Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 04/03/2021, 11:27 AM

Thế nào là thiền nhập thế? (I)

Thường thì ta quen nghĩ, thiền nhập thế là thiền dung hòa với thế gian, thế tục. Chính vì điều này, mà người ta không thấy được bản chất trí tuệ sâu sắc của Pháp thiền thanh tịnh hay còn gọi là Như Lai thanh tịnh thiền của đức Bổn sư Thích Ca Văn.

Triết lý tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông qua bài thơ Xuân muộn

Bài viết này, do kiến thức giới hạn nên không dám đi sâu phân tích với mục đích để đáp ứng thỏa mãn được những vấn đề nêu trên của dòng thiền này, mà ở đây chỉ xin đưa ra một vài suy nghĩ nhận xét có tính khái niệm trên cơ sở nhận diện về nội dung và hình thức của dòng thiền nhập thế ở nước ta, mà bấy lâu mọi người vẫn nghe nói, nhưng chưa thật sự hiểu rõ thấu đáo về nó.

Như chúng ta đã biết, pháp môn thiền nói chung có đến cả chục loại khác nhau. Trong bài “Đường lối tu thiền” của Hòa thượng Thiền sư Thanh Từ nêu rõ (xin được trích): “Tu thiền có nhiều pháp mà ngày xưa chính tôi tức (thầy Từ) khi tu cũng rất khổ sở. Bởi vì thời của tôi nói tu thiền nhưng người tu ít giản trạch, nên có những phái thiền không phải của đạo Phật mà người ta vẫn đem ra tu. Như vậy, tu theo Phật để cầu giác ngộ, để giải thoát sinh tử mà lại tu đường lối khác thì nhắm mắt sẽ đi lối khác, trái với bản nguyện ban sơ của mình. Vì vậy quý vị cần phải nhận định kỹ, thiền nào của đạo Phật, thiền nào không phải của đạo Phật”.

the-nao-la-Thien-nhap-the 1

Cũng theo Thiền sư Thanh Từ, nhân đây người viết xin đưa ra để chúng ta cùng tìm hiểu một số loại thiền không phải của đạo Phật đó là: Thiền luân xa, thiền xuất hồn, thiền thai tức, thiền luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, thiền quán tưởng, thiền Yoga, còn gọi là Du-già, với loại thiền này có nhiều cách, khi ứng dụng tu cũng phát tâm từ bi, yêu thương tất cả. Nhưng trọng tâm của thiền này là luyện cho thân thể khỏe mạnh, mục đích trị bệnh nhiều hơn cầu giải thoát.

Trở lại với vấn đề thiền nhập thế nêu trên, trong bài viết “Tính nhập thế của Phật giáo Việt Nam qua thiền phái Trúc lâm Yên Tử của HT. Tiến sĩ Thích Gia Quang có đoạn viết (xin trích): 

“Chắc có nhiều người cho rằng đạo Phật là đạo xuất thế, tại sao tôi lại nói rằng Phật giáo Việt Nam là đạo nhập thế? Xin thưa rằng xuất thế có nghĩa là siêu xuất, siêu việt hơn đời chứ không phải là ra ngoài đời như nhiều người đã tưởng. Tổ Huệ Năng, vị Tổ của Thiền tông đã nói:

“Phật pháp tại thế gian,

Bất ly thế gian giác,

Ly thế mịch bồ để,

Kháp như cầu thố giác”.

Có nghĩa là: Phật pháp trên thế gian này không thể tách khỏi thế gian mà có giác ngộ, nếu tách khỏi thế gian mà tìm cầu sự giác ngộ thì không khác gì đi tìm lông rùa sừng thỏ (một điều không bao giờ có). Điều đó nói lên sự quan hệ mật thiết giữa Phật pháp với thế gian”.

Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam ta đạo Phật truyền vào đã gần 2000 năm, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian bản địa và cùng song song tồn tại. Cũng như các tôn giáo lớn khác, Phật giáo ở nước ta phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Vào thời Lý, Phật giáo không chỉ ở hàng tăng sĩ mà Phật giáo truyền bá rộng rãi trong mọi tấng lớp nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống xã hội và in rõ dấu ấn trong mọi lĩnh vực văn hóa.

Đến đời Trần tức đầu (thế kỷ 12) thì tinh thần nhập thế của đạo Phật Việt Nam phát triển rực rỡ. Dòng thiền nhập thế Trúc lâm Yên Tử ra đời - khẳng định Pháp thiền nhập thế này không hề (trộn lẫn) với bất cứ phái thiền nào trong khu vực cũng như thế giới; mà đại biểu là Trần Nhân Tông (ông vua hóa Phật).

Vậy tính nhập thế của dòng thiền này như thế nào? Căn cứ vào lịch sử chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Tư tưởng Thiền học của đời Trần, và đặc biệt là của Trần Nhân Tông sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều nói trên.

Giá trị nội dung tác phẩm Thiền Tông Bản Hạnh của Thiền sư Chân Nguyên

the-nao-la-Thien-nhap-the 2.jpg

Thực tế để nhìn nhận thấu đáo tinh thần nhập thế của Phái thiền Trúc Lâm Yên Tử chúng ta không thể bỏ qua được vai trò khởi xướng của vua Trần Thái Tông ở thời kỳ (1236) tức ông nội của Trần Nhân Tông. Nhưng do thời lượng của bài viết, ở đây chúng ta chỉ nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo là Trần Nhân Tông. Bởi Ngài đã kế thừa và phát triển rực rỡ tư tưởng Thiền học của Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và của vị cư sĩ (bổn sư) của mình là Tuệ Trung Thượng Sĩ.

Tài liệu tham khảo:

- Bài: Đường lối tu thiền của HT. Thiền sư Thích Thanh Từ -  giảng tại tịnh xá Trung tâm - 1998 (phatgiao.org.vn).

- Tính nhập thế của Phật giáo Việt Nam qua thiền phái Trúc lâm Yên Tử của Thích Gia Quang (Nội san nghiên cứu Phật học số 6 năm 1992).

- Toàn tập Trần Nhân Tông - Lê Mạnh Thát (Nxb.Tp. HCM năm 2000).

- Phật giáo thời Trần (nhiều tác giả) (Nxb. Tôn giáo 2006).

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm