Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 29/01/2020, 09:08 AM

Phật pháp xây dựng thế gian

Phật tử qui y Phật đã lâu hay mới qui y thọ giới đều phải nắm vững đường lối tu hành mà Phật đã dạy. Gần đây có nhiều Phật tử tuy đã đi chùa lạy Phật, nhưng đường lối tu hành chưa nắm vững, nên càng đi chùa càng mê tín, đó là cái lỗi mà tất cả chúng ta phải biết.

>>Góc nhìn Phật tử

Bài liên quan

Phật tử qui y Phật đã lâu hay mới qui y thọ giới đều phải nắm vững đường lối tu hành mà Phật đã dạy. Gần đây có nhiều Phật tử tuy đã đi chùa lạy Phật, nhưng đường lối tu hành chưa nắm vững, nên càng đi chùa càng mê tín, đó là cái lỗi mà tất cả chúng ta phải biết. Đi chùa mà mê tín thì người bàng quan chê cười đạo Phật là đạo huyễn hoặc không có ý nghĩa. Chúng ta tu theo đạo Phật phải nắm vững pháp tu căn bản, để thực hành không sai lệch, khiến người đời nhìn thấy đạo Phật cao quí để hướng đến tu theo. Đó là nguyện vọng mà tôi muốn nói với quí vị hôm nay.

Nếu hành động, lời nói, ý nghĩ của chúng ta hèn hạ độc ác thì tự thân mình khổ đau, lại còn ảnh hưởng xấu xa đến người trong gia đình và xã hội.

Nếu hành động, lời nói, ý nghĩ của chúng ta hèn hạ độc ác thì tự thân mình khổ đau, lại còn ảnh hưởng xấu xa đến người trong gia đình và xã hội.

Bài liên quan

Phương pháp tu hành căn bản của người Phật tử là gì? Điều này quí vị thường nghe mà ít nhớ. Có phải nền tảng tu theo đạo Phật là tu ba nghiệp, hay nói cách khác là chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện không? Tại sao chúng ta phải chuyển ba nghiệp ác thành ba nghiệp thiện? Trên thế gian này có biết bao nhiêu người làm những điều tàn bạo độc ác, người đạo đức lương thiện nhìn thấy buồn than. Vì những điều tàn bạo độc ác ấy đem lại khổ đau dồn dập cho con người. Cái tàn bạo độc ác nó phát xuất từ thân miệng ý của con người. Bởi người đời không biết chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, nên thân mới làm điều ác, miệng mới nói lời ác, ý mới nghĩ việc ác, gây đau khổ cho nhau. Bây giờ chúng ta biết tu chuyển những nghiệp ác thành nghiệp thiện. Đây là pháp căn bản của người học Phật phải biết để thực hiện.

Chúng ta phải tu làm sao để đem lại cho xã hội này cái an bình hạnh phúc, đó mới là mục tiêu mà người Phật tử hướng đến. Chúng ta chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện, chẳng những tự bản thân đã hiền thiện thanh cao, mà người trong gia đình ngoài xã hội cũng được an vui thanh thản. Tu không phải chuyện xa vời mà chính là việc thực tế trong cuộc sống hằng giờ hằng phút hằng giây mà chúng ta phải thực hiện. Sở dĩ chúng tôi dùng chữ chuyển là vì đa số Phật tử lâu nay quen hiểu chữ tu là sửa. Nhưng chữ sửa nghĩa quá rộng như đại tu tiểu tu; chiếc xe cũ hư nhiều, sửa toàn bộ gọi là đại tu, xe hư ít sửa ít gọi là tiểu tu. Chữ tu có tính chất sửa đổi hình thức nhiều hơn là chuyển đổi nội tâm. Nội tâm trước đây hướng theo lối đen tối độc ác, bây giờ xoay lại theo hướng sáng suốt lương thiện gọi là tu. Tu là đổi ý niệm, lời nói, hành động mê tối ác độc trở thành sáng suốt lương thiện, còn gọi là chuyển nghiệp.

Ngày mai khi thân chúng ta chết thì nghiệp không hoại, nó sẽ theo chúng ta như bóng với hình.

Ngày mai khi thân chúng ta chết thì nghiệp không hoại, nó sẽ theo chúng ta như bóng với hình.

Nói chuyển nghiệp có nhiều người hoang mang thắc mắc: Nghiệp là cái gì mà chuyển? - Nghiệp chỉ cho hành động lặp đi lặp lại nhiều lần thành thói quen gọi là nghiệp. Thầy giáo cô giáo dạy học gọi là bạn đồng nghiệp, thợ mộc làm chung với thợ mộc gọi là bạn đồng nghiệp, công việc làm tới làm lui thành thói quen gọi là nghiệp. Ngày xưa chưa biết tu, thân hành động, miệng nói năng, ý suy nghĩ xấu thành thói quen xấu gọi là nghiệp xấu. Bây giờ chuyển hành động lời nói và ý nghĩ xấu thành tốt gọi là nghiệp tốt đó là tu. Tu là thực hiện ngay bản thân của mỗi người một cách thực tế rõ ràng.

Bài liên quan

Nghiệp ác và nghiệp thiện của con người có ảnh hưởng gì ở đời này và đời sau? Điều này tôi muốn giải thích cho quí vị thấy. Hành động lời nói ý nghĩ của chúng ta tốt thì, ngay bản thân mình trong đời này được an vui, người trong gia đình và xã hội cũng được ảnh hưởng tốt. Ngược lại nếu hành động, lời nói, ý nghĩ của chúng ta hèn hạ độc ác thì tự thân mình khổ đau, lại còn ảnh hưởng xấu xa đến người trong gia đình và xã hội. Thế nên tu là xây dựng lại cá nhân, gia đình và đóng góp xây dựng xã hội tốt đẹp. Và nếu Phật tử biết tu thân miệng ý trong sạch thì:

Tam nghiệp hằng thanh tịnh,

Đồng Phật vãng Tây phương.

Phật nói ba nghiệp hằng trong sạch mới đồng với Phật về cõi Phật.

Phật nói ba nghiệp hằng trong sạch mới đồng với Phật về cõi Phật.

Như vậy, muốn thành Phật, về cõi Phật phải chuyển ba nghiệp bất tịnh thành thanh tịnh là gốc của sự tu hành.

Bài liên quan

Nhiều Phật tử thắc mắc khi thân này chết nghiệp còn hay mất? Nếu còn thì mới hứng thú tu, nếu mất thì tu làm chi vô ích. Ví dụ trên đường phố có nhà của bác sĩ, nhà của thương gia, nhà của thầy giáo... một hôm bị hỏa hoạn, nhà cửa, tiền bạc tài sản của họ cháy sạch, không ai lấy được món gì. Nhưng nghề chữa bệnh của bác sĩ, nghề dạy học của thầy giáo, nghề buôn bán của thương gia thì không cháy. Bác sĩ vẫn còn chữa bệnh được, thầy giáo vẫn còn dạy học được, thương gia vẫn còn buôn bán được. Như vậy qua những biến cố của cuộc đời, nhà cửa, tiền của, ruộng đất... có hình tướng bên ngoài thì bị hư hoại mất đi, nhưng nghề tức là nghiệp thì không mất. Ví dụ này cho chúng ta thấy ngày mai khi thân chúng ta chết thì nghiệp không hoại, nó sẽ theo chúng ta như bóng với hình. Thế nên Phật nói ba nghiệp hằng trong sạch mới đồng với Phật về cõi Phật. Sau khi chết nghiệp không mất do đó trong hiện đời chúng ta phải tạo nghiệp thiện. Đó là tu.

Nhiều Phật tử thắc mắc khi thân này chết nghiệp còn hay mất? Nếu còn thì mới hứng thú tu, nếu mất thì tu làm chi vô ích.

Nhiều Phật tử thắc mắc khi thân này chết nghiệp còn hay mất? Nếu còn thì mới hứng thú tu, nếu mất thì tu làm chi vô ích.

Bài liên quan

Lại có một số Phật tử hoang mang rằng hiện tại mình ăn chay, tụng kinh, làm việc thiện... Giả sử như gần chết được thầy bạn tới hộ niệm nhắc nhở mình hướng thiện, sau khi chết sanh về cõi lành được. Nhưng nếu chết bất đắc kỳ tử hoặc tai nạn chết thì sao? Có bị đọa không? Trong kinh A-hàm có ghi Ma-ha-nam là em con chú bác của thái tử Tất-đạt-đa, lúc Phật về hoàng cung giáo hóa, ông phát tâm rất mạnh tu hạnh cư sĩ, giữ năm giới tu thập thiện, ông thắc mắc hỏi Phật như thế này:

- Thưa Thế tôn, bình thường con giữ năm giới tu thập thiện, giả sử con bị tai nạn chết bất đắc kỳ tử thì con sẽ sanh về đâu? Đức Phật trả lời bằng một câu hỏi:- Này Ma-ha-nam, có một cây thân đứng nghiêng, có người đến cưa thì cây ngã về đâu? - Thưa Thế tôn, cây nghiêng chiều nào, khi cưa thân cây ngã theo chiều đó.Phật dạy: cũng vậy, hằng ngày ông thường tạo nghiệp thiện, khi chết theo nghiệp thiện mà tái sanh vào cõi lành. Người thường ngày tạo nghiệp ác khi chết tái sanh vào cõi ác. Không phải chết bất đắc kỳ tử là đọa địa ngục. Chúng ta chết nghiệp không mất, mà thần thức theo nghiệp thiện hay nghiệp ác sanh vào cõi lành hay cõi dữ, chỗ này chúng ta không còn nghi ngờ mà không tu......

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm