Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 14/12/2019, 06:42 AM

Phép tu im lặng

Chánh ngữ là một phép thực tập cần đi trên quá trình văn, tư và tu. Đó là phần thế gian, phần hướng thượng. Khi sự thực tập chín dần chúng ta sẽ thấy được mặt xuất thế gian.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy

Tuệ giác siêu việt không cần ngôn ngữ nữa, gọi là ngôn ngữ đạo đoạn. Đây là một danh từ thiền. Ảnh minh họa

Tuệ giác siêu việt không cần ngôn ngữ nữa, gọi là ngôn ngữ đạo đoạn. Đây là một danh từ thiền. Ảnh minh họa

Khi thực tập thiền quán, ban đầu chúng ta còn cần tới tầm và từ, tư duy và ngữ ngôn. Càng đi sâu vào thiền quán, chúng ta càng tiếp xúc được với bản môn, càng tự do ra khỏi tư duy và ngôn ngữ. Tới một lúc nào đó, hoàn toàn được tự do, chúng ta không còn lệ thuộc vào ngôn ngữ nữa. Tuệ giác siêu việt không cần ngôn ngữ nữa, gọi là ngôn ngữ đạo đoạn. Đây là một danh từ thiền. Ngôn ngữ đạo đoạn tức là con đường ngôn ngữ đã bị cắt đứt (the way of the speech is cut). Giống như chiếc xe lửa thấy đường rầy không cần thiết nữa, bởi vì nó đã cất cánh biến thành một chiếc máy bay. Nó bay lên trên không gian, hoàn toàn tự do.

Bài liên quan

Chánh tư duy khi đến mức xuất thế gian thì đạt tới tâm hành xứ diệt. Tâm hành xứ diệt là nơi mà các hoạt động tư duy tâm hành đều đã mất. Tâm hành ở phạm vi chánh ngữ tức là tầm và từ. Vì chân lý tuyệt đối hay tuệ giác siêu việt đã vượt thoát tất cả mọi tư duy, nên gọi là tâm hành xứ diệt. Vượt thoát tất cả mọi ngôn ngữ nên gọi là ngôn ngữ đạo đoạn.

Ở Việt Nam xưa có thiền phái Vô Ngôn Thông. Vô ngôn thông có nghĩa là sự thông cảm và hiểu biết được thực hiện không cần qua trung gian của lời nói. Tổ sư của phái Vô Ngôn Thông trước khi tịch đã để lại một bài kệ nhấn mạnh đến ý niệm chân lý vượt thoát mọi ngôn ngữ văn tự. Bài đó nó chấm dứt bằng hai câu: trực nhiêu vấn ngã, ngã bổn vô ngôn (đừng hỏi tôi nữa, tôi vốn là vô ngôn). Tên ngài là Vô Ngôn Thông.

Kinh Duy Ma Cật nói tới sự im lặng, thứ im lặng hùng hồn hơn bất cứ ngữ ngôn nào, gọi là im lặng sấm sét (thundering silence), chữ Hán là mặc như lôi. Lôi là sấm sét, mặc là im lặng. Trong đạo Nho, đức Khổng Tử cũng có lần nói: “Trời có nói gì đâu? - thiên hà ngôn tại?” Trời không nói gì cả, vì mình không biết lắng nghe. Nếu mình có chánh niệm, nếu mình biết lắng nghe thì mỗi bông hoa nở, mỗi tiếng chim hót, tiếng thông reo, đều là ngôn ngữ cả (tứ thời hành yên, vạn vật sinh yên).

Kinh Duy Ma Cật nói tới sự im lặng, thứ im lặng hùng hồn hơn bất cứ ngữ ngôn nào, gọi là im lặng sấm sét. Ảnh minh họa

Kinh Duy Ma Cật nói tới sự im lặng, thứ im lặng hùng hồn hơn bất cứ ngữ ngôn nào, gọi là im lặng sấm sét. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Kinh A Di Đà có câu là: “Mỗi khi gió thổi qua những hàng cây ở nước Cực Lạc phát ra những âm thanh kỳ diệu; nếu lắng tai thì họ nghe được các giáo lý như Tứ Diệu Đế, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Bát Thánh Đạo Phần. Tất cả những chúng sanh ở nước Cực Lạc khi nghe những âm thanh đó thì lòng phát sinh chánh niệm về Bụt, Pháp và Tăng.” (xuất vi diệu âm, kỳ vi diễn xướng Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần, Bát Thánh Đạo Phần, như thị đẳng pháp; kỳ độ chúng sinh văn thị âm dơi, giai phát niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng chi tâm).

Điều này cũng đúng với cõi Ta Bà của chúng ta. Nếu có chánh niệm, khi đi thiền hành, chúng ta sẽ nghe tiếng chim hay tiếng gió trong những cây phong hay những cây sồi, chúng ta cũng có thể nghe được giáo lý Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Bát Thánh Đạo Phần. Nghe tiếng gió, tiếng chim, hay tiếng chuông đồng hồ, chúng ta có thể trở về với chánh niệm. Chúng ta niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng và có thể sống cái kinh nghiệm của tịnh độ ngay ở đây và bây giờ. Đừng đợi chết rồi mới sống, hãy tập sống ngay bây giờ kinh nghiệm cõi tịnh độ.

Có những lúc ta cần im lặng để thực tập chánh niệm về ngôn ngữ.

Có những lúc ta cần im lặng để thực tập chánh niệm về ngôn ngữ.

Bài liên quan

Trong Thánh Kinh có nói rằng mười điều răn cấm của Chúa (the ten commendements) được mặc khải cho thánh Moïse qua những hàng chữ khắc trên đá. Người học đạo Bụt nhìn vào đá cũng phải đọc thấy những thông điệp. Nhìn vào cây, nhìn vào suối, nhìn vào đất, nghe tiếng chim, tiếng gió đều có thể đọc được và nghe được những vi diệu âm. Đây là một phép thực tập chánh niệm.

Có những lúc ta cần im lặng để thực tập chánh niệm về ngôn ngữ. Chúng ta không nói, không trò chuyện, để lắng nghe tiếng nói của tầm và của từ ở trong ta, quán chiếu xem những tầm và từ ấy phát xuất từ những thấy biết nào, những nội kết nào. Thời gian tịnh khẩu là thời gian quán chiếu. Ta tịnh khẩu không phải vì ta không được phép nói. Khi tu pháp môn tịnh khẩu, mỗi người xin đại chúng được sống trong im lặng trong năm ngày, mười ngày hoặc trong một tháng.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Bài liên quan

Như vậy không phải là để tránh xung đột với người khác. Chính đó là cơ hội lắng nghe tiếng nói của tầm và từ ở trong chính mình, và phát hiện nguồn gốc của tầm và từ đó. Trong một khóa tu thường thường chúng ta không nói chuyện. Những người chưa quen phương pháp này có thể sẽ thấy căng thẳng và ngột ngạt. Những người đã quen quán sát tầm và từ của mình rồi thì khác. Không nói chuyện là một cơ hội rất lớn để mình có thể nhìn rõ bản chất của tư duy và cái thấy của mình. Đối với họ, sự im lặng trong khóa tu rất quan trọng. Nếu không duy trì sự im lặng đó, chúng ta mất cơ hội thực tập quán chiếu. Tuy nhiên có những người tuy bên ngoài im lặng nhưng bên trong tầm và từ của họ vẫn rất ồn ào.

Trích từ Sách Trái tim của Bụt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm