Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 29/08/2021, 08:05 AM

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ (II)

Điều thú vị khi chúng tôi dập các văn bia trong quá trình điền dã, khảo cứu về các vị thiền sư thì tất cả các văn bia còn lại của thời Lý nói chung đều có chữ mở đầu: A Di Đà Phật.

Đây là danh hiệu của Phật A Di Đà, giáo chủ cõi tịnh độ. Việc thờ cúng Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Âm (hay còn gọi Phật Bà Quan Âm đã trở nên phổ biến ngay từ thời kỳ này.

1. Tuổi nhỏ vào chùa tôi đã được dạy dỗ và lớn lên trong sinh hoạt đặc thù chốn thiền môn, lối sống mà tôi được hấp thu một cách tự nhiên từ thầy tổ. Có lần ngồi dò kinh thầy tôi bảo: “Chư Tổ sắp xếp buổi chiều tụng kinh Di Đà là các ngài ý thức về vô thường, biết tối đến nằm xuống còn trở dậy trên chính cái giường đó không? Nên trước khi đêm xuống, chìm vào giấc ngủ, chúng ta tụng kinh Di Đà, niệm danh hiệu của Ngài, là lỡ nếu có vô thường ập đến thì biết đường mà về với cõi Phật A Di Đà”.

Lớn lên, học thêm nhiều kinh điển khác nhưng tôi thấy hai buổi tụng kinh duy trì trong các ngôi chùa vẫn không thay đổi trên ba miền. Danh từ mà chư Tổ dùng cho buổi tụng kinh sáng tối là công phu: công phu khuya và công phu chiều. Phải ở chùa thực tập từ nhỏ và duy trì hai thời kinh khuya và tối mới thấy là một “công phu” thực sự của nếp sống nhà chùa.

3 giờ 15 phút sáng thức dậy, thỉnh chuông thức chúng. 3 giờ 30 phút thỉnh chuông Đại hồng. 4 giờ câu chung bảng để vào hồi chuông mõ bắt đầu cho công phu khuya bằng kinh Lăng Nghiêm.

Buổi chiều cũng vậy, 16 giờ 15 phút thỉnh chuông báo chúng trước 15 phút. 16 giờ 30 phút vào hồi chung bảng và câu chuông mõ để vào thời công phu chiều. Đây là nếp sống sinh hoạt đã ảnh hưởng sâu đậm vào lối sống tu tập của các ngôi chùa Việt Nam gần 1.000 năm qua. Trong chiều dài thời gian đó đủ để niềm tin về thế giới Tây phương cõi cực lạc của Phật A Di Đà thấm sâu trong tâm thức của người Phật tử Việt.

Thiền làm cho tinh thần Phật giáo phóng khoáng, khơi mở sự khám phá đến vô tận, không cố chấp giáo điều hạn hữu ở một hình tướng, một tư tưởng nào. Tịnh độ làm cho Phật giáo gần gũi dung dị, mang sắc thái bình dân dễ ngấm sâu và lan rộng vào đời chứa chan tình cảm.

Thiền làm cho tinh thần Phật giáo phóng khoáng, khơi mở sự khám phá đến vô tận, không cố chấp giáo điều hạn hữu ở một hình tướng, một tư tưởng nào. Tịnh độ làm cho Phật giáo gần gũi dung dị, mang sắc thái bình dân dễ ngấm sâu và lan rộng vào đời chứa chan tình cảm.

2. Dựa trên nguyên tắc tương tác âm siêu dương thái nên người Phật tử tìm cách tụng niệm siêu độ cho thân nhân khi qua đời. Mà cầu siêu thì phải “nhờ” Đức Di Đà tiếp dẫn. Trong phần lớn tâm thức mọi người học Phật thường nghĩ, cầu siêu là cầu về cõi Tịnh độ. Vì vậy mà giáo lý về Tịnh độ có cơ duyên dễ phổ cập vào quần chúng. Dân tộc Việt Nam vốn nặng về thờ cúng ông bà tổ tiên. Một dân tộc mà quanh năm lễ chạp nhất nhất đều phải có mâm cơm cúng tổ tiên ông bà nên ma chay giỗ kỵ là phải nhờ đến thầy hướng dẫn tụng niệm cầu siêu.

Đạo Phật là đạo hiếu, hiếu đạo đòi hỏi con cháu biết trả ơn mẹ cha bằng hướng dẫn tu tập. Hình thức hướng dẫn tu tập nhanh nhất và hiệu quả là giúp cho cha mẹ nắm lấy danh hiệu Phật A Di Đà để trì niệm cho tâm dễ đạt được tịnh niệm và chuyên chú. Khi chết thì lo cầu siêu tụng niệm, cầu vãng sinh về thế giới Tây phương. Sau khi mất, ta không cho chết là hết, vậy chúng sanh đó sẽ đi về đâu?

Niềm tin người bình dân rất đơn giản: Về với cõi Phật. Ai không muốn về đó chứ. Về đó rồi thì thế là người sống yên lòng. Mà muốn về với cõi Phật thì sống phải trì niệm danh Phật A Di Đà, thường cầu được “Đức Di Đà xoa đảnh thọ ký”. Thế là tin một cách chắc thực ta sẽ về với cõi giới phương Tây nơi Ngài Di Đà đang thuyết pháp độ sanh.

Trong kinh Phật đã nói đến có hẳn một thế giới cõi Phật như thế sẵn sàng tiếp đón chúng sanh ở cõi ta bà này. Người sống tu tập cũng với ước muốn mong được sanh về đó. Nên cầu siêu là cầu siêu sanh về đó. Tịnh độ cõi Phật Di Đà như thế phù hợp với nhu yếu tâm thức phần đông con người chúng ta.

Chính bởi vậy nên chúng ta hiểu vì sao vào thời mà đạo Phật thấm sâu vào lòng dân tộc như thời Lý – Trần, pháp môn tịnh độ và Phật hiệu A Di Đà trở thành một pháp tu phù hợp cho mọi căn cơ thể nhập được Phật đạo và khiến đạo Phật có thể lan rộng, thấm sâu trong đời sống của mọi tầng lớp xã hội. Chư Tổ sư Phật giáo Việt Nam phần lớn liễu ngộ nhờ tham thiền. Nhưng các ngài vẫn không thấy trở ngại khi truyền dạy niệm Phật, tu tập Tịnh độ cho mọi người.

Tịnh độ và mật giáo là hai yếu tố được thiền tông Việt Nam tiếp nhận. Trong đó, pháp môn niệm Phật dễ phổ cập đến quảng đại quần chúng. Tịnh độ được nhìn dưới con mắt bậc thiền sư đạt đạo: “Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ”. Đây quả là nét đặc sắc của Phật giáo Việt Nam trong sự dung hợp Thiền-Tịnh-Mật.

Thiền làm cho tinh thần Phật giáo phóng khoáng, khơi mở sự khám phá đến vô tận, không cố chấp giáo điều hạn hữu ở một hình tướng, một tư tưởng nào. Tịnh độ làm cho Phật giáo gần gũi dung dị, mang sắc thái bình dân dễ ngấm sâu và lan rộng vào đời chứa chan tình cảm. Và bên cạnh đó là yếu tố Mật giáo nhiều sự kỳ bí, huyền nhiệm.

Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ

Tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ

3. Đạo Phật lấy nhận thức về khổ để làm động lực dấn thân hành đạo vừa là nuôi dưỡng tâm bồ đề trên đường đi đến quả vị giải thoát. Nên, nếu có một ý niệm về Tịnh độ được nhận thức như là sự xa lánh cuộc đời thì đó không còn là pháp tu của đạo Phật. Đạo Phật với tinh thần nhập thế, người Phật tử dấn thân đi vào cuộc đời để độ sinh. Vì vậy, phụng sự chúng sinh mang ý nghĩa cao đẹp nhất, đó là hành động cúng dường chư Phật.

Dùng tư tưởng duy tâm Tịnh độ hay Tự tánh Di Đà, con đường Phật giáo thể hiện qua pháp tu Tịnh độ đã thể hiện được vai trò tích cực trong công cuộc cứu độ chúng sanh. Đức Phật A Di Đà được biết là vị có nguồn ánh sáng vô tận và thọ mạng vô tận. Hai yếu tố này là nguồn cảm hứng vô bờ cho người tu tập.

Có một ứng xử trong văn hóa mà tôi được dạy từ khi bước chân vào chùa, đó là cách chắp tay lại để vái chào, niệm Nam mô A Di Đà Phật. Câu chào A Di Đà Phật là nét đẹp văn hóa thật đặc sắc và đậm đà chất Phật giáo Việt Nam. Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam biểu hiện cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những gì cần nói trong ý nghĩa sâu xa của Phật đạo..

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ (I)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Tịnh độ

Tịnh Độ tông 11:00 22/10/2024

Tịnh Ðộ là chỉ cho quốc độ trang nghiêm thanh khiết an tịnh, quốc độ ấy tối thiểu phải có những điều kiện về nhân dân và thổ địa như sau:

Tín, Nguyện, Hạnh là ba tư lương về Tịnh độ

Tịnh Độ tông 15:20 03/10/2024

Pháp môn Tịnh độ dễ tu nhưng khó tin. Trong kinh “Phật tuyết A Di Đà”, Đức Thế Tôn cũng thừa nhận như thế.

Pháp môn Tịnh Độ được mang theo túc nghiệp mà vãng sanh

Tịnh Độ tông 11:00 26/09/2024

Chúng ta sống trong thế gian có vô lượng nghiệp chướng, chủng tử tập nghiệp, muốn vượt qua sáu đường, vượt qua mười pháp giới cũng không nên gấp gáp mà có thể mang theo cả nghiệp, có thể không cần dứt phiền não, chỉ cần chuyên tâm niệm Phật A Di Đà.

Sư bà Hải Triều Âm khai thị về tông Tịnh Độ

Tịnh Độ tông 15:30 02/09/2024

Tông Tịnh độ có rất nhiều môn. Hiện nay tại Việt Nam chỉ lưu hành có 3 pháp.

Xem thêm