Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/05/2021, 09:53 AM

Phong cách thiền nhập thế siêu việt của Tuệ Trung Thượng Sĩ

Tìm hiểu về tư tưởng thiền đời Trần, từ xưa đến nay các tổ thầy và học giả khi nghiên cứu về thiền Phật giáo nói chung và phái thiền nhập thế Trúc lâm Yên Tử đều không ai bỏ qua một gương mặt (cư sĩ) Phật giáo cự phách đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Không xuất gia đầu Phật, sồng cùng thế tục, nhưng tinh thần thiền học khai phóng của Tuệ Trung Thượng Sĩ đã làm thay đổi (phá chấp) nhiều dòng thiền trước đó với nhiều hệ lụy, khiến cho không ít thiền sư, tăng sĩ đương thời khí ấy phải nể phục. Trong đó, có cả Trúc lâm Tam tổ đều có thơ tán thán. Với vua Trần Thái Tông vì cảm nghĩa cốt cách thiền nhập thế siêu việt của Tuệ Trung mà Thái Tông đã phong tước Thượng Sĩ Hưng Ninh Vương. (1)

Nói tới tư tưởng thiền của Tuệ Trung Thượng Sĩ, Thiền sư Thanh Từ cho rằng: “Phong cách thiền của Thượng Sĩ quá siêu việt, không kẹt mắc trong hình thức đối đãi sai biệt. Với tinh thần siêu phóng qua lối đối cơ ứng đáp và thơ tụng của ngài ta thấy sự hiện lộ không thiếu vắng chỗ nào”. Còn với HT Thích Minh Tuệ thì nhận định: “Tất cả thi tụng của Thượng Sĩ hầu như bài nào cũng toát lên tư tưởng thiền. Qua 49 bài tụng được thể hiện trong (Ngữ Lục) đều ôm chứa tinh thần thiền nhập thế kỳ lạ vượt qua mọi kiến chấp để đạt tới bến bờ giải thoát rốt ráo”.

Để nhận diện phong cách thiền siêu việt của Thượng Sĩ, dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tác phẩm trong Ngữ Lục và đôi nét sử liệu đã ghi nhận về Thiền gia cự phách này.

Thế nào là thiền nhập thế? (I)

Tuệ Trung Thượng Sĩ: Tính ngài tính ngài phóng khoáng, thênh thang, không hề bị ràng buộc vào những tiểu tiết, nghi lễ, hình thức tế toái bề ngoài.

Tuệ Trung Thượng Sĩ: Tính ngài tính ngài phóng khoáng, thênh thang, không hề bị ràng buộc vào những tiểu tiết, nghi lễ, hình thức tế toái bề ngoài.

Vài nét về thân thế

Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291) tên là Trần Quốc Tung, con đầu của Khâm Minh Từ Thiện Thái Vương, tước hiệu của An Sinh Vương Trần Liễu do vua Trần Thái Tông ban, anh cả của Hoàng Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm vợ vua Trần Thánh Tông. Khi đại vương mất (1251), Trần Thái Tông cảm nghĩa phong Thượng Sĩ.

Thủa nhỏ, Thượng Sĩ đã có bản chất hùng hậu, cao sáng và kính mến đạo Phật. Khi lớn lên Thượng Sĩ được cử trấn đất Hồng La, tức Hải Dương bây giờ. Ông đã có công hai lần ngăn giặc Bắc (Nguyên) xâm lăng Đại Việt; sau được thăng chuyển chức Tiết Độ Sứ trấn hải đảo Thái Bình. Sau ông lại về ấp Tịnh Bang (nay thuộc huyện Vĩnh Lại làng Yên Quảng) đổi tên là làng Vạn Niên tức thuộc ấp của vua ban tự hiệu Tuệ Trung, vua Thánh Tông tặng là Thượng Sĩ và gọi bằng sư huynh. Ở đây ông có lập Dưỡng Chân Trang là nơi tu Thiền nói Đạo.

Một phong cách thiền nhập thế “phá chấp” khoáng đạt

Về con người của Tuệ Trung Thượng Sĩ, đương thời thiền sư Pháp Loa Đệ nhị tổ Trúc lâm đã có lời tán thán: “Thượng Sĩ vốn khí lượng thâm trầm, phong thần hòa nhã. Thượng Sĩ yêu chuộng cửa không từ lúc còn để chỏm”. Qua tìm hiểu nghiên cứu về Thượng Sĩ, thiến sư Thanh Từ cũng cho rằng “Phong cách Thượng Sĩ quá siêu việt, không kẹt mắc trong hình thức đối đãi”. Nhờ sớm ngộ lý thiền, không câu nệ khái niệm thiên chấp, đây là thứ trở ngại cho con đường thể nhập lý sắc, thế nên Thượng Sĩ đã tự tại trong mọi tình huống. Để chứng minh cho tinh thần này, theo sử liệu được biết: “…Một hôm Thái Hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm mở tiệc mời Thượng Sĩ vào cung dự, thức ăn trên bàn có cả chay và mặn. Thượng Sĩ đã ăn thịt. Hoàng Hậu hỏi “Anh tu thiền mà ăn thịt, làm sao thành Phật được? Thượng Sĩ trả lời: “Phật là Phật, anh là anh, anh không cần thành Phật, Phật không cần thành anh”. Em chẳng nghe cổ đức nói: “Văn Thù là Văn Thù, giải thoát là giải thoát đó sao?”. Nhân chuyện này, vua Trần Nhân Tông cho là lạ, có dịp đã hỏi Thượng Sĩ:

- Chúng sinh quen cái nghiệp ăn thịt uống rượu làm thế nào thoát khỏi tội báo?

Thượng Sĩ đáp:

“- Nếu có người đứng xây mặt lại, thình lình có vua đi qua sau lưng, người kia không biết hoặc cầm vật gì ném vào vua, người ấy sợ không? Ông vua có giận không? Như thế biết rằng hai việc không dính dấp gì nhau.

Nói xong Thượng Sĩ đọc hai bài kệ như sau:

“Vạn pháp vô thường cả

Tâm ngờ tội liền sanh

Xưa nay không một vật

Chẳng hạt, chẳng mầm xanh.

Hằng ngày khi đối cảnh

Cảnh đều do tâm sanh

Tâm, cảnh đều không tịch

Khắp chốn tự viên thành”.

(Nguyễn Lang dịch)

Tháng hai năm 1287, Thái Hậu qua đời, vua Thánh Tông cúng dường trai tăng ở trong cung, thỉnh nhiều vị tôn túc Trưởng lão đến dự, có mời Thượng Sĩ đồng dự. Vua Trần Thánh Tông thỉnh các vị tôn túc làm một bài kệ trình kiến giải, kết quả bài kệ nào cũng “lúng sình ủng nước”. Vua trao giấy mực cho Thượng Sĩ. Thượng Sĩ viết liền một bài kệ dịch như sau:

“Kiến giải trình kiến giải

Tợ dụi mắt thấy quái

Dụi mắt thấy quái rồi

Rõ ràng thường tự tại”

(Nguyễn Lang dịch)

Đọc xong, đắc ý vua Thánh Tông họa kệ:

“Rõ ràng thường tự tại

Cũng dụi mắt thấy quái,

Thấy quái chẳng thấy quái

Quái ấy ắt tự hoại”.

(Nguyễn Lang dịch)

Với những đối cơ trên ta thấy, con người Thượng Sĩ đã tỏa sáng chất thiền, tự tại trước mọi hoàn cảnh, xứng đáng với hiệu Thượng Sĩ vua ban. Về sau, Pháp Loa cũng làm kệ ca ngợi khí chất con người Tuệ Trung Thượng Sĩ như thế này:

“Á!

Gang ròng nhồi lại

Sắt sống đúc thành

Thước trời, tấc đất

Gió mát trăng thanh

Ôi!

(Nguyễn Lang dịch)

Về mặt tư tưởng, vì con người đã tràn đầy khí phách khoáng đạt như thế, nên trong mỗi ngữ ngôn, cử chỉ, tư duy của Thượng Sĩ ta đều thấy toát lên khí thiền và phong cách nhập thế của Phái thiền Trúc lâm qua chân dung của Thượng Sĩ.

Quyển Thượng Sĩ Ngữ Lục do Pháp Loa chép và Trần Nhân Tông hiệu đính gồm có 4 phần, hai phần đầu ghi lại phương pháp khai thị của Thượng Sĩ theo truyền thống thiền tông. Đó là truyền thống vấn đáp dồn dập, khiến hành giả sinh nhiều nghi nạn, càng nghi thì càng giác thấy. Phần đầu của sách Ngữ Lục, Pháp Loa đặt tựa đề là “Đối ứng với cơ duyên”. Với tri thức thông thường, chúng ta không sao hiểu được ngôn ngữ đối đáp của các thiền sư qua các vấn đề đặt ra về thiền như đối nghịch nhau, không ăn nhập gì với nhau. Thế nhưng với thiền sư đặt vấn đề và thiền sinh (trả lời) đáp án, họ thông hiểu tâm tông của nhau một cách trọn vẹn, cuối cùng người được khai thị bừng ngộ.

Thế nào là thiền nhập thế? (II)

Một phương pháp khai thị trong truyền thống thiền tông mà người ta hay nói tới nữa là: Tham cứu công án thoại đầu. Suốt cả cuộc đời hoằng hóa, Thượng Sĩ đã nhiều lần trao cho các đệ tử công án thoại đầu. Pháp Loa ghi lại trong Ngữ Lục có 13 công án. Hành giả vận dụng tất cả tư duy vào công án đã được đặt ra cho đến lúc thấu rõ vấn đề, tức thì hoát nhiên đại ngộ. Phương pháp này giống như người học trò nghiên cứu tìm phương pháp giải bài toán khó mà người thầy đã cho đề bài. Sau giấc ngủ hoặc đang đi trong vườn hoa, nhờ tiềm thức tích cực làm việc, người học trò bỗng tìm ra cách giải đáp bài toán đúng đáp số. Qua công án số 6 được ghi trong sách Ngữ Lục với tự đề “Tánh Phật ở khúc nào?” đây là một pháp dụ chúng ta cùng tìm hiểu:

“Cử”

Một ông tăng hỏi ngài Trường Sa Sầm:

“Con trùn chặt đứt làm hai khúc. Vậy tính Phật ở khúc nào? Ngài đáp:

“Động cũng chẳng động là cảnh giới nào?”

Sư nói:

“Hai phía chẳng phải động

Động ở phía nhà ngươi”.

Tụng rằng:

“Con trùn chặt đứt làm hai

Bên nào cũng động, mấy ai tỏ mà.

Hỏi chi tánh Phật đâu là

Uổng công mổ ruột lói ra sáu rùa”.

Đây là một phương pháp khai thị. Ngoài ra, một phương pháp khai thị khác thường dùng trong thiền tông là la hét, đánh đuổi…Tuy không thấy Thượng Sĩ dùng phép này để khai thị, nhưng chắc chắn Thượng Sĩ vẫn biết đó là một truyền thống khai thị của thiền Phật giáo nói chung ở thời kỳ đầu. Và đây không phải là “nhất tự” thiền của (thiền Thượng thừa). Nhưng trong Ngữ Lục Thượng Sĩ vẫn nhắc lại trường hợp Hòa thượng Đàm Không đánh một bà Ni, qua công án 13 có tựa đề “Sư đánh Ni”.

Theo các tổ thầy và học giả đánh giá, cũng như người viết bài này nhận định: Về tư tưởng thiền, tất cả thi tụng của Tuệ Trung Thượng Sĩ hầu như bài nào cũng toát lên tinh thần thiền nhập thế khoáng đạt siêu phóng. Qua 49 bài tụng trong Ngữ Lục, ngay bài “Khúc ca tâm Phật” được ghi là số 1 ta đã thấy viết như sau:

“…Đi cũng thiền

Ngồi cũng thiền

Giữa lò lửa rực một cành sen

Ý khí mất đi thêm ý khí

Được an tiện đây cứ tiện an…”.

(Trúc Thiên dịch)

Bài số 2, có ghi tựa đề:

Khúc hát ngao

“…Quy Sơn láng giềng hề chăn con trâu nước

Tạ Tam tâm ý hề trổi khúc thương lang

Thăm Tào Khê hề ra mắt Lữ Thị

Viếng Thạch Đầu hề sánh vế Lão Bàng

Vui ta vui hề Bố Đại vui sướng

Điên ta điên hề Phổ Hóa điên gàn…”.

(Trúc Thiên dịch)

Bài số 3 tựa đề: “Sống chết nhàn thôi vậy”. Đây là bài thi tụng được coi là chứa đựng tinh thần thiền nhập thế khai phóng khá sâu sắc, bởi nó phản ánh rõ nét tư tưởng Thiền tông hay còn có tên khác là Như Lai Thanh tịnh thiền của Thượng Sĩ: “Thanh văn ngồi thiền ta không ngồi / Bồ-tát nói pháp ta nói thực”. Bài tụng này có 20 câu. Nội dung đề cập một vấn đề lớn, đó là chuyện sinh tử của con người. Bài tụng này chúng ta sẽ đọc và bàn ở phần cuối bài viết này. Còn bây giờ chúng ta đến với các bài tiếp theo trong Ngữ Lục của Thượng Sĩ.

Với trí tuệ cao vút của Thượng Sĩ, thấy phàm thánh không hai, Niết bàn sinh tử không hai, mê ngộ cũng không hai. Mọi sự đối đãi đều không có thực thể. Song vì lòng từ bi, Thượng Sĩ khuyên người chuyển phàm thành thánh, nhắc nhở người lìa sinh tử nhập Niết-bàn, vẫn nỗ lực tiến tu để đền đáp “tứ trọng ân”. Đây là tình thương đối với những người bạn đang còn lăn lộn trong trường đời, bị lợi danh tình ái thế gian trói buộc, bởi tư tưởng nho gia cố chấp theo kiểu “một con một của ai từ”. Chính vì điều này mà họ không thấy đạo vi tế, nên Thượng Sĩ muốn khuyến khích họ tiến vào đạo để chuyển xấu ác thành mục đích dài hạn của kiếp nhân sinh. Dưới đây là bài thi tụng phản ánh rõ điều này:

“Thời tiết xoay vần xuân đến thu

Cái già xồng xộc đã lên đầu

Giầu sang ngó lại trơ tràng mộng

Năm tháng mang theo chất hộc sầu

Nẻo khổ: vành xe lăn lóc khắp

Sông yêu: bọt nước mất còn đâu.

Trường đời ví chẳng rờ lên mũi

Ngàn thủa nhân duyên chỉ bóng mầu”.

(Trúc Thiên dịch)

Và với bạn đạo, Thượng Sĩ thiết tha kêu gọi họ phải (phản quan) xem lại mình. Đạo không phải cái gì trên trời xa thẳm, mà hiện hữu ngay nơi chúng ta.. Càng trông cậy tìm cầu càng xa với đạo. Một thực tế, người học đạo cứ đôn đáo chạy đông tìm tây, cốt mong thấy Phật để được đạo, nhưng càng tìm càng mù mịt, bởi đạo không phải ở trên núi trong rừng mà ngay gót chân ta. Lấy chuyện xưa, Mã Tổ ngồi thiền trên đảng đá ở ngọn núi Nam Nhạc, Thượng Sĩ có bài tụng với tựa đề:

Bảo cho học giả

“Mịt mù học giả hướng nào dong?

Gạch ngói mài chi uổng phí công

Thôi chớ cửa người nương tựa nữa

Ánh xuân một điểm khắp trời bông”.

(Trúc Thiên dịch)

Cũng dùng hình ảnh và sự kiện, bài thi tụng mà chúng ta tìm hiểu dưới đây có tựa đề “Họa thơ Hưng Trí Thượng Vi Hầu”. Bài này Thượng Sĩ gắn với hai sự kiện về Thiền tông được đề cập 2 câu ở giữa bài đó là “Thiền thất chín năm không tiếng nói / Hoàng Mai một tối giả truyền trao”. Dưới đây là toàn văn bài thi tụng này của Thượng Sĩ:

Họa thơ Hưng Trí Vị Hầu

“Gió thiền không trước cũng không sau

Bổn thể như nhiên lọ phải cầu.

Thiếu thất chín năm không tiếng nói

Hoàng Mai một tối giả truyền trao.

Cơ tâm đã chẳng tơ hào niệm,

Nghiệp miệng sao còn chọn lựa câu.

Đáp lại nguyên quân Trần xử sĩ,

Nhạn buông tiếng lạnh giữa trời thâu”.

(Trúc Thiên dịch)

Nhân đây, cũng xin được nói thêm về dòng Thiền tông này: xuất phát từ Ấn Độ, đến đời tổ Bồ Đề Đạt Ma là tổ thứ 28. Tiếp nối Bồ Đề Đạt Ma truyền dòng thiền này sang Trung Hoa có thêm 5 đời tổ và Việt Nam có 3 đời tổ. Như vậy, đến Sơ tổ Trúc lâm Trần Nhân Tông là tổ thứ 34, Pháp Loa và Huyền Quang là đời tổ kế tiếp; sau đó dòng thiền này lại ẩn…

Trở lại vấn đề vừa nêu, bài thi tụng trên Thượng Sĩ đề cập đến hai sự kiện xảy ra nổi bật trong quá trình tiếp nối dòng thiền này ở đất Trung Hoa. Do thời lượng bài viết, ở đây chỉ xin nêu vắn tắt nội dung hai sự kiện đó là: Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa vào thời vua Lương Võ Đế. Căn cứ sử liệu được biết, vị vua này rất có công trong việc (xây chùa, đúc tượng, độ tăng) có đem chuyện này ra hỏi tổ là việc mình làm như vậy có công đức chăng? Với tinh thần của pháp môn Thiền tông, tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời “Việc làm của vua không có công đức!”. Bởi việc xây chùa, đức tượng, độ tăng của vua chỉ là tạo phước đức dương để hưởng, nên vãng sinh thuộc về các cõi Thiên, chứ không thể giải thoát giới. Với tinh thần “bất biến” như thế, nên buổi đầu dòng thiền này đến Trung Hoa đã bị phản ứng dữ dội. Chính vì lẽ đó, mà tổ Bồ Đề Đạt Ma phải xây mặt vào vách 9 năm không nói. Sự kiện tiếp theo là Lục Tổ Huệ Năng chỉ là một (cư sĩ) đốn củi không học hành gì, công việc chỉ chuyên giã gạo tại (thiền viện Hoàng Mai) nhưng lại có trí (Vô sư) chỉ nghe một câu kinh trong kinh Kim Cang mà ngộ đạo - được Ngũ tổ Hoàng Nhẫn truyền y bát. Bối cảnh truyền y bát cho Lục tổ Huệ Năng thật gian nan, bởi khi trao truyền y bát rồi mà dòng thiền phải (ẩn nhẩn) sau nhiều năm pháp mới hiện…(nếu muốn biết thêm chi tiết xin tìm hiểu lịch sử dòng thiền này).

Kỳ nhân - dị nhân- thiền thi Tuệ Trung Thượng Sỹ với Phóng cuồng ca

Qua bài thi tụng mà chúng ta vừa tìm hiểu cho thấy, dòng thiền này đã đến Đại Việt từ thế kỷ XII, mà người nhận lãnh Pháp thiền sâu mầu này chính là Tuệ Trung Thượng Sĩ - một cư sĩ cự phách đời Trần.

Tóm lại, qua các bài thi tụng của Thượng Sĩ, có những bài như: Phóng cuồng ca (khúc hát ngao), Nhàn nhi dĩ (sống chết nhàn thôi), Thế thái hư huyễn (thói đời hư dối), Giang hồ tự thích (vui thích giang hồ). Theo HT. Thích Minh Tuệ “thoạt xem, chúng ta tưởng Thượng Sĩ chịu ảnh hưởng của tư tưởng Lão Trang. Nhưng không, tư tưởng của các bài thi tụng đó vẫn toát lên tư tưởng Phật học nói chung, thiền học nói riêng, và nói cho đúng hơn tư tưởng Phật học và tư tưởng Lão Trang có nhiều điểm gặp nhau. Quan điểm tương đồng này đã được nêu lên trong tác phẩm Thiền và Lão Trang của Ngô Di”.

Về phương diện tọa thiền, Thượng Sĩ không gò bó theo phép tĩnh tọa mà đi đứng nằm ngồi cũng đều thiền. “Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền (bài Phật tâm ca) “Thanh văn ngồi thiền ta không ngồi” (Sinh tử nhàn nhi dĩ).

Từ thực tế nêu trên cho thấy, từ con người đến tư tưởng của Tuệ Trung Thượng Sĩ tràn đầy chất thiền. Bởi thế, đương thời Thượng Sĩ đã được các tổ thầy cũng như nhiều thiền sư ở nước ta nể trọng, trong đó Trúc Lâm Đại Đầu Đà đã có kệ tán thán. Bởi Thượng Sĩ có một phong cách thiền “phá chấp” khoáng đạt đến kỳ đặc và kinh ngạc.

Chú thích:

(1)  Theo Việt Nam Phật giáo sử luận của (Nguyễn Lang - Quyển I trang 279)

Tài liệu tham khảo:

- Thơ văn Lý-Trần (Nxb. KHXH-1972)

- Thiền học đời Trần - Nhiều tác giả - NxbTôn giáo- 2003)

- Thiền uyển tập anh và một số tài liệu liên quan khác.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo

Nghiên cứu 09:45 19/10/2024

Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.

Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội

Nghiên cứu 09:30 06/10/2024

Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.

Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo

Nghiên cứu 19:05 21/09/2024

Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.

Xem thêm