Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 05/12/2021, 16:11 PM

Phật nói: "Phước cầu không được, tu thì được"

Cuộc sống của chính mình là họa hay phước đều chẳng phải do Phật, Bồ Tát hay 1 đấng thần linh nào mang đến, mà là do chính những lời nói, việc làm, suy nghĩ của chính mình mang đến.

 Thật tại mà nói người đời đi chùa lễ Phật chẳng qua là để cầu phú quý, cầu trường thọ, cầu bình an trong gia đạo. Nhưng đi được vài ba năm mà thấy cảnh ngộ của mình chẳng có chút tiến triển, ngược lại càng thêm khốn đốn thì cho rằng Phật, Bồ Tát không linh, để rồi từ bỏ việc đi chùa lễ Phật. Chúng ta phải biết rằng, cuộc sống của chính mình là họa hay phước đều chẳng phải do Phật, Bồ Tát hay 1 đấng thần linh nào mang đến, mà là do chính những lời nói, việc làm, suy nghĩ của chính mình mang đến.

Đời này bạn có thể phát tài hay không thì phải xem trong mệnh của bạn có tài khố hay không? Mà tài khố từ đâu mà có? Là do đời trước bạn đã tu bố thí tài mà có. Nếu như trong tài khố này của cải rất tràn đầy, thì tương lai không luận là bạn kinh doanh hay làm bất cứ nghề nghiệp nào đều sẽ phát tài to, có thể nói tiền tài này giống như nguồn nước vậy không ngừng trào dâng. Nếu như trong quá khứ đời đời kiếp kiếp của bạn là bỏn xẻn, đều là không chịu bố thí, vậy thì bên trong tài khố của bạn nhất định là trống không, không có tài sản thì bạn làm sao mà phát tài được chứ? Bạn chỉ có thể làm công cho người khác kiếm 1 ít tiền để duy trì cuộc sống của bạn mà thôi, được vậy cũng không tệ rồi, vì cả đời sẽ không sợ bị đói.

Trong tâm không mong cầu sẽ được đền đáp thì phước báo mà họ nhận lại đó sẽ vô cùng to lớn, ngang bằng với hư không pháp giới.

Trong tâm không mong cầu sẽ được đền đáp thì phước báo mà họ nhận lại đó sẽ vô cùng to lớn, ngang bằng với hư không pháp giới.

Trong xã hội ngày nay ta thấy có bao nhiêu người bị đói khát, bao nhiêu người bị giá lạnh, đây là do nguyên nhân gì vậy? Là do trong đời quá khứ họ không có tu phước nên trong mệnh của họ không có tài khố. Vậy có biện pháp gì để cải thiện hay không? Biện pháp thì nhất định là có, chỉ cần đời này họ chịu tích luỹ tài khố, bồi đắp tài khố, thì trong mạng sẽ lại có tài khố.

Tích luỹ và bồi đắp tài khố như thế nào vậy? Đó là bố thí, hoan hỷ mà đi bố thí. Không có tiền nhiều để bố thí không sao cả, nhưng 1, 2 đồng thì chắc là có, hãy thành tâm thành ý đem 1, 2 đồng này đi bố thí cứu giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, trong tâm không mong cầu sẽ được đền đáp thì phước báo mà họ nhận lại đó sẽ vô cùng to lớn, ngang bằng với hư không pháp giới. Nếu họ có thể làm như vậy, kiên trì miệt mài mà đi làm, làm mấy năm cho đến mấy mươi năm, tài khố trong mệnh của họ nhất định sẽ đầy lên. Chúng ta thấy được rất nhiều người trong xã hội lúc còn trẻ thì khốn đốn, đến khi có tuổi hoặc về già thì được sung túc, trở nên giàu có, đạo lý chính là ở chổ này.

Đức Phật thường nói:

" Phước cầu không được, tu thì được".

Đây chính là chân lý, chỉ cần bạn chịu tin tưởng, chịu chân thật đi làm thì nhất định sẽ gặt hái được hiệu quả không thể nghĩ bàn, người không có tài khố thì nhất định sẽ được tài khố, người đã sẵn có tài khố thì tài khố sẽ ngày càng sung túc, tràn đầy hơn.

Người không có trí tuệ thì tu bố thí pháp, tức là đem những điều hay lẽ phải, những thứ người khác không biết chỉ dạy lại cho họ, thì nhất định sẽ gặt hái được quả báo là thông minh trí tuệ.

Người thường hay bệnh hoạn ốm đau cho đến đoản mạng thì tu bố thí vô uý, tức là phóng sanh, ái hộ sanh mạng của tất cả chúng sanh, thì liền được mạnh khoẻ sống lâu.

Có thể nói bạn suốt đời ở nơi đó siêng năng, cần mẫn làm việc nhưng lại không có cách nào phát được tài, là nguyên nhân gì vậy? Đây là do bạn không hiểu được lý luận, phương pháp tu nhân để được quả, dẫn đến dù phấn đấu cả đời cũng không có được tài lộc như ý. Cho nên, chúng ta cần phải hiểu sự việc này cho thật rõ ràng, cho thật tường tận, để chúng ta trong cuộc sống hằng ngày chính mình biết được mình cần phải làm những gì, khởi tâm động niệm ra sao để tự cầu đa phước.

A Di Đà Phật!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trên thế gian, điều gì khiến người ta vui thích nhất?

Lời Phật dạy 14:00 22/06/2024

Hầu hết những niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời chính là lạc thọ; cảm thọ vui thích, hợp ý. Mà cảm thọ vốn do duyên sinh nên cũng do duyên diệt. Nói cụ thể, niềm vui là có thật nhưng rất chóng vánh, vô thường.

Điều kiện đủ để vị “sứ giả Như Lai” hoằng pháp thành công là gì?

Lời Phật dạy 08:15 22/06/2024

Tôn giả Phú-lan-na (Phú-lâu-na, Punna) là vị Đại đệ tử thuyết pháp bậc nhất, đương thời ngài đã đi đến một nơi được xem là khó hoằng pháp và đã giáo hóa thành công.

Phạm hạnh thanh tịnh thì không cãi nhau

Lời Phật dạy 08:00 21/06/2024

Hội chúng của Thế Tôn là một đoàn thể sống chung thanh tịnh và hòa hợp. Yếu tố cơ bản để xây dựng nên hòa hợp là nhờ ứng dụng triệt để tinh thần lục hòa. Sáu pháp hòa kính này là giềng mối, nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng Sangha.

Phật dạy về ba loại bệnh của người tu

Lời Phật dạy 13:45 20/06/2024

Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.

Xem thêm