Người Bengal và hành trình đưa đạo Phật đến Tây Tạng
Không phải người Trung Quốc, mà chính những tăng ni đến từ vùng Bengal thuộc Ấn Độ ngày nay đã mang Phật giáo đến vùng đất được coi là nóc nhà thế giới. Sau 1.200 năm, nền móng được người Ấn Độ tạo dựng và phát huy đã biến Tây Tạng trở thành đất Phật cùng vô vàn câu chuyện huyền bí.
Tìm về nơi khởi nguồn
Nhờ nền văn minh sớm xuất hiện từ thời cổ đại, vùng Bengal chính là nơi ra đời những áng sử thi như Ramayana và Mahabharata. Bên cạnh đó, những nhà sư đến từ vùng đất này cũng là những người đầu tiên truyền bá đạo Phật ra khắp châu Á. Tây Tạng chỉ thuộc về một trong vô vàn vùng đất họ từng đặt chân đến, nhưng để lại dấu ấn mạnh mẽ đến tận ngày nay.
Trong tiếng Bengal cổ, “Pala” có nghĩa là người bảo vệ. Đúng như tên gọi của mình, Pala đã góp phần gìn giữ và phát huy đạo Phật vượt xa mọi vương triều trong quá khứ từng làm. Chọn đạo Phật làm quốc giáo, họ khuyến khích người dân tìm hiểu giáo lý nhà Phật, xây nhiều chùa chiền, và tạo điều kiện cho tất cả cùng thảo luận về Phật mọi lúc mọi nơi.
Dưới thời vương quốc Pala, 2 thiền viện lớn có tên Nalanda và Vikramshila được xây dựng. Đây chính là điểm khởi đầu của Phật giáo Tây Tạng khi dòng tu Mahayana được phát triển ở các thiền viện Bengal, rồi từ đó dần phổ biến lên vùng núi phía Bắc. Bằng lời lẽ thấu tình đạt lý, các tăng ni Bengal sớm thuyết phục quốc vương Tây Tạng cho phép họ truyền bá đạo Phật.
Trên thực tế, Phật giáo Tây Tạng là một nhánh của dòng tu Mahayana có nguồn gốc từ các nhà sư Bengal. Với sự phát triển lên đến đỉnh cao của Phật giáo ở thời kỳ đó, các nhà sư không từ chối bất cứ ai có nhu cầu tìm hiểu và đi theo Phật. Việc sẵn sàng mở cửa chào đón tất cả mọi người càng giúp cho Phật giáo mở rộng vào thế kỷ thứ 8.
Hành trình của Tilopa
Vào khoảng cuối thế kỷ thứ X, một người Bengal có tên Tilopa đã rời quê nhà rồi đi khắp châu Á để khai sáng bản thân. Điểm thú vị là Tilopa có nhiều điểm khá giống với Phật tổ. Họ đều là những hoàng tử, sinh ra trong nhung lụa nhưng cuối cùng lại chấp nhận từ bỏ cuộc sống vương giả, đi theo tiếng gọi của con tim để tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời.
Những tài liệu cổ ghi lại thông tin về Tilopa cũng chứa không ít câu chuyện mang đậm màu sắc thần thoại. Sau khi đặt chân đến nhiều vùng đất, ông chọn Nepal làm điểm đến và bái một nhà sư khác làm thầy. Đó là lúc ông được truyền giáo pháp. Vài sự tích khác cho thấy Tilopa có vinh dự hạnh ngộ Phật tổ và được Người trực tiếp truyền dạy, như một phần thưởng cho những nỗ lực trên đường hành đạo.
Với những kiến thức Phật pháp uyên thâm của mình, Tilopa muốn truyền dạy đến nhiều người nhất có thể. Đó là lý do khiến ông quyết định mở thiền viện mang tên mình và nhận nhiều đệ tử. Một trong số họ là Naropa. Giống như sư phụ mình, Naropa xuất thân từ Hoàng gia Bengal nhưng lại chọn con đường xuất gia. Theo sử sách Ấn Độ còn lưu lại, tên ông có thể là Samantabhadra hoặc Abhayakirti.
Không giống Tilopa, gia đình Naropa ban đầu phản đối quyết định quy y cửa Phật của ông. Bởi Naropa đã thành thân, ông buộc phải từ bỏ người vợ yêu dấu để đi theo Phật. Ông trở lại thiền viện Nalanda, nơi ông từng theo học thời trẻ, nhưng giờ đây là với tư cách của một nhà sư. Không mất nhiều thời gian để Naropa trở thành một trong những tăng ni có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại Thiền viện Nalanda.
Sau khi lĩnh hội hầu hết các kiến thức về Phật pháp, Naropa tìm đến Tilopa để nhận giáo pháp. Lúc này danh tiếng của Tilopa đã vang xa khắp vùng Nam Á nhưng không phải ai cũng biết mặt ông. Vì thế khi gặp Tilopa lần đầu, Naropa không hề biết đây sẽ là vị sư phụ truyền lại toàn bộ giáo pháp cho mình. Nhưng để tu thành chính quả, Naropa phải chấp nhận thử thách từ Tilopa.
Đó là một hành trình mang đậm màu sắc Tây Du Ký. Naropa không cần trải qua 81 kiếp nạn giống thầy trò Đường Tăng trên đường đến Tây Trúc thỉnh kinh, bù lại, một mình ông phải vượt qua 24 thử thách. Để tu thành chính quả, Naropa nhiều lúc sẵn sàng đánh đổi mạng sống của mình. Những giáo pháp nhận từ Tilopa được Naropa sau đó truyền thụ lại cho các đồ đệ của ông.
Một trong số họ là Marpa, người mang giáo pháp đến Tây Tạng đầu thế kỷ thứ XI. Vì lý do đó, người Tây Tạng sùng bái Naropa làm vị Đại Thành Tự Giả xếp hàng cao nhất trong dòng tu của họ. Tượng và hình vẽ Naropa luôn ở giữa, với những vị đại tăng khác ngồi xung quanh. Một vài giai thoại khác chỉ ra đồ đệ mang giáo pháp đến Tây Tạng chính là em gái Naropa chứ không phải Marpa.
Atisha, tỳ kheo xuất chúng nhất
Bên cạnh các nhà sư Bengal ở thế kỷ thứ VIII và Naropa, có một người khác cũng góp phần mang Phật giáo đến Tây Tạng và tạo ra sức ảnh hưởng đến tận ngày nay. Đó là Atisha, một vị đại tăng đương thời với Naropa. Bên cạnh Tây Tạng, tư tưởng sống thanh tịnh, buông bỏ nghiệp đời của Atisha còn vươn đến vùng Đông Nam Á, tới cả những hòn đảo lớn như Java và Sumatra.
Các giai thoại truyền lại cho thấy Atisha sinh ra ở một vùng đất có tên Vikrampur, ngày nay là một phần của Bangladesh. Có cha là Vikrampur và mẹ tên Prabhabati, Atisha có tên khai sinh là Chandragarbha, và nhiều khả năng ông cũng xuất thân từ hoàng tộc. Ngay từ khi còn nhỏ, Atisha tỏ ra xuất chúng trong rất nhiều môn học như thiên văn, văn học, thiền học, hội họa và âm nhạc.
Cũng giống như Naropa và Tilopa, Atisha không quá quan tâm đến cuộc sống trong nhung lụa như nhiều người khác. Thay vào đó, ông chủ yếu chỉ quan tân đến nghiên cứu Phật pháp để tìm nơi giúp cho tâm hồn thanh thản. Atisha tìm đến rất nhiều vị cao tăng để được họ truyền thụ giáo lý nhà Phật. Càng tìm hiểu sâu về Phật giáo, Atisha càng say mê và muốn cống hiến cho Phật pháp nhiều hơn.
Rời khỏi Bengal, điểm đến đầu tiên trên hành trình của Atisha vào đầu thế kỷ thứ XI là đảo Sumatra. Ông ở đây suốt 12 năm và cùng nhiều vị cao tăng khác thu nhận đồ đệ. Chỉ đến ngày cảm thấy Phật pháp của mình có thể được truyền thụ rộng rãi tại hòn đảo lớn này, Atisha mới hồi cố hương. Trở về Ấn Độ, ông được giao nhiệm vụ làm trụ trì thiền viện Vikramshila, và đó cũng là lúc ông nhận được đề nghị từ Quốc vương Tây Tạng.
Vốn sùng bái đạo Phật, Quốc vương Tây Tạng ở thời điểm đó rất muốn Atisha đến với nóc nhà thế giới. Để tỏ lòng thành kính mời vị Tỳ kheo vĩ đại đặt chân tới Tây Tạng, ông đã đích thân đến ghé thăm và ở lại suốt nhiều tháng trời. Cuối cùng Atisha cũng nhận lời đến Tây Tạng truyền bá giáo pháp và sống ở đây cho đến cuối đời. Di cốt của ông được an táng tại một vùng đất thiêng nằm gần Lhasa.
Nếu như Naropa được người Tây Tạng sùng bái làm Đại Thành Tự Giả, thì Atisha cũng được suy tôn làm Đức Phật. Tư tưởng của ông còn mang tầm ảnh hưởng đến tận ngày nay trong các ngôi chùa ở Tây Tạng. Mọi bút tích của ông đều được trân trọng, gìn giữ và lưu truyền sau hơn một thiên niên kỷ. Cho đến nay, người Tây Tạng vẫn nhắc đến Atisha như vị Tỳ kheo vĩ đại nhất.
Trong khoảng 300 năm, Tilopa, Naropa, Atisha và những học trò của họ đã góp phần đưa Phật giáo đến Tây Tạng. Không chỉ vậy, họ còn nâng tầm Phật pháp và gìn giữ nó gần giống với bản thể nhất. Tầm ảnh hưởng của Phật giáo Tây Tạng lớn đến mức vượt xa cả vùng đất khai sinh ra tôn giáo này. Nhưng nếu không có bước đi tiên phong của những người như Tilopa, Naropa và Atisha, điều đó khó có thể trở thành hiện thực.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?
Tư liệu 15:36 02/11/2024Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?
Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng
Tư liệu 15:06 02/11/2024Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Tư liệu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Tư liệu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Xem thêm