Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/12/2012, 10:58 AM

Phòng VH&TT huyện Thuận Thành trả lời đơn xin lại tượng Pháp Vũ của nhân dân thôn Đông Cốc

Theo văn bản số 64/CV-VHTT của Phòng VHTT huyện Thuận Thành trả lời thì “việc giải quyết di chuyển pho tượng Pháp Vũ cần có sự quyết định của cơ quan có thẩm quyền là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bắc Ninh.”


Phòng Văn hóa và Thông tin UBND huyện Thuận Thành đã có văn bản số 64/CV-VHTT trả lời. Theo văn bản trả lời thì “pho tượng Phật Pháp Vũ được thờ ở chùa Thành Đạo. Năm 1948 khi chùa Thành Đạo bị tiêu hủy do chiến tranh, pho tượng Phật Pháp Vũ được nhân dân địa phương đưa về chùa Dâu.”

"Tháng 4 năm 1962 chùa Đậu được công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia thì tượng Phật Pháp Vũ được kê biên đăng ký trong hồ sơ quản lý của chùa Dâu. Hơn 60 năm qua, tượng Phật Pháp Vũ được Ban quản lý di tích lịch sử chùa Dâu bảo quản chu đáo."

Với ước mong của nhân dân thôn Đông Cốc muốn xin lại tượng Phật Pháp Vũ về chùa thôn Đông Cốc để thờ, "ngày 13/12/2000 đại diện chi hội Người cao tuổi thôn Đông Cốc làm đơn gửi các cấp xin lại tượng Phật Pháp Vũ về chùa thôn Đông Cốc. Ngày 26/02/2011, UBND huyện đã giao cho phòng VHTT trả lời bằng công văn số 05/CV-VH."

Trải qua nhiều lần nhân dân thôn Đông Côc gửi đơn xin lại tượng Phật Pháp Vũ, rồi văn bản trả lời của UBND huyện Thuận Thành, xong do chưa có sự “đồng tình” ở cả 2 phía. "Đến ngày 22/04/2009, UBND huyện đã phối hợp với Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức buổi tọa đàm về chùa Đậu (tức Thành Đạo Tự). Cuộc tọa đàm đã nghe ý kiến trao đổi của GS TS Trần Lâm Biền nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam; TS Nguyễn Hữu Toàn, Cục phó Cục Di sản đều cho ý kiến rằng: “Phật Pháp Vũ phải được thờ tại chùa Đậu theo đúng Luật Di sản…”

Theo văn bản số 64/CV-VHTT của Phòng VHTT huyện Thuận Thành trả lời thì “việc giải quyết di chuyển pho tượng Phật Pháp Vũ cần có sự quyết định của cơ quan có thẩm quyền là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Bắc Ninh.”

Đề nghị UBND 2 xã Hà Mãn, Thanh Khương sớm thống nhất hoàn chỉnh thủ tục đề nghị khôi phục chùa Thành Đạo (chùa Đậu) theo đúng quy định về bảo tồn, phát huy những giá trị di tích lịch sử văn hóa. Thành lập Ban quản lý di tích chùa Thành Đạo để thờ phụng Phật Pháp Vũ, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc – Bắc Ninh.

 
 
 

An Bình

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Quảng Ninh "quản lý hòm công đức" và một góc nhìn!

Ý kiến – Diễn đàn 13:37 09/11/2018

Vậy thì, trước khi ban hành Công văn số 489/UB-VX1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã được chủ sở hữu tài sản “ủy quyền” định đoạt hoặc ủy quyền được tham gia định đoạt tài sản chưa? Đã có trong tay quy định nào từ văn bản luật làm căn cứ pháp lý ban hành chưa? Nếu “chưa” thì rõ ràng là không ổn rồi!

Âm mưu phá hoại Phật giáo của Pháp Luân Công

Ý kiến – Diễn đàn 15:30 07/11/2018

Pháp Luân Công, một tổ chức ngụy trang Phật giáo, đã bóp méo giáo lý của Phật giáo. Cộng đồng Phật giáo phản đối việc đăng ký của Pháp Luân Công cũng là để làm sáng tỏ và bảo vệ Phật giáo chính thống thì lại bị buộc tội không coi trọng nhân quyền. Ai là kẻ vi phạm nhân quyền, phá hoại tôn giáo khác và ai mới là người bảo vệ tôn giáo chính thống?

Suy nghĩ đôi điều về sự cầu siêu và cúng thí thực

Ý kiến – Diễn đàn 15:10 11/10/2018

Cầu siêu là cầu mong siêu thoát, nghĩa là dùng phương pháp nào đó để giúp vong linh của người đã chết vượt qua khỏi cảnh khổ đau. Ý nghĩa thì như vậy, nhưng có siêu thoát được hay không, đây là vấn đề thuộc phương pháp siêu độ hay nói đúng hơn là Pháp thuật vi diệu nào đó mới siêu độ nổi vong linh người quá cố.

Nhà Phật có cấm đánh ghen không?

Ý kiến – Diễn đàn 05:15 09/10/2018

“Tinh tinh”... tiếng chuông tin nhắn vang lên. “Nhà Phật có cấm đánh ghen không mày?”, đọc tin cô bạn thân gửi mà tôi vừa thấy buồn cười lại vừa lo lắng. Tôi vội nhấc điện thoại hẹn gặp bạn ngay để hỏi thăm tình hình, phòng trường hợp bạn “giận quá mất khôn”.

Xem thêm