tranh diện tích chỉ rộng 6m2, năm 2018 Thượng Tọa Thích Tục Khang đã vận động các nhà hảo tâm mua thêm đất cho xây dựng Chùa Thiên Ứng xã Trân Châu trên nền đất cũ của di tích cổ, ngôi chính điện đã hoàn thành, hiện nay chùa đang tiếp tục trong thời gian xây dựng các công trình tâm linh khác.

tuong-co-chua-Linh-ung

Chùa Linh Quang là ngôi tự viện tọa tại trung tâm thị trấn Cát Bà, tích chùa có niên đại hơn 200 năm. Ngôi Tam Bảo được xây dựng từ năm 2015 đến năm 2018 thì hoàn thành, chùa có Đại Hồng Chung nặng 1,2 tấn, 8 pho Tượng đồng lớn thờ tại ngôi Tam Bảo, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm bằng đá cao 6m trên núi, có nhà Tăng, trai đường, nhà khách và các công trình phụ trợ khác. Đặc biệt tại đây có một thư viện sách với hàng chục ngàn đầu sách quý đa dạng các thể loại, ngôn ngữ Việt Nam và các nước trên thê giới.

Chua-Linh-Ung-1920x1280

Là một sứ giả của Như Lai với tâm nguyện đem ánh sáng từ bi – trí tuệ của Đức Phật cũng như kiến thức xã hội tri thức của nhân loại thông qua chương trình tủ sách tại chùa đến với bà con nhân dân nơi biển đảo xa xôi, năm 2021 Thượng toạ Thích Tục Khang đã cho xây thư viện sách này, Thượng toạ hướng dẫn bà con đọc sách để tiếp cận kiến thức, cũng từ đây mà phong trào đọc sách của các em học sinh và bà con nhân dân huyện đảo được phát triển mạnh mẽ. Tiếp sức cho chương trình là các doanh nghiệp, các nhà tri thức đã chung tay trao tặng sách, thành lập câu lạc bộ đọc sách, hướng dẫn các em tới thư viện hàng ngày đọc sách tiếp cận với tri thức của nhân loại, cũng từ tủ sách chùa Linh Quang mà các em học sinh huyện đảo đã có những kiến thức bổ ích hỗ trợ cho việc học tập tại nhà trường, đồng thời cũng tạo nên một nét văn hóa đọc sách cho các em học sinh trong địa phương. Bà con Phật tử cũng thường lên chùa ngồi thiền, đọc sách tại thư viện, trong nội dung các cuốn sách ngoài việc tìm hiểu giáo lý nhà Phật, bà con đã có thêm kiến thức cuộc sống và tìm được sự yên tĩnh sâu lắng trong thân tâm.

00534.00_32_50_39.Still050

Ông Nguyễn Trung Kiên Giám đốc công ty ASV EDUCAPTION hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cũng là một Phật tử nhiều năm qua đã đồng hành cùng tủ sách nhà chùa cho biết: Doanh nghiệp rất quan tâm đến chương trình đưa sách tới những nơi biển đảo của Thượng Tọa và luôn dành một phần kinh phí để được cùng đồng hành chương trình ý nghĩa và nhân văn này.

Cô giáo Đặng Thị Lương cũng cho biết: Ngoài thời gian công tác cô thường xuyên đến với tủ sách của chùa để tìm hiểu thêm kiến thức và giúp đỡ các bạn nhỏ là học sinh đọc sách tại câu lạc bộ.

Co-giao-Dang-Thi-Luong-cau-lac-bo-doc-sach-chua-Linh-ung

Sư cô Thích Nữ Ngọc Trân nghiên cứu sinh tại Ấn Độ – Trụ xứ chùa Linh Quang cũng là người phụ trách câu lạc bộ cho biết:  Phong trào đọc sách tại thư viện chùa Linh Quang từ khi thành lập tới nay đã phát triển mạnh về số lượng thành viên, đa dạng lứa tuổi, nhưng đông nhất vẫn là các em học sinh, tủ sách luôn được tăng cường đầu sách từ các mạnh thường, quân các nhà yêu tri thức trong và ngoài nước trao tặng, cũng từ đây tuổi trẻ huyện đảo được tiếp cận với giáo lý nhà Phật, tăng trưởng kiến thức Phật học, thế học, lịch sử và văn hóa, giúp ích cho các em trong học tập, trong tương lai, đây là tiêu chí của Đạo Phật, “Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc”.

00534.00_27_58_37.Still053

Hơn 2 giờ đồng hồ vượt biển tiếp theo chúng tôi đã đặt chân lên Đảo Chùa, đây là hòn đảo có diện tích 78ha nằm xa đất liền, chùa Linh Ứng được UBND TP. Hải Phòng quy hoạch xây dựng trên đảo, hiện nay chùa Linh Ứng chỉ có ngôi tam bảo nhỏ chừng 30m2 bằng gỗ lợp mái tôn được xây tạm trên nền móng cũ, bên trong có thờ pho tượng Phật cổ hơn 700 năm tuổi, lối lên chùa là hàng ngàn bậc đá dốc đứng do chư Tăng tự xếp, từ trên chùa nhìn ra biển đông ngút tầm mắt với các đảo nhỏ một phong cảnh đẹp như chốn bồng lai, điều linh thiêng là dù ngoài đảo nhưng tại đây có một giếng nước ngọt tự nhiên quanh năm không hết nước.

00534.00_30_12_47.Still055

Thượng toạ Thích Tục Khang cho biết: trong tương lai đây sẽ là ngôi chùa được thiết kế xây dựng là cụm công trình văn hóa tâm linh có nhiều nét đặc biệt, không chỉ là nơi tâm linh Tôn giáo mà còn là nơi quy tụ các nền văn hóa trên thế giới thông qua vườn “Thạch kinh các” tại đảo chùa. Với một địa thế tại đây ngôi chùa Linh Ứng trong tương lai như là một danh thắng Phật giáo đồng thời cũng là nơi trấn yểm cho đất nước được yên bình tại vùng đông bắc của biển đảo Việt Nam.

00534.00_30_46_00.Still044

Hai ngày cùng tháp tùng vị sư yêu biển đảo với chúng tôi thật ngắn, nhưng cũng đủ cảm xúc cảm nhận về vẻ đẹp của biển đảo quê hương, về ý nghĩa của những ngôi chùa trên đảo xa, về lòng sự từ bi của đạo Phật, hiểu thêm về một nhà sư dành nhiều tâm huyết xây chùa trên đảo, mang tri thức của nhân loại đến với bà con đồng bào Phật tử nơi biển đảo. Nhân ngày sách Việt Nam 21/4/2022 chúc cho Thượng Tọa luôn thân khỏe tâm an Phật sự viên thành mang nhiều hơn nữa ánh sáng của Phật pháp đến với bà con nơi đảo xa.

0F2A8176-1920x1258
0F2A8208-1920x1280
00534.00_00_01_14.Still064
00534.00_00_08_21.Still061
00534.00_00_24_06.Still058
00534.00_00_59_27.Still060
00534.00_02_31_40.Still068
00534.00_30_46_00.Still044 (1)
Thu-vien-chua-Linh-Ung-1920x1175

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hòa thượng Thích Thanh Từ: Người phục hưng thiền phái Trúc Lâm Việt Nam thế kỷ 20 - 21 1

Chân dung từ bi 09:00 01/12/2024

Thiền sư Thích Thanh Từ là cao tăng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, nhà hoằng pháp lớn, dịch giả và tác gia nổi tiếng về Phật học, người có công dịch giải nhiều nhất về thiền tông, người phục hưng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.

Cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp nổi bật cho Phật giáo của Lương Võ Đế

Chân dung từ bi 17:42 29/11/2024

Tài liệu tu học Huynh trưởng Bậc Trì,do Ban hướng dẫn Gia đình Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ biên soạn.

Đại Trưởng lão Hộ Tông (1893 -1981) - Sơ tổ Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam

Chân dung từ bi 09:30 26/11/2024

Trước khi thị tịch, Ngài rất trầm tĩnh sáng suốt, giảng giải cặn kẽ về thiền an-ban sổ tức cho hàng đệ tử, và nhắc lại lời Đức Phật: “An trú hơi thở là an trú của các bậc Thánh”, rồi Ngài trút hơi thở cuối cùng với một nụ cười điểm trên nét mặt bình an tươi tỉnh.

Chuyện về ngài Sivali, vị Thánh tăng có tài lộc đệ nhất

Chân dung từ bi 09:00 24/11/2024

Đại Phật sử liệt kê bốn mươi vị Thánh đệ tử ở bên cánh tả của Đức Phật Thích-ca do ngài Mục-kiền-liên đứng đầu và bốn mươi vị Thánh đệ tử bên cánh hữu do ngài Xá-lợi-phất đứng đầu, trong đó có ngài Sivali.

Xem thêm