Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 30/08/2022, 08:11 AM

Căn cứ để nhận biết người đắc quả A La Hán

Căn cứ vào đâu để biết được đó là một bậc Thánh nhân đã chứng đắc quả vị thứ tư của hàng A La Hán?

A La Hán là ai?

Cách để nhận biết người đắc quả A La Hán

Khi bậc Thánh nhân hàng Tứ quả bước đi, chân không hề chạm đất. Bàn chân ngài thường ở cách mặt đất khoảng ba phân, vì như thế mới khỏi giẫm chết các côn trùng hoặc kiến. Ngài chẳng phải như phàm phu chúng ta, thường đạp chết côn trùng và kiến trên lối đi. Ngài không hề giẫm lên trùng và kiến ở dưới chân. Điều này chứng minh rằng ngài đã chứng Thánh quả!

Không những bậc Thánh nhân ở hàng Tứ quả, mà ngay cả các bậc ở hàng Sơ quả cũng có được khả năng ấy; Cho nên trong Kinh mới dạy rằng: “Các bậc A La Hán đều có thể phi hành, biến hóa.” Các bậc Tứ quả La Hán muốn đến nơi nào là có thể đến ngay nơi đó. Các ngài đều có khả năng biến hóa khôn lường.

A La Hán là quả vị người tu hành đạt được sau khi đắc Lậu Tận Thông và Hoặc nghiệp đã được đoạn hết sạch.

A La Hán là quả vị người tu hành đạt được sau khi đắc Lậu Tận Thông và Hoặc nghiệp đã được đoạn hết sạch.

Lúc ở Đài Loan, tôi có viếng thăm ngài Quảng Khâm, một vị sư tu hành đã lâu năm. Khi tôi tỏ ý mời ngài sang Mỹ, thì ngài chỉ vào ngực mình và nói rằng ngài có thể đến bất cứ lúc nào ngài muốn! Ngài muốn đến là đến được; Và ngài tự biết mình có đến, chứ người khác thì vẫn không hay biết gì cả. Chỉ những người đã khai nhãn mới có thể thấy được là ngài có đến mà thôi.

Các bậc Tứ quả A La Hán không những chỉ có khả năng chuyển dịch tinh thần mà còn có thể chuyển dịch cả nhục thể. Do vậy các ngài đến bất cứ nơi nào tùy ý. Các ngài không cần mua vé máy bay, mà chỉ du hành trong không trung. Cho nên nói: “Có thể phi hành, biến hóa.” Các bậc La Hán có mười tám phép biến hóa, và những phép biến hóa ấy đều bất khả tư nghì.

Bậc Tứ quả A La Hán muốn sống bao nhiêu lâu cũng được, không trở ngại gì cả. Khi thân thể này hư hoại, già nua cằn cỗi, thì các ngài có thể đổi lấy một thân thể khác. Vì các ngài có thể thay đổi thân thể một cách rất dễ dàng. Cho nên nói rằng các ngài “có thọ mạng lâu dài tới cả khoáng kiếp.”

Các Thánh nhân chứng đắc Tứ quả A La Hán đều đạt được sự tự do về vấn đề sanh tử. Các ngài thật sự được tự do: Muốn sống, thì cứ tiếp tục sống, muốn chết, thì bất cứ lúc nào cũng có thể chết được. Các ngài muốn chết đứng, thì đứng mà chết; Muốn chết ngồi, thì ngồi mà chết; Muốn chết khi đang đi, thì chết khi đang đi; Muốn chết trong lúc ngủ, thì chết trong lúc ngủ! Các ngài rất tự do, không ai có thể cai quản được cả. Chính vì thế mà nói là các ngài “có thọ mạng lâu dài tới khoáng kiếp” và được gọi là bậc “Vô sanh” – Nghĩa là không sanh ra mà cũng chẳng chết đi!

Các bậc La Hán trú ngụ ở nơi nào, thì Thiên thần và Địa thần đều sanh lòng cảm động, và đều thọ nhận sự giáo hóa của các ngài. Nơi nào các ngài an trụ cũng đều có Trời, Rồng, cùng Tám bộ chúng thường xuyên lui tới hộ pháp. Hễ nơi nào có một bậc A La Hán an trụ, thì nơi đó rất bình yên. Không hề có các loại tai nạn như gió lốc, gió xoáy, mưa bão, động đất, vỡ đê, sóng thần…xảy ra. Đó là vì các Thiện thần và các vị Hộ pháp luôn luôn ủng hộ bậc La Hán; Làm cho mọi việc có liên quan đến ngài đều được may mắn, thuận lợi.

Tuy nhiên, lắm lúc các bậc La Hán cũng gặp phải chuyện không may. Đó chính là “nghiệp cảm sở hiện” – Sự ứng hiện của những nghiệp chướng mà các ngài đã gây ra trong đời quá khứ. Thỉnh thoảng những tình cảnh như thế cũng có xảy ra. Bởi vì nếu sự tu hành ở nhân địa không được viên mãn, thì lúc ở quả địa sẽ phải chịu đựng nhiều khó khăn, gian khổ. Cho nên nói rằng:

Tu phúc bất tu huệ, tượng thân quải anh lạc,

Tu huệ bất tu phúc, La Hán ứng cúng bạc.

(Tu phước mà không tu huệ, thì cũng như thân voi đeo chuỗi ngọc;

Tu huệ mà không tu phước, thì chẳng khác nào vị La Hán ít được cúng dường.)

Có nhiều khi các bậc La Hán cũng không có cơm ăn, đi hóa duyên khất thực mà chẳng ai cúng dường cả! Đó là vì lúc ở nhân địa các ngài chỉ biết tu huệ chứ không biết tu phước. Cho nên sau khi chứng được quả vị A La Hán, các ngài không có phước báo, rất ít người cúng dường các ngài!

Bất luận bậc A La Hán làm gì, nhất cử nhất động của các ngài cũng đều làm cho trời đất bị chấn động, rung chuyển!

Chuyện về bậc A La Hán

Hòa thượng Tuyên Hóa kể: “Vừa rồi, khi nghe nói là nơi nào có bậc A La Hán an trụ thì nơi đó không có tai nạn, thì có nhiều người sanh lòng hoài nghi. Họ nghi ngờ rằng nơi bậc La Hán an trụ có thể không được thanh bình, yên ổn! Tôi không giải đáp nghi vấn này cho quý vị; Song, bây giờ tôi sẽ thuật lại một vài sự cảm ứng xảy ra trong cuộc đời của Lão Hòa Thượng Hư Vân tại nước Trung Hoa.

Có lần, trong thời kỳ chiến tranh Trung-Nhật. Khi Lão Hòa Thượng Hư-Vân ở tại Chùa Nam Hoa (gần tỉnh Quảng Đông). Quân đội Nhật cho oanh tạc phi cơ dội bom khu vực ấy. Họ thả xuống mấy quả bom nhưng không có quả nào phát nổ cả!

Có người cho rằng đó chẳng qua chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên; Song, nếu là tình cờ thì người khác cũng phải được gặp sự tình cờ ấy chứ! Nếu sự tình cờ không xảy đến cho quý vị, thì thế là thế nào? Còn nếu nói rằng “tình cờ” nghĩa là gặp phải lúc Nhật ném nhằm loạt bom không nổ; Thế thì tại sao người khác lại không gặp được sự tình cờ như vậy! Tại sao sự tình cờ ấy chỉ xảy ra ở Chùa Nam Hoa mà thôi?

*Một lần khác, khi Lão Hòa thượng Hư Vân đang truyền Giới tại Chùa Vân Thê ở tỉnh Vân-Nam, thì cây cối nơi ấy đều trổ hoa sen. Vì sao ở những nơi ngài không đến thì lại không có hiện tượng hoa sen nở rộ trên cây như thế? Chẳng những thế, trên các lá cây, lá rau mọc ở nơi đó đều có hiện lên hình tượng của Phật. Tuy nhiên, người đời vẫn không nhận biết được sức cảm ứng mạnh mẽ ấy. Họ vẫn cứ cho rằng đó chẳng qua chỉ là những điềm lành nhất thời mà thôi!

Lại nữa, khi Lão Hòa thượng Hư Vân ở Chùa Nam Hoa, có một cây bách chết đã mấy trăm năm bỗng dưng bừng sống trở lại và đâm chồi nẩy lộc rất tươi tốt. Đó quả là một cảnh giới không thể nghĩ bàn. Tương tự như trường hợp con chồn trắng (bạch hồ ly) đến xin quy y với ngài vậy.

Tất cả sự kiện này đều là những trường hợp bất khả tư nghì. Có điều, ngay lúc sự việc xảy ra thì người ta vẫn chưa nhận thức được vấn đề cho lắm; Đợi đến khi Lão Hòa thượng Hư Vân viên tịch rồi, thì ai nấy đều tán tụng. Họ nói rằng Lão Hòa thượng là bậc Thánh nhân đã chứng quả, là đấng Bồ-tát tái thế! Chao ôi! Người đời là như thế cả – khi sờ sờ trước mắt thì để cho vuột mất; Vuột mất rồi thì lại hối tiếc, ăn năn. Con người quả là những sinh vật ngu si, kỳ quặc!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật

Kiến thức 08:54 04/11/2024

Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Xem thêm