Phụ nữ và bình an
Những lần đi chùa, tôi đều quan sát thấy sự có mặt của nữ Phật tử luôn đông và có phần áp đảo hơn so với giới nam.
Tôi luôn tự hỏi vì đâu mà nơi cửa Phật luôn là chốn nương tựa của nhiều phụ nữ. Phải chăng, khổ đau trong cuộc sống dễ đến với người nữ hơn, và có thể do đặc thù về giới mà họ phải chịu đựng nhiều hơn phái nam chăng?
Tạm gác quan sát trên lại để kể chuyện mình.
Sau đại dịch Covid-19, tôi đã hình thành được cho mình một thói quen có lợi, đó là ngồi yên lắng nghe tiếng lòng của bản thân. Ban đầu, tôi lặng lẽ ngồi chỉ để mình có được sự thả lỏng trong sức ép kinh hoàng của cơn dịch thế kỷ. Sau thời gian, tôi vẫn chưa nhận ra việc ngồi thả lỏng tâm trí như vậy có lợi lạc gì, nhưng bên trong tôi vẫn mách bảo rằng điều này là cực kỳ cần thiết như oxy hít vào thở ra vậy. Cho nên tôi đã luôn duy trì để thành thói quen riêng. Sau này, tôi mới hay rằng: sự thả lỏng đó đã giúp ích cho tôi có được sự minh mẫn và nguồn năng lượng dồi dào, nhất là ở vị trí của một phụ nữ, càng thả lỏng càng trôi chảy.
Nhờ thả lỏng mà tôi mới định tâm lắng nghe tâm tư của nhiều phụ nữ mà không kèm thái độ phán xét cũng như bài trừ quan điểm của họ. Ngược lại, tôi còn có thể đặt những câu hỏi quan tâm và ân cần hơn với họ.
Qua những cuộc trò chuyện, tôi quan sát thấy phụ nữ khổ tâm vì nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như là: xem trọng quá những thứ không đáng trọng hoặc mắc vào tiểu tiết, để bụng những thứ không đáng, không chánh niệm được vì tâm quá bay bổng, chưa biết nuôi dưỡng tâm hoan hỉ,...
Nhưng xét cho cùng điều tôi kể ở trên đây gây khổ tâm cho cả nam giới chứ không riêng gì nữ giới.
Tôi lại tiếp tục nhìn vào bản thân mình. Tôi thường thấy mình là một phụ nữ dễ nhìn vào tiểu tiết và nhạy cảm. Và tôi tin rằng rất nhiều phụ nữ cũng giống như thế. Những thứ nhỏ nhặt lần lượt lọt vào tầm mắt tôi một cách tự nhiên mà tôi cũng không chủ ý nhìn.
Nhưng từ khi biết đến đạo, tôi không xem đặc tính này của mình là thứ gây khổ nữa. Mà ngược lại, chấp nhận bản thân tối đa, càng chấp nhận càng thương mình hơn. Tôi nhận ra trong mình có tồn tại một đôi mắt "nội soi", có thể soi ra những thứ quá nhỏ nhặt, cảm nhận năng lượng nhạy cảm hơn người khác. Nó làm khó tôi nhiều phen và thật là mừng khi tôi nhận ra được nó. Vì vậy đến bước 2 tôi không để tâm mình dính mắc vào mấy cái vụn vặt mà mình thấy nữa.
Nếu như những điều vụn vặt ảnh hưởng đến tổng thể thì tôi luôn lên tiếng. Ví dụ tình huống có vũng nước trên sàn mà không ai thấy. Như vậy sẽ dễ trượt té, nhất là người già. Và khả năng chú ý vào chi tiết của tôi được phát huy, vì tôi thấy vũng nước trước khi người khác thấy, tôi sẽ lau dọn sàn nhà hoặc nhờ người tạp vụ lau chùi ngay, để không ai té ngã tổn thương.
Còn nếu như việc nhỏ nhặt đó là chuyện vô tình hoặc chút sơ suất của đối phương, nhất là trong mối quan hệ giữa người với người, giữa các thế hệ... Tôi sẽ chủ động bỏ qua. Tôi nhắc nhở bản thân rằng mình hướng đến tâm bình an mà, muốn có bình an thì không nuôi buồn bực quá lâu được. Và cách tôi bỏ qua muộn phiền là câu thần chú:
Buông xả! Xả! Xả! Xả!
Tôi hô thật to lên để những thứ dính mắc trong lòng được xả ra trong hơi thở. Và càng thực hành, tôi càng cảm nhận tốt đẹp hơn, nhanh chóng buông được buồn bực hơn.
Thế đấy, Đạo Phật giúp tôi uyển chuyển hơn trong mọi việc. Đặc biệt chú ý đến tâm mình đang khởi lên cảm xúc gì.
Sau này tôi mới nhận ra, sự thả lỏng của một người phụ nữ giúp chữa lành tâm hồn cho chính người đó và còn có thể xoa dịu tâm hồn của những ai có dịp trò chuyện cùng họ.
Vì khi thả lỏng là lúc ta lắng nghe cả tâm và cả hồn của con người mình. Khi mình làm cho chính mình dc tốt đẹp vững vàng rồi thì mới có sức mạnh để nâng đỡ những tâm hồn khác. Đó là nguyên lý đi lên bền vững cho toàn nhân loại.
Cúi đầu, tôi biết ơn đạo Phật vô vàn.
*Bài dự thi được gửi từ tác giả Nguyễn Thị Phương Hạnh; địa chỉ: Nguyễn Đình Chiểu P.3 Phú Nhuận HCM.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm