Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 11/10/2022, 12:14 PM

Phật và A La Hán giống nhau và khác nhau chỗ nào?

Phật là người đầu tiên đem giáo pháp làm chủ sinh, già, bệnh và chết ra dạy người tu tập, còn những bậc A La Hán chỉ theo lời dạy của đức Phật mà tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết.

Audio

Như vậy sự khác nhau Phật và các bậc A La Hán ở chỗ Phật là thầy, còn các bậc A La Hán là học trò.

Đức Phật và các bậc A La Hán tu hành giải thoát giống nhau, không ai hơn kém ai. Đức Phật tu tập làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT thì các bậc A La Hán cũng tu tập làm chủ sinh, già, bệnh, chết như nhau. Đây, chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Như Lai, này các thầy tỳ kheo, là bậc A La Hán Chánh Đẳng Giác làm cho khởi lên con đường trước kia chưa ai làm khởi lên, đem con đường trước kia chưa được ai đem lại con đường, tuyên thuyết con đường trước kia chưa được ai tuyên thuyết con đường đó, bậc trí đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn nay, các vị đệ tử là những vị sống theo đạo tiếp tục thành tựu đạo. Này các thầy Tỳ kheo, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa NHƯ LAI, bậc A LA HÁN CHÁNH ĐẲNG GIÁC và bậc Tỳ kheo A LA HÁN được giải thoát nhờ trí tuệ”. (124 Tương Ưng tập 3)

Đức Phật và các bậc A La Hán tu hành giải thoát giống nhau, không ai hơn kém ai.

Đức Phật và các bậc A La Hán tu hành giải thoát giống nhau, không ai hơn kém ai.

Kinh sách phát triển cho rằng có 7 vị Phật trong thời quá khứ trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đó là một đều không đúng sự thật. Vì đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã xác định, chỉ có Ngài là người đầu tiên tuyên thuyết giáo pháp TỨ DIỆU ĐẾ. Nếu có giáo pháp này trước đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì Ngài chỉ là học trò như các vị A La Hán khác mà thôi, như vậy làm sao Ngài dám tuyên bố những lời trên đây.

Người đời sau gian xảo ghê gớm thật, dám dựng lên 7 vị Phật quá khứ để phủ lên một lớp giáo lý tưởng, mê tín, mù quáng, lạc hậu đó với mục đích để diệt sạch giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Đúng vậy, nếu chúng tôi không dựng lại giáo pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì kinh sách Đại Thừa và kinh sách Thiền Đông Độ đã che đậy phủ đầy, không còn ai biết giáo pháp của đức Phật. May mắn thay là nhờ Phật giáo Nam tông còn giữ lại giáo pháp nguyên thủy, nhưng cũng bị các sư tu tập chưa chứng đạo nên kiến giải viết ra kinh sách làm sai lạc của Phật. Do kinh sách kiến giải sai lạc của các Ngài làm cho mọi người tu tập không làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, mà rơi vào các trạng thái tưởng.

Ngày xưa đức Phật cấm không cho các đệ tử tu chưa chứng thì không nên thuyết giảng một mình, mà muốn thuyết giảng thì phải có đức Phật chỉ định. Như ông A Nan chẳng hạn, mặc dù ông có trí tuệ nhớ không bỏ sót một lời nào của đức Phật, nhưng khi ra giảng cho chúng Tỳ kheo thì đức Phật chỉ định chứ tự mình ra giảng thì không được.

Phật giáo nghiêm ngặt như vậy, thế mà bây giờ giảng sư đâu đâu cũng có, nhưng chẳng có ông nào làm chủ SINH, GIÀ, BỆNH, CHẾT được, đó là những người mang tội vọng ngữ, dạy người tu tập mà mình tu tập chẳng ra gì, ngay cả giới luật còn vi phạm những giới trọng Ba La Di. Thật là Phật giáo đến hồi suy thoái nên mới có ma ba tuần phá hoại Phật pháp như vậy. Thật là đau lòng!

Đứng trước cảnh Phật giáo suy thoái, chúng ta biết rằng chúng sinh phước báu quá mỏng, nên Phật giáo phải chịu long đong và mất dấu.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Muốn bảo vệ Phật pháp thì tự thân chúng ta phải sống đúng với Chánh pháp”

Kiến thức 21:45 18/04/2024

Tối ngày 18/4/2024 Thượng tọa Thích Quang Thạnh - Ủy viên HĐTS, Phó trưởng Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN đã có buổi chia sẻ chủ đề “Giữ vững Niềm tin” đến với hơn 1.000 Phật tử thành phố quy tụ thính pháp.

Lấy từ bi làm lẽ sống, lấy trí tuệ làm sự nghiệp

Kiến thức 10:50 18/04/2024

Từ bi và trí tuệ có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời, là mối quan hệ tương tức. Từ bi là biểu hiện của trí tuệ; trí tuệ nguồn gốc của từ bi, soi sáng từ bi.

Thái độ của Đức Phật với phân biệt đẳng cấp xã hội

Kiến thức 09:50 18/04/2024

Kinh Veda là một trong những bộ kinh cổ và đồ sộ nhất của nhân loại. Với người Ấn Độ cổ đại, không có gì trong cuộc sống lại không được diễn tả trong kinh Veda.

Chuyện con rùa tự bảo vệ mình

Kiến thức 08:32 18/04/2024

Trong tu tập cũng vậy, việc thu thúc, bảo vệ và hộ trì sáu căn là một việc làm tối quan trọng để giữ gìn giới thân huệ mạng của người tu hành. Bởi sáu căn luôn tìm cầu, chạy theo sáu trần khả ái, khả lạc để rồi từ đó sáu thức tạo ra vô số ác nghiệp.

Xem thêm