Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 23/06/2024, 15:00 PM

Phật Pháp đi vào cuộc đời

Chúng ta hữu duyên hữu phước mới được gội nhuần chánh pháp, đừng cô phụ phước duyên của mình, mỗi chúng ta phải nỗ lực tiến tu. Có thưởng thức được pháp vị rồi, chúng ta mới tùy duyên lợi ích kẻ sau. Làm thế nào cho ngọn đèn chánh pháp nối tiếp mãi không tắt trên cõi thế gian này.

Ở đây nói truyền bá Phật pháp là đi thẳng vào phương pháp, không căn cứ trên lịch sử. Những lời dạy của đức Phật được gọi là Kinh, bởi hai lý do: hợp lý và hợp cơ.

Một chân lý dù cao siêu đến đâu, nếu không ứng dụng được vào cuộc đời, chân lý ấy trở thành không nền tảng, chỉ lơ lửng trên không trung. Chân lý không áp dụng được cho người sẽ là vô ích. Truyền bá sự vô ích thật là làm một điều vô nghĩa.

Lời Phật dạy đúng chân lý gọi là hợp lý, song lời dạy ấy cũng phải hợp căn cơ trình độ của con người đương thời thì họ ứng dụng mới được. Hợp lý hợp cơ là hai điều kiện không thể thiếu trên phương diện truyền bá. Nếu chỉ dạy thích hợp sự ưa thích của người mà không có chân lý sẽ đưa đến mê tín và tội lỗi. Một trọng trách của người truyền bá, phải nhận định sáng suốt, để không bị lỗi thời hay sai chân lý.

Phật pháp rất hiện thực, hiện thực hơn bất cứ thứ gì

7ed13bb2ec5d4f03164c

Người truyền bá chánh pháp lúc nào cũng linh động mà không sai chân lý. Bởi cuộc đời là một dòng biến thiên, mỗi thời đều mỗi khác, chúng ta không thể mang hình thức cổ lỗ đi vào thời đại văn minh. Làm thế, chỉ chuốc sự chán chê của thiên hạ, không lợi gì cho mình, cho chánh pháp cả. Cũng không thể mang hình thức rất hợp thời trang, mà bỏ mất chân lý. Tùy duyên mà bất biến, quả là chân lý ngàn đời của người đi ra giáo hóa.

Lại nữa, con người sống lúc nào cũng dung hòa giữa tình cảm và lý trí. Tình cảm là quả tim, lý trí là khối óc. Quả tim và khối óc phải nhịp nhàng hòa điệu thì con người mới thanh thản an vui. Nghiêng một bên nào cũng làm mất thăng bằng, khiến con người dễ mất bình thường. Ðạo Phật muốn còn mãi trên nhân gian với con người, sự truyền bá cũng phải làm thỏa mãn hai phần ấy. Ðể thỏa mãn phần khối óc, người truyền bá chánh pháp phải thường giảng dạy Kinh Luận cho Phật tử nghe. Thấm nhuần triết lý cao siêu của Phật giáo, người Phật tử mới khỏi nghi ngờ khi nghe một lý thuyết khác.

Sự tu hành vững chãi, cũng nhờ hiểu thấu giáo lý siêu thoát của Phật dạy. Giáo lý là ngọn đuốc sáng đưa người ra khỏi rừng vô minh u tối. Có sẵn trong tay ngọn đuốc sáng, người Phật tử chắc chắn sẽ thoát khỏi rừng mê. Ðể thỏa mãn con tim, những hình thức nghi lễ tán tụng ở nhà chùa, giúp người Phật tử niềm tin được sung mãn. Những buổi lễ tại chùa đều có mang tính chất tín ngưỡng, phổ nhạc trong những lời tụng tán đều là đi thẳng vào tình cảm của con người. Tuy chưa hiểu gì về Phật pháp, chỉ đến chùa tụng một thời kinh, người ta cũng thấy lòng được nhẹ nhàng lâng lâng. Hoặc những đêm khuya tĩnh mịch, những lời tụng tán thâm trầm hòa với tiếng khánh tiếng mõ nhịp nhàng, khiến người nghe tâm hồn dường như bay bổng trên không trung. Tuy nhiên như thế, hai phần lý trí và tình cảm đều phải quân bình nhau, lệch một bên đều là khuyết điểm lớn. Nếu chỉ có lý trí mà thiếu tình cảm trở thành khô khan. Nếu chỉ có tình cảm mà thiếu lý trí trở thành mê tín. Người truyền giáo phải khéo léo quân bình hai điều này.

Ðạo Phật có mặt ở thế giới này đã trên hai mươi lăm thế kỷ, sự truyền bá này quả thật lâu dài. Sở dĩ được như thế, do Phật giáo là chân lý không lý thuyết nào bẻ gãy nổi, người tu hành theo Phật giáo được kết quả lợi ích thiết thực không nghi ngờ, phương pháp truyền bá của Phật giáo rất linh động.

Chúng ta hữu duyên hữu phước mới được gội nhuần chánh pháp, đừng cô phụ phước duyên của mình, mỗi chúng ta phải nỗ lực tiến tu. Có thưởng thức được pháp vị rồi, chúng ta mới tùy duyên lợi ích kẻ sau. Làm thế nào cho ngọn đèn chánh pháp nối tiếp mãi không tắt trên cõi thế gian này. Ðền ơn Phật tổ không gì hơn cứu độ chúng sanh. Sự cứu độ thực tế nhất, phải ngay cõi đời này, với những người có mặt hiện nay, khiến họ chuyển mọi khổ đau trở thành an lạc. Phật giáo không phải cái gì xa vời, không phải sự ước mơ viển vông, mà hiện tại thực tế. Nhận định như thế, mới có thể đem đạo Phật vào cuộc đời một cách hữu hiệu.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Uy nghi” và “tế hạnh” trong nếp sống thiền môn

Kiến thức 18:30 27/06/2024

Khi hành giả sống với sự trọn vẹn nhận biết, uy nghi và tế hạnh trở thành một phần tự nhiên của cuộc sống. Hành giả không cần cố gắng để tỏ ra uy nghiêm hay cẩn trọng, mà mọi hành động đều xuất phát từ lòng biết ơn và tôn trọng đối với cuộc sống.

Tâm không chấp trước thì tượng Phật lúc nào cũng khai quang

Kiến thức 17:30 27/06/2024

Phàm sự không có gì là nhất định, sai biệt chỉ ở một niệm. Khởi một niệm thiện có thể chuyển việc xấu thành kiết tường. Có câu rằng: Hồi tâm hướng thiện, thiện tuy chưa làm mà thiện thần đã tùy thân. Chuyển tâm hướng ác, việc ác chưa làm, mà ác thần đã theo sát.

Quán chiếu vô thường trong từng tâm niệm

Kiến thức 16:00 27/06/2024

Vẫn biết, cuộc đời này luôn biến hoại theo quy luật tạo hóa nào đâu dễ cưỡng. Cuộc đời này vô thường như chiếc lá, từ lúc nhú mầm là như chích vết đau vào hư không. Và cái được mất tưởng của ta song xét cho cùng đều nằm giữa mênh mông biển người.

Vẻ đẹp của khổ, vô thường và vô ngã

Kiến thức 16:00 27/06/2024

Có lần khi nghe thầy nói: "Cuộc đời thật đẹp", một hành giả liền hỏi: "Con thấy đời toàn là khổ đau, chính Phật cũng dạy đời là vô thường, khổ, vô ngã, vậy thầy nói cái gì đẹp?"

Xem thêm