Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 08/03/2019, 10:40 AM

Phật giáo và bình đẳng giới

Phật giáo với giáo lý Khổ, Không, Vô ngã được xem là một tôn giáo vô cùng đặc biệt so với các tôn giáo khác. Vô ngã thì vô chấp và vô phân biệt, không chấp trước và không phân biệt có người có ta, của người của ta, tức là bình đẳng.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc 

Bài liên quan

Trong ý nghĩa rốt ráo, bình đẳng chính là nguyên lý “Tất cả là một, một là tất cả” (Kinh Hoa Nghiêm). Trong ý nghĩa xã hội, mọi người đều như nhau, đều đáng được tôn trọng, được yêu thương, bất kể bạn thù, sang hèn, giai cấp, nam nữ…

Khổ là thực trạng của cuộc đời. Đạo Phật là đạo giải thoát. Giải thoát là giải thoát cho mọi chúng sinh, không phân biệt chúng sinh nào, và dĩ nhiên, không phân biệt nam nữ. Trong kinh Phật tự thuyết, Udana 55, phẩm Trưởng lão Sona, Đức Phật dạy rằng các dòng sông có tên khác nhau, nơi xuất phát khác nhau, lớn nhỏ khác nhau, nhưng khi chảy ra biển thì được gọi là biển lớn. Những người đi theo Phật, tu tập giáo pháp của Ngài thì đều được gọi là Thích tử chứ không hề có sự phân biệt nào. Ngài dạy, “Nước biển chỉ có một vị mặn; cũng vậy, này các Tỳ-kheo, giáo pháp của Như Lai chỉ có một vị là vị giải thoát” (Kinh Phật tự thuyết, đã dẫn).

Theo tư tưởng Phật giáo, người phụ nữ không được xem như là một phần của người chồng, cũng hoàn toàn không phải là tài sản hay thuộc sở hữu của người chồng. Phật giáo giải phóng phụ nữ thoát khỏi tình trạng vật sở hữu để tồn tại một cách độc lập trong xã hội.

Theo tư tưởng Phật giáo, người phụ nữ không được xem như là một phần của người chồng, cũng hoàn toàn không phải là tài sản hay thuộc sở hữu của người chồng. Phật giáo giải phóng phụ nữ thoát khỏi tình trạng vật sở hữu để tồn tại một cách độc lập trong xã hội.

Thân phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ thời đức Phật tại thế, được Ngài đề cập trong nhiều bài thuyết pháp khác nhau. Nơi mà một bé gái sinh ra bị xem là một thảm họa, đức Phật đã dạy rằng: “Có một số thiếu nữ, thưa đức vua, đôi khi còn tốt hơn con trai. Vì thiếu nữ ấy khi trưởng thành, có trí tuệ và đức hạnh, được cha mẹ chồng vị nể. Rồi sinh được con trai, là anh hùng quốc chủ của một quốc gia”. Ngài đã nói lời này cho đức Vua Pasedani nước Kosala, người đang thất vọng vì nghe tin hoàng hậu hạ sanh công chúa.

Theo tư tưởng Phật giáo, người phụ nữ không được xem như là một phần của người chồng, cũng hoàn toàn không phải là tài sản hay thuộc sở hữu của người chồng. Phật giáo giải phóng phụ nữ thoát khỏi tình trạng vật sở hữu để tồn tại một cách độc lập trong xã hội. “Phật giáo cho rằng, những người phụ nữ như: Người độc thân, có chồng, góa phụ thì không có giới hạn về quyền và bổn phận của họ đối với việc sinh con hay nuôi con, và họ là một phần không thể tách rời của xã hội”

Sự khác nhau duy nhất là do nghiệp mà mỗi người đã tạo ra trong quá khứ. Phật dạy, “Bần tiện không vì sanh. Phạm chí không vì sanh. Do nghiệp thành bần tiện. Do nghiệp thành Phạm chí” (Kinh Tập, Sutta Nipata, 142).

Vào thời Đức Phật, hai vấn đề xã hội nghiêm trọng nhất là sự phân biệt nam nữ và sự phân biệt giai cấp: Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ, Phệ-xá, và Thủ-đà-la. Đức Phật đã phê bác những sự phân biệt này. Tuy vậy, có người vẫn thắc mắc về việc lúc đầu Đức Phật không đồng ý cho lập Ni đoàn, về việc chế Bát kỉnh pháp buộc chư Ni suốt đời phải kính trọng Tăng, về việc Ngài bảo nếu có Ni đoàn thì Chánh pháp bị mất đi 500 năm tồn tại…

Bài liên quan

Ta cần nhớ rằng vào thời ấy, người phụ nữ bị khinh khi, không có giáo đoàn nào chấp nhận phụ nữ. Họ không được học hành, trình độ trí tuệ, văn hóa thấp kém do hàng ngàn năm phải sống như nô lệ. Những tuyên bố của Đức Phật chỉ có tính cách răn dạy và cần được hiểu theo nghĩa bóng, nghĩa ẩn dụ…

Bằng chứng là Ngài chấp nhận Ni đoàn, Ngài dạy dỗ chư Ni và rất nhiều vị Ni đạt thánh quả. Trong Trưởng lão Ni kệ, ta tìm thấy 73 trường hợp chứng đắc A-la- hán của chư Tỳ-kheo ni, và hiển nhiên còn rất nhiều vị Ni đắc A-la-hán chưa được kể hết. Đó là các nữ Tôn giả như Maha Pajapati Gotama (Kiều-đàm-di), Khema, Uppalavana, Kisagotami, Sona, Bhadda Kundalakesa, Patacara, Dhammadina, Sumana, Ubiri, Subba, Siha…

Các nữ đệ tử chứng đắc của Đức Phật là những vị trí tuệ cao vời, có thần thông, đã là những nhà thuyết giảng tài ba. Hoàng hậu Malliaka (Mạt-lỵ) giảng cho vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) về ái, ái sinh khổ (Kinh Ái Sinh, Trung A-hàm; Kinh Piyajatika, Trung Bộ); nữ Tôn giả Khema giảng cho vua Pasenadi về ý nghĩatuyệt đối, bất khả tư nghì, về Như Lai (Kinh Tương Ưng Bộ IV )…

Sự khác biệt nam nữ chỉ là giả tạo, chỉ lấy tướng trạng mà phân biệt. Trong kinh Duy-ma-cật, phẩm 7, ta thấy có kể chuyện một thiên nữ đệ tử của Phật có thần thông, có trí tuệ, đã đối đáp với Tôn giả Xá-lợi-phất về sự vô phân biệt trong Phật pháp, về giả tướng; và để giải đáp cho câu hỏi của Tôn giả Xá-lợi-phất vì sao chuyển sang thân nam giới, vị thiên nữ đã trả lời, “Mười hai năm nay con cố tìm tướng nữ thân mà không thấy thì chuyển thân là chuyển cái gì?” Kinh Pháp Hoa, phẩm Đề-bà-đạt-đa kể chuyện Long Nữ được Bồ-tát Văn-thù hóa đạo liền thành Phật ngay đó.

“Phật giáo cho rằng, những người phụ nữ như: Người độc thân, có chồng, góa phụ thì không có giới hạn về quyền và bổn phận của họ đối với việc sinh con hay nuôi con, và họ là một phần không thể tách rời của xã hội”

“Phật giáo cho rằng, những người phụ nữ như: Người độc thân, có chồng, góa phụ thì không có giới hạn về quyền và bổn phận của họ đối với việc sinh con hay nuôi con, và họ là một phần không thể tách rời của xã hội”

Trong kinh Tương Ưng Bộ, phẩm Tăng trưởng, kinh Tăng trưởng Nữ nhân, Đức Phật đã ca ngợi, khích lệ các nữ đệ tử của Ngài như sau: “Tăng trưởng về lòng tin, tăng trưởng về giới hạnh, tăng trưởng về nghe nhiều, tăng trưởng về thí xả, tăng trưởng về trí tuệ; này các Tỳ-kheo, được tăng trưởng với năm sự tăng trưởng này, một nữ thánh đệ tử được tăng trưởng trong thánh tăng trưởng, nắm giữ được những lõi cây (căn bản, tinh vi), nắm giữ được những điểm tốt đẹp nhất về thân.”

Đức Phật còn xác nhận sự chứng đạt của nhiều Tỳ- kheo-ni hay nữ cư sĩ. Ví dụ, trong kinh Đại-bát Niết-bàn (Trường Bộ), Ngài dạy: “Này A-nan, Tỳ-kheo-ni Nan-đà đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, sanh thiêngiới và từ đó nhập Niết-bàn, không trở lại đời này nữa”. Và: “Này A- nan, nữ cư sĩ Sujata diệt trừ ba kiết sử, chứng dự lưu, nhất định không còn đọa ác đạo, đạt đến chánh giác”.

Bài liên quan

Ngay cả người phụ nữ mà những người được gọi là có đạo đức thời ấy thường tránh xa như kỹ nữ Ambapali, Đức Phật cũng thuận theo thỉnh cầu đến thọ trai và giảng Pháp tại nhà nàng, trong khi đó Ngài từ chối thỉnh cầu của đám thanh niên Licchavi quý phái. Về sau, nữ Tôn giả Ambapali tu theo Phật pháp và chứng quả A-la-hán. (xem kinh Đại-bát Niết-bàn vừa dẫn).

Dù trong thời Ngài, người phụ nữ qua nhiều ngàn năm bị đối xử bất công, trí tuệ chậm lụt, Đức Phật vẫn nhìn thấy khả năng tiến bộ trong tu tập mà phát huy Phật tánh vốn có trong mỗi chúng sanh, khả năng giải thoát, thành Phật của họ không thua kém gì nam giới nên đã chấp nhận phụ nữ vào Tăng đoàn. Khi vua Ba-tư-nặc (Pasenadi) tỏ vẻ buồn vì hoàng hậu Mạt-lỵ (Malika) vừa sinh con gái chứ không phải con trai như mong muốn, Đức Phật đã dạy: “Này Nhân chủ, ở đời có nhiều thiếu nữ có thể tốt hơn con trai; họ có trí tuệ, giới đức; họ khiến nhạc mẫu thán phục, họ sinh con trai là anh hùng, là quốc chủ” (Tương Ưng Bộ, Tương ưng Kosala, phẩm 1, Người con gái).

Phật giáo với giáo lý Khổ, Không, Vô ngã được xem là một tôn giáo vô cùng đặc biệt so với các tôn giáo khác. Vô ngã thì vô chấp và vô phân biệt, không chấp trước và không phân biệt có người có ta, của người của ta, tức là bình đẳng.

Phật giáo với giáo lý Khổ, Không, Vô ngã được xem là một tôn giáo vô cùng đặc biệt so với các tôn giáo khác. Vô ngã thì vô chấp và vô phân biệt, không chấp trước và không phân biệt có người có ta, của người của ta, tức là bình đẳng.

Những trích dẫn trên từ kinh điển chứng tỏ Phật giáo là tôn giáo đầu tiên công nhận bình đẳng giới, bênh vực quyền lợi người phụ nữ. Lịch sử tu tập và hoằng hóa của các nữ đệ tử Phật đã chứng tỏ trí tuệ, đạo đức, khả năng tinh tấn, chứng đắc của phụ nữ không thua sút nam giới. Và dĩ nhiên vị trí, vai trò, chức năng xã hội của người phụ nữ cũng ngang hàng với nam giới.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ân sâu nghĩa nặng

Kiến thức 15:59 20/04/2024

Có một thứ ân sâu nghĩa nặng mà ngôn từ chẳng làm sao với tới được. Bởi lẽ ở đó, không có sự cho đi và đòi lại, tất cả đều trôi chảy hồn nhiên, không có gì ngưng đọng để người cho và kẻ nhận phải lưỡng lự ngập ngừng, tính toan do dự.

Hãy trân quý cơ hội được nghe pháp!

Kiến thức 14:46 20/04/2024

Pháp là cách thức, là con đường hay phương pháp, đạo lý để khai mở sự mê mờ của tâm thức và có khả năng chuyển hóa khổ đau đến an lạc, giải thoát Niết-bàn. Pháp vị là vị giải thoát nên pháp nào không có công năng đưa đến an lạc giải thoát thì đó không phải là giáo pháp của Đức Phật.

Hàng ngày người Phật tử tu tập sao cho đúng

Kiến thức 13:20 20/04/2024

Hiện nay có nhiều cư sĩ Phật tử đi chùa tu tập, niệm Phật ngồi thiền nghe pháp, cảm thấy vơi bớt khổ não, tâm được an lạc thì muốn vào chùa tu luôn, không muốn về nhà, bỏ bê công việc, lơ là trách nhiệm với gia đình, cha mẹ vợ chồng con cái...tạo ra dư luận không đẹp cho Phật giáo.

“Phước đức” và “công đức” khác nhau như thế nào?

Kiến thức 12:30 20/04/2024

Điều nghi đầu tiên là khi Tổ Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Hoa, đến yết kiến vua Lương Võ Đế, Vua liền hỏi: Trẫm một đời cất chùa độ Tăng, bố thí thiết trai có những công đức gì?

Xem thêm