Phật giáo với vấn đề tính dục
Phật giáo nhìn tính dục dưới khía cạnh của sự thèm khát và đau đớn: đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con người vào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.
Đức Phật từng dạy rằng: "Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục. Lòng ham thích sắc đẹp to lớn không gì sánh bằng…"
Theo giáo lý của Phật giáo cổ truyền (nguyên thủy), tính dục cũng như tất cả những gì liên hệ đến thân xác và lạc thú phát sinh từ giác cảm đều được nhìn dưới khía cạnh của sự thèm khát và bám víu phát sinh từ sự ham muốn, khổ đau sẽ phát sinh từ những thứ xúc cảm ấy không tránh khỏi được. Tính dục thường được nêu lên như là một mối nguy hiểm hoặc như mặt đất trơn trợt xô con người rơi vào sự đày đọa của dục vọng và khổ đau.
Theo thuyết nhân quả trong đạo Phật thì ái là nhân, dục là quả. Nuôi dưỡng ái dục là hủy diệt thân hiện tại, nuôi dưỡng thân tương lai, cứ như thế thân tiếp nối thân, luân hồi trong sáu đường như dây xích không biết đâu bắt đầu, không biết đâu kết thúc, vô định.
Ý thức được những khổ đau do thói tà dâm gây ra nên trong ngũ giới, Đức Phật nói đến giới thứ ba (bảo vệ tiết hạnh) nhưng không phải ai trong xã hội cũng phải tuân theo giới này. Tuy nhiên, khi đã nguyện giữ giới thì phải giữ giới nghiêm chỉnh, đừng để sắc giới ảnh hưởng đến quá trình tu tập, đừng để tính dục khiến chúng ta mất kiểm soát, khi đó không những ảnh hưởng đến chính bản thân mình mà còn ảnh hưởng đến hạnh phúc của nhiều người khác.
Đức Phật dạy sự lạc thú từ việc tham sắc dục chỉ là nhất thời nhưng tội nghiệp mang lại thì to như núi. Nếu phạm lỗi, không chỉ người đó đã gây ra tai họa lớn cho chính mình, mà còn mang tới bất hạnh cho con cái họ.
Đam mê sắc dục là tự phá hoại đời mình, đó là hạng phàm phu tự dìm mình xuống chỗ bùn lầy. Đức Phật ví họ như một đứa bé dại khờ vì tham tiếc một chút mật trên lưỡi dao bén, le lưỡi liếm mà phải chịu cái họa đứt lưỡi, hoặc như người ngu si cầm đuốc đi ngược gió ắt phải bị cháy tay. Sắc dục hại người hơn cả thú dữ, hơn cả nước lũ vì nó mê hoặc người làm việc xấu ái, tạo tai họa nhiều kiếp sau dày, chịu trầm luân khổ sợ không thể nào thoát khỏi.
Đức Phật dạy: “Hãy thận trọng, đừng nhìn ngó nữ sắc, cũng đừng nói năng với họ”. Đây là cách người nam đối xử với người nữ. Còn về cách người nữ đối xử với người nam thì Đức Phật dạy: “Hãy thận trọng, đừng nhìn ngó nam sắc, cũng đừng nói năng với họ”.
Chính vì vậy mà theo giáo lý nhà Phật thì chúng ta cần phải kiềm chế tính dục để không bị rơi vào cái lạc thú sẽ làm mình mù quáng và rối ren. Như vậy, muốn kiềm chế được tính dục trước hết không được nuôi dưỡng tính dục trong tâm mình mặc dù nó vẫn xảy ra nhưng chúng ta phải biết ngăn chặn và cắt bỏ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Năm sự trói buộc trong tâm
Lời Phật dạy 08:00 24/11/2024Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc. Tham ái đối với năm dục (tiền bạc, sắc dục, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ) và năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những trói buộc lớn.
Không đắm nhiễm thì sống vui
Lời Phật dạy 12:25 23/11/2024Hạnh phúc thế thường chủ yếu vẫn quẩn quanh nơi thọ lạc, sự thỏa mãn các giác quan. Người có phước thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý luôn tiếp xúc với sáu cảnh trần sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, cảnh trong tâm (pháp trần) vừa ý, đẹp lòng.
Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?
Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.
Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?
Xem thêm