Phật tử mọi miền đất nước hướng về Đại lễ Phật đản chùa Ba vàng năm 2022
Đại lễ Phật đản Chùa Ba Vàng năm 2022 (sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc trong nước và quốc tế) sẽ chính thức diễn ra vào ngày hôm nay 7.4 năm Nhân Dần, tức ngày 7.5.2022.
Lễ Phật đản luôn là một sự kiện trọng đại nhất đối với Phật tử trên khắp năm châu. Đây là ngày Đức Thế Tôn - bậc vĩ nhân tối thượng tôn quý xuất hiện nơi đời. “Đức Phật là sự kết tinh của tất cả những gì cao quý nhất trong vũ trụ. Ngài đã đem đến cho chúng ta bức thông điệp bất diệt về việc thiết lập một thế giới hòa bình, an lạc cho tất cả chúng sinh”, Đại đức Thích Trúc Thái Minh - Trụ trì chùa Ba Vàng chia sẻ.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng tâm nguyện mong muốn “Ngày lễ Phật đản sẽ trở thành ngày Tết” của phật tử chùa Ba Vàng, cũng như toàn thể phật tử trong cả nước và trở thành một ngày Tết của dân tộc Việt Nam”. Vì vậy, Đại lễ năm nay nhà chùa tổ chức quy mô lớn. Hiện, chỉ tính danh sách đăng ký ăn nghỉ tại chùa (gồm Chư Tăng Ni, Phật tử, nhân dân đến từ 63 tỉnh thành phố trong nước và nước ngoài) để tham dự các hoạt động của Đại lễ đã lên tới 25 nghìn người.
Sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Đại lễ Phật đản 2022 là sự kiện quy mô lớn đầu tiên được chùa Ba Vàng tổ chức trong bối cảnh cùng cả nước thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Dự kiến lượng khách du lịch và phật tử, nhân dân về chùa Ba Vàng lễ Phật, tham dự các hoạt động trong những ngày diễn ra Đại lễ có thể tới 40 – 50 nghìn người.
Đại diện Ban Văn hóa - Thông tin - Truyền thông chùa Ba Vàng cho biết: Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp vừa qua, thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và tỉnh Quảng Ninh, tất cả các sự kiện quan trọng và mọi hoạt động tu học Phật pháp đều được chùa Ba Vàng tổ chức theo hình thức trực tuyến qua các nền tảng kỹ thuật. Vì vậy, việc đón hàng vạn phật tử, nhân dân, du khách trong nước và ngoài nước đến chùa trong dịp Đại lễ năm nay đã nằm trong dự kiến của chùa. Với tinh thần chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, nhà chùa lên phương án, kịch bản bảo đảm an ninh - trật tự, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh từ sớm, từ xa.
Đại lễ Phật đản chùa Ba Vàng (Phật lịch 2566 – Dương lịch 2022) hướng tới mục tiêu cao cả, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của Phật giáo, với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Qua đó, góp phần cùng tỉnh Quảng Ninh nói chung, TP Uông Bí nói riêng phục hồi, lấy lại đà tăng trưởng của hoạt động du lịch và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19.
Với mục đích, ý nghĩa thiết thực nên khi hay tin chùa Ba Vàng được chính quyền địa phương cho phép tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2022 với quy mô lớn, phật tử, nhân dân, đặc biệt là phật tử thuộc Câu lạc bộ Cúc Vàng - Tập tu Lục hòa chùa Ba Vàng trong và ngoài nước hết sức vui mừng, phấn khởi. Nhiều ngày qua, bằng những việc làm ý nghĩa thiết thực, phật tử thập phương đã dành tâm sức, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt để đón mừng Đại lễ Phật đản 2022.Với mục đích, ý nghĩa thiết thực nên khi hay tin chùa Ba Vàng được chính quyền địa phương cho phép tổ chức Đại lễ Phật đản năm 2022 với quy mô lớn, phật tử, nhân dân, đặc biệt là phật tử thuộc Câu lạc bộ Cúc Vàng - Tập tu Lục hòa chùa Ba Vàng trong và ngoài nước hết sức vui mừng, phấn khởi. Nhiều ngày qua, bằng những việc làm ý nghĩa thiết thực, phật tử thập phương đã dành tâm sức, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt để đón mừng Đại lễ Phật đản 2022.
Tất cả hơn 350 Đạo tràng trong nước, cũng như các đạo tràng xa xứ Chùa Ba Vàng ở 27 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tổ chức cho phật tử may cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo, kết các loại hoa hồng, hoa sen, hoa cúc, kết dây hoa, làm đèn lồng... để chuyển về chùa Ba Vàng phục vụ Đại lễ và cúng dâng Đức Phật. Từ vùng hoa Tây Tựu nổi tiếng ở Thủ đô Hà Nội hơn 5 vạn cây và hoa cũng đã được vận chuyển về chùa phục vụ công tác trang trí đón mừng Đại lễ.
Hòa trong không khí mùa Phật đản tháng Tư, các gia đình Phật tử trên mọi miền đất nước cũng treo lồng đèn Phật đản trước cửa nhà, treo cờ Phật giáo, chăng đèn, kết hoa, làm nhiều việc thiện với tâm kính tín chân thật hướng về Đại lễ Phật đản 2022.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lễ huý nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
Tin Phật sự 08:30 03/12/2024Sáng ngày 02/12/2024 (nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Giáp Thìn ), tại Tổ đình Nho Lâm (huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã trang nghiêm tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 tại Việt Nam
Tin Phật sự 06:45 03/12/2024Chiều ngày 2/12/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, đã thông báo việc chọn logo chính thức cho sự kiện quan trọng này.
Chùa Bửu Liên Quang trao 400 phần quà đến bà con nghèo H.Đức Trọng
Tin Phật sự 14:14 02/12/2024Sáng 1-12, đạo tràng Pháp Lâm do Đại đức Thích An Đạt, trụ trì chùa Bửu Liên Quang, H.Bến Lức (Long An), làm trưởng đoàn đã hướng dẫn Phật tử đến chùa Hội Phước (H.Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) tặng quà đến những hộ nghèo tại đây.
Chùa Tích Sơn trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão HT. Thích Thanh Tứ
Tin Phật sự 17:18 01/12/2024Sáng ngày 30/11/2024 (nhằm ngày 30/10 Giáp Thìn ), tại chùa Tích Sơn (TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đã long trọng tổ chức lễ Húy nhật lần thứ 13 cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN.
Xem thêm