Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/12/2019, 11:02 AM

Phật nằm mộng

Người có phước đức, tâm tánh thiện thì thường mộng lành tốt. Trái lại người xấu ác thường mộng hãi hùng, la hét. Mộng tuy là cái không thật nhưng ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Cuộc đời Đức Phật 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi chưa thành đạo (còn làm hạnh Bồ Tát), Phật có thấy năm lần mộng:

Điềm mộng thứ nhất: Ngài thấy quả địa cầu là chiếc giường Ngài nằm, đầu Ngài gối trên núi Tuyết, tay phải gác qua biển Đông, tay trái gác ở biển Tây, hai chân để lên biển Nam. Điềm nằm mộng này ứng hợp sau khi Phật thành đạo giáo lý của Ngài bủa khắp nhân gian.

Bài liên quan

Điềm mộng thứ hai: Phật thấy nơi rún có một loại cỏ Tiriva (phên) mọc lên cao tận cõi Trời. Đây là biểu trưng sau khi thành đạo, Phật sẽ nói Pháp Bát Chánh Đạo.

Điềm mộng thứ ba: Phật thấy từ đầu gối Ngài trở xuống có một loài sâu mình trắng đầu đen bò ra lúc nhúc. Ngài bèn lấy vải đậy lại che chở. Ứng hợp với việc sau này các cư sĩ đến với Phật, Ngài bèn đem Phật pháp dạy dỗ khiến họ được an ổn.

Điềm mộng thứ tư: Phật thấy có các loài chim màu sắc khác nhau bay đến đụng vào chân Ngài, rớt xuống và biến thành một màu trắng như nhau. Điềm mộng này ứng hợp sau này Phật giáo hóa ngoại đạo trở về tu đều được giải thoát.

Điềm mộng thứ năm: Phật thấy đi qua một dãy núi toàn phân nhơ nhớp, nhưng qua rồi chân Ngài vẫn sạch, không một chút nhơ bẩn. Ứng hợp sau khi thành đạo, Phật nhận tất cả tứ sự cúng dường nhưng Ngài không nhiễm trước.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lời bình:

Phật nằm mộng như thế, còn chúng ta thì mộng thấy thế nào? Thấy nào là chém giết, ăn chơi... toàn là những điều xấu ác phải vậy không? Từ đây chúng ta mới thấy mộng cũng từ tâm mà ứng hiện. Người có phước đức, tâm tánh thiện thì thường mộng lành tốt. Trái lại người xấu ác thường mộng hãi hùng, la hét. Mộng tuy là cái không thật nhưng ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều. Nếu khi mộng lành, mộng tốt tức tinh thần an ổn, khi thức giấc cũng nhẹ nhàng, còn mộng dữ ắt hồi hộp lo âu, khi thức giấc vẫn còn mệt nhọc. Thế nên chúng ta phải luôn luôn giữ gìn tâm niệm tốt, bỏ đi những tâm niệm xấu ác để khi mộng có thể an lành hơn là hoảng hốt. Cho đến khi nằm mộng mà chúng ta vẫn làm chủ được là công phu có phần đắc lực. Như Ngài Đại Mai Pháp Thường ở bên núi có một pho đá tương truyền là chỗ để thuốc của thần tiên. Một đêm, Sư nằm mộng thấy có thần nhân đến bảo:

- Thầy không phải phàm phu, trong pho đá này có quyển sách Thánh, người nhận được là chủ cõi này, chẳng thế cũng là bậc Đế Vương.

Ngay trong mộng Sư đáp:

- Xưa Tăng Trù không màng đến kinh tiên, thì quyển kinh ấy tự mất. Tôi lấy Niết Bàn tự vui, tuổi thọ kia đâu thể cùng Trời đồng ư?

Như thế chúng ta thấy ngay trong mộng mà Ngài vẫn làm chủ được và nói một câu đầy đạo lý!

Lại trong năm điềm mộng của đức Phật, vua Trần Nhân Tông có một lần cũng mộng tương tự. Ngài mộng thấy từ nơi rún mọc lên một hoa sen thay vì ở nơi Phật là cỏ Tiriva. Vậy chúng ta có được điềm nào hay chưa?

Trích Giảng Kinh A Hàm - Sách "Nhặt Lá Bồ Ðề"

HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đức Phật làm tròn chữ hiếu với mẹ trước khi nhập Niết bàn

Đức Phật 13:54 19/04/2024

Trước khi nhập Niết Bàn, vì báo ân công đức sinh thành, Đức Phật đã diễn nói “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bản Nguyện” tại pháp hội ở cung trời Đao Lợi để độ thoát cho thân mẫu Ma Da. Như vậy, Kinh Địa Tạng ra đời trước tiên là do lòng hiếu thảo của Đức Phật đối với bậc sinh thành.

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

Đức Phật 08:37 17/04/2024

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhứt trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, trừ những lúc phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có qui củ và mực thước.

Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên

Đức Phật 19:20 26/03/2024

Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.

Ý nghĩa ngày Đức Phật nhập Niết bàn

Đức Phật 09:04 24/03/2024

Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN, Đúc Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Như Lai.

Xem thêm