Thứ, 14/09/2020, 08:16 AM

Phật pháp bất ly thế gian pháp

Xưa nay, đạo và đời luôn gắn liền nhau và không cách xa nhau, tựa như hai mặt của một đồng tiền. Nếu không có đời thì sẽ không có đạo, đời và đạo nương nhau mà có. Trong đạo phải có chất đời mới thực tế, trong đời phải có vị đạo để gìn giữ được giá trị đạo đức.

Đạo Phật nhập thế qua đạo đức chính trị Phật giáo

Sự liên kết giữa đời và đạo

Người đời luôn cho rằng, đạo Phật chỉ dạy con người về Niết Bàn, Cực Lạc để trở thành A La Hán, Bồ Tát, Phật,… Không hẳn là như thế. Đức Phật ra đời, đạo Phật có mặt để giải quyết những đau khổ, phiền não của chúng sinh đang sống trong cõi dục luôn bị vô minh che lấp. Khổ đau có ở đâu? Chính là ở đời.

“Cuộc đời là bể khổ”. Lời dạy này là sự thật, đó không phải là cách nhìn bi quan của đạo Phật. Sự đau khổ luôn có mặt xung quanh chúng ta và đến bất cứ khi nào. Hôm nay bạn có công việc thật tốt, lương hậu hĩnh nhưng bất chợt công ty làm ăn thua lỗ, bạn bị giảm lương hay đào thải. Hôm nay hạnh phúc với một người yêu lý tưởng nhưng biết đâu ngày mai họ lại rời xa bạn không một lý do. Hôm nay bạn còn cha mẹ, người thân nhưng có biết đâu phút chốc nào đó tử thần cướp họ đi xa,… rất nhiều sự đổi thay trong cuộc đời hây ra phiền lụy.

Đạo Phật có mặt để lắng nghe rồi xoa dịu đi những tâm tư của chúng ta bằng những bài pháp mầu nhiệm của Đức Phật. Đó không phải là thần chú, là phép màu mà là những lời khuyên chân thành, những bài học về chân lý của vũ trụ để chúng ta nhận ra, hiểu được lẽ thường tình của cuộc đời và chấp nhận chúng, chuyển hóa chúng.

Đạo Phật có mặt để lắng nghe rồi xoa dịu đi những tâm tư của chúng ta bằng những bài pháp mầu nhiệm của Đức Phật.

Đạo Phật có mặt để lắng nghe rồi xoa dịu đi những tâm tư của chúng ta bằng những bài pháp mầu nhiệm của Đức Phật.

Tư tưởng nhập thế của vua Trần Thái Tông

Những bài kinh về Vu Lan, Đức Phật đã dạy về lòng hiếu thảo. Bài kinh về Bảy loại vợ, Đức Phật dạy về đạo nghĩa vợ chồng. Bộ kinh A Hàm, Đức Phật dạy cho các cư sĩ tại gia sống làm sao cho an vui hạnh phúc, giảng cho vua chúa cách an dân trị nước,… Đó có phải là đạo Phật bất ly thế gian pháp không? Không bao giờ xa rời cuộc sống để chỉ dạy những điều viễn vong, thần quyền mà dạy con người cách sống sao để đạt hạnh phúc ngay từ đời thường, ngay chính giây phút ở hiện tại. 

Đó là lý do vì sao hiện nay tại các chùa đều có tổ chức những khóa tu an lạc, khóa tu niệm Phật, Phật thất, các chương trình cứu trợ người nghèo, đồng bào lũ lụt, phóng sinh,…những việc thiện lành, vừa để giúp đời và để là phương tiện để dạy con người về tình thương yêu, san sẻ và diệt đi sự tham lam, sân hận và si mê vốn có trong lòng mỗi người bằng những hoàn cảnh, hình ảnh thực tế.

Tu là sửa, là chuyển. Từ đau khổ chuyển thành an vui, từ tình thương ích kỷ, chiếm hữu thành tình thương ban bố vị tha. Vào chùa học đạo mà chỉ biết thương Phật, thương thầy của mình thôi, không biết thương yêu kẻ khác thì đó đâu phải là tu.

Phật là người đại từ, đại bi thương chúng sinh, Phật đâu phải là người vô tình. Mặt trời tỏa ánh sáng cho khắp mọi loài, cho cả thế giới, cho khắp vũ trụ, không tỏa riêng cho người giàu, cho nước Mỹ, Canada, hoặc cho riêng trái đất.

Đừng sống như những cây bèo trôi, để mặc cuộc đời phó thác, đưa đẩy để làm mất đi giá trị quý báu của một kiếp sống.

Đừng sống như những cây bèo trôi, để mặc cuộc đời phó thác, đưa đẩy để làm mất đi giá trị quý báu của một kiếp sống.

Phật giáo nhập thế và các vấn đề xã hội đương đại ở Việt Nam

Ở Làng Mai, vào mùa hè mỗi năm, có rất nhiều gia đình gồm vợ chồng con cái về làng tu học. Thầy Nhất Hạnh giảng dạy những cách thức sống làm sao cho gia đình được hạnh phúc. Có nhiều người ‘chuyên tu’ phàn nàn rằng thầy không chịu dạy tu mà chỉ dạy hạnh phúc gia đình, thầy chú trọng về đời nhiều quá! Có lẽ những người này cho tu chỉ là tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật thôi.

Quan niệm tu như vậy thật là giới hạn. Bởi vì từ trước đến nay họ suy ra một ông thầy tu chỉ biết gõ mõ tụng kinh thôi, ngoài ra không biết gì về việc đời. Theo Ðại Thừa Phật giáo thì một thầy tu là người đa phát nguyện tự lợi, lợi tha, đi vào cuộc đời để cứu nhân độ thế. Ngay cả người cư sĩ sống trong đời cũng chưa chắc hiểu được cuộc đời. Một thầy tu có thể nghiên cứu tâm lý học, phân tâm học, xã hội học, nhân chủng học, v.v… để hiểu rõ những căn bệnh của con người và cũng để dễ dàng độ sinh hơn. Người cư sĩ tại gia hãy còn sống với gia đình, nay học cách thức làm sao cho gia đình được hạnh phúc, đó không phải là tu hay sao?

Đời sống không thể thiếu vắng mặt đi những đạo pháp. Bởi đạo chính là những món ăn tinh thần giúp nuôi dưỡng đạo đức của con người. Khi xã hội ngày một phát triển, sự bất cập về tệ nạn càng nhiều hơn, những bi thảm, oan trái cuộc đời khiến người ta không khỏi rùng mình: Con giết mẹ, chồng giết vợ, người yêu giết nhau,…oan oan tương báo. Khi ấy, pháp luật chỉ đóng vai trò là đòn roi xử phạt, răng dạy bằng những điều luật, nhưng đạo pháp sẽ răng dạy bằng đạo đức. Có câu “Ý dẫn đầu các pháp”. Đạo Phật không bỏ tù, hành hạ thể xác một ai nhưng sẽ nhẹ nhàng  giúp con người nhận diện ra những lỗi lầm, sai trái mà tự chuyển hóa thân tâm.

Hãy sống sao cho có ích, có lợi cho đời, cho đạo và cho tất cả nhân sinh. Đó chính là sứ mạng của một con người.

Hãy sống sao cho có ích, có lợi cho đời, cho đạo và cho tất cả nhân sinh. Đó chính là sứ mạng của một con người.

Tinh thần nhập thế của các vị Thiền Sư thời Lý –Trần

Nói như thế, có nghĩa là chúng ta đừng nên vì đạo mà thời ơ với đời và ngược lại, đừng sống ở đời xa rời đạo. Đời sống bao thăng trầm chỉ dạy con người cách để đối phó, cách để bảo vệ mình nhưng khi có vị đạo, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn với những giá trị của đạo đức, của thương yêu và những suy nghĩ tích cực.

Hãy dừng lại vài phút để tự hỏi mình sinh ra đời để làm gì? Phải chăng là để chạy theo sau đồng tiền, danh lợi, địa vị, tình yêu, sắc đẹp, của cải, v.v…? Ðể lập gia đình, sinh con đẻ cái nối dõi tông đường? Ðể gây dựng một sự nghiệp? Ðể tranh đấu cho một lý tưởng chính trị, kinh tế, xã hội, v.v…? Hay là chỉ để đơn giản đi làm kiếm ăn sống qua ngày như bao nhiêu người khác? Ðể rồi một ngày kia nằm xuống và ra đi với hai bàn tay trắng?

Vì thế hãy sống sao cho có ích, có lợi cho đời, cho đạo và cho tất cả nhân sinh. Đó chính là sứ mạng của một con người. Đừng sống như những cây bèo trôi, để mặc cuộc đời phó thác, đưa đẩy để làm mất đi giá trị quý báu của một kiếp sống. 

Đa số cho rằng sinh ra ở đời là để tạo nghiệp và trả nghiệp, vay trả trả vay mãi mãi không ngừng. Quan niệm này đúng chứ không sai, đứng trên luật nhân quả thì mỗi khi ta cử động, nói năng hay suy nghĩ một chút, dù chỉ vài giây thôi cũng là tạo nghiệp, và như vậy thì đương nhiên sẽ gặp quả báo, tránh sao cho khỏi. Nhưng quan niệm này nếu không khéo thì có thể khiến cho người ta trở nên thụ động, gặp việc gì cũng đổ thừa tại nghiệp rồi ngồi yên chịu trận.

Và muốn tạo dựng nên một cuộc sống đầy ý nghĩa, hãy nhớ rằng: Phật pháp bất ly thế giới pháp. Hãy dùng giáo lý Đức Phật là kim chỉ nan sống để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Và muốn tạo dựng nên một cuộc sống đầy ý nghĩa, hãy nhớ rằng: Phật pháp bất ly thế giới pháp. Hãy dùng giáo lý Đức Phật là kim chỉ nan sống để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.

Triết lý nhập thế của Phật giáo

Cuộc đời đã lắm khổ đau, sao ta không tìm những quan niệm khác giúp ta lạc quan hơn trong cuộc sống? Con người sinh ra ở đời là để học hỏi những kinh nghiệm để tiến hóa. Mỗi kiếp sinh ra là một lớp học. Ta có thể chọn học một hoặc nhiều môn, nhưng bài học phải được hiểu và học cho xong thì mới được lên lớp.

Ta lấy vợ lấy chồng không phải để thỏa mãn tình cảm nhục dục hay lấp vá cô đơn, mà là để học sự thương yêu và sống chung hòa hợp.

Ta sinh con đẻ cái không phải để tiếp nối giòng dõi hay để nhờ vả khi về già, mà là để chính ta tập học làm cha làm mẹ, tập thương yêu dạy dỗ giúp đỡ con cái.

Ta làm vua hay tổng thống một nước không phải để ăn trên ngồi trốc, bóc lột của dân, mà là để học thương dân trị nước.

Ta làm bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ  không phải để có nhiều tiền hay danh vọng, mà là để học cách giúp đỡ thương yêu bệnh nhân.

Ta làm bác học, kỹ sư không phải để chế ra những vũ khí máy móc sát nhân hay nô lệ hóa con người, mà là để đóng góp xây dựng cho cuộc đời bớt khổ về vật chất.

Ta có thể tiếp tục nói về từng nghề, nhưng tóm lại thì tất cả nghề nghiệp trong đời, từ cùng đinh hạ tiện cho đến quý phái sang trọng, không có nghề nào thực sự hơn nghề nào, vì nghề nào cũng có giá trị và cùng đóng góp cho sự tiến hóa của nhân loại, nếu như ta đứng trên quan niệm đời là một trường học tiến hóa.

Chúng ta sinh ra để sống và cống hiến, chứ không hẳn phải là tiếp tục sống đời vay trả trả vay, sống như những đàn cừu, như những người máy.

Chúng ta sinh ra để sống và cống hiến, chứ không hẳn phải là tiếp tục sống đời vay trả trả vay, sống như những đàn cừu, như những người máy.

Nghĩ về bức thư tâm huyết kính bạch đức Thế Tôn và câu thơ nhập thế của Tổ Trúc lâm Yên Tử

Trong kinh Pháp Hoa và kinh Niết Bàn, đức Phật nói tất cả chúng sinh đều có Phật tánh và đều sẽ thành Phật, vậy nếu nói theo tinh thần Pháp Hoa thì mỗi kiếp sinh ra đời là mỗi kiếp cho ta cơ hội học hỏi để tiến dần đến Phật quả.

Đừng nhất mực nghĩ rằng ai sinh ra đời cũng để tạo nghiệp vay trả trả vay, hoặc để học hỏi tiến hóa. Có những người đã học xong hoặc đã tiến hóa rất xa so với người thường, họ quay trở lại thế gian hay cõi Ta Bà với một sứ mạng cứu nhân độ thế, hay nói cách khác là giúp nhân loại tiến hóa. Những người này không hẳn phải là những giáo chủ nổi tiếng như Phật, Chúa, Mahomet, Khổng tử, Lão tử, v.v… hoặc các vị lama Tulku Tây Tạng, mà là những người thường sống ngay bên cạnh chúng ta.

Nhận diện được điều này để chúng ta tỉnh thức rằng: Chúng ta sinh ra để sống và cống hiến, chứ không hẳn phải là tiếp tục sống đời vay trả trả vay, sống như những đàn cừu, như những người máy. Và muốn tạo dựng nên một cuộc sống đầy ý nghĩa, hãy nhớ rằng: Phật pháp bất ly thế giới pháp. Hãy dùng giáo lý Đức Phật là kim chỉ nan sống để vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm