Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 17/08/2019, 17:17 PM

Phúc báo bị hao tổn bởi 7 việc làm không tốt

Có lẽ là con người ai cũng sợ nhận những điều không tốt, ảnh hưởng và gây tổn hại đến bản thân. Mỗi khi như vậy chúng ta chỉ biết than trời, trách oán mà ít ai tĩnh lại để xem liệu mình đã gieo những nhân xấu nào để phải nhận lại những quả báo ngày hôm nay?

Phúc báo chính là những điều tốt đẹp đến với chúng ta khi chúng ta gieo một nhân thiện trong quá khứ, người càng có nhiều phúc báo nghĩa là con người luôn làm những công việc thiện, không làm hại đến những người xung quanh mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống, có rất nhiều việc mà chúng ta vô tình làm mà không biết rằng những việc ấy không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất. Dưới đây là 7 việc làm khiến phúc báo bị hao tổn nhanh nhất mà một vị Hòa thượng khuyên bảo:

Phúc báo chính là những điều tốt đẹp đến với chúng ta khi chúng ta gieo một nhân thiện trong quá khứ. Nguồn ảnh: Internet

Phúc báo chính là những điều tốt đẹp đến với chúng ta khi chúng ta gieo một nhân thiện trong quá khứ. Nguồn ảnh: Internet

1. Thường xuyên sát sinh. Trong cuộc sống hàng ngày, sát sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất định phải sát sinh thì chúng ta hãy hạn chế. Bởi vì sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước thì chúng ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.

2. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh. Đại sư Ấn Quang khuyên bảo: "Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi." Nhưng có lẽ không chỉ phụ nữ mà bất kể ai, tức giận, oán giận hay cáu kỉnh cũng đều ảnh hưởng đến những người xung quanh và chính chúng ta. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. 

Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. Nguồn ảnh: Internet

Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức.” Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. Nguồn ảnh: Internet

3. Xung đột với cha mẹ, người bề trên. Cho dù chúng ta có làm từ thiện hàng trăm lần ở đâu đó bên ngoài xã hội, có công đức trên chùa hàng nghìn lần nhưng khi về nhà chúng ta lại xung đột với cha mẹ, bất kính với cha mẹ và những người bề trên thì không những không có phúc báo mà nghiệp báo chúng ta phải trả rất nặng. Vì vậy, hiếu dưỡng cha mẹ, kính trọng bề trên là việc ta phải làm, không phải làm chỉ vì để tích phúc báo mà xuất phát từ tâm ben trong chúng ta.

4. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét người khác. Như đã nói nếu chúng ta gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy, ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai chúng ta cũng sẽ phải chịu như thế. Đại sư Ấn Quang nói: “Người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.”

5. Thường hay nói láo. Sự hòa thuận giữa người với người, ăn ở phải đạo, coi trọng sự chân thành lẫn nhau, kiêng kỵ “hư tình giả ý” (đạo đức giả). Bất luận là người nhà ruột thịt thân thích hay mối quan hệ bạn bè với cấp trên, chỉ cần bạn thường ngày dùng ngôn ngữ chân thật, thành tâm đối xử tử tế, nhất định sẽ đạt được tín nhiệm của người khác. Ngược lại, thường xuyên bịa đặt những chuyện giả tạo dù chỉ một chút, hoặc là đã dưỡng thành “thuyết hoang tâm bất hoảng” (nói dối mà trong tâm không chút sợ hãi), dần dần thành “phản xạ có điều kiện” mà thuận miệng nói láo với bất kỳ ai, có khi chỉ vì một câu nói dối tùy tiện mà phải trả giá vô cùng thê thảm.

6. Khoe khoang, khoa trương bản thân. Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn sẽ khiến cho chúng ta chủ quan mà đôi khi làm hỏng việc. Cũng từ thái độ khoa trương ấy chúng ta sẽ vô tình coi thường người khác khi họ kém cỏi hơn. Như vậy vô tình chúng ta đã gieo những nghiệp chẳng lành.

Chúng ta chỉ cần sống đúng với những gì mình đang có, không đặt điều nói xấu ai, biết hiếu dưỡng và kính trọng bề trên, không khiêm nhường và có đạo đức thì chúng ta sẽ không sợ phải gặp những nghiệp ko lành. Nguồn ảnh: Internet

Chúng ta chỉ cần sống đúng với những gì mình đang có, không đặt điều nói xấu ai, biết hiếu dưỡng và kính trọng bề trên, không khiêm nhường và có đạo đức thì chúng ta sẽ không sợ phải gặp những nghiệp ko lành. Nguồn ảnh: Internet

7. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác hay được gọi Nghiệp khẩu. Đây là khi chúng ta nói những điều không tốt, không đúng sự thật về một ai đó. Chính những điều chúng ta đặt điều nói ra đôi khi mang lại ảnh hưởng không tốt cho người khác mà chúng ta không hề hay biết. Vì vậy cẩn trọng, suy nghĩ kĩ trước khi phát ngôn điều gì để tránh nhận được những nghiệp xấu sau này.

Như vậy, 7 việc làm nghe có vẻ to tát lớn lao nhưng thực chất lại rất đơn giản. Chúng ta chỉ cần sống đúng với những gì mình đang có, không đặt điều nói xấu ai, biết hiếu dưỡng và kính trọng bề trên, không khiêm nhường và có đạo đức thì chúng ta sẽ không sợ phải gặp những nghiệp ko lành.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

“Chánh niệm hơi thở để làm mới tâm trí”

Phật giáo và người trẻ 10:19 26/04/2024

Đây là chủ đề khóa tu "Xuất gia gieo duyên" tổ chức tại thiền viện Phước Sơn (Biên Hòa, Đồng Nai), với sự tham gia của 117 thiện tín, Phật tử phát tâm trải nghiệm đời sống tu sĩ trong thời gian ngắn.

Về chùa Phổ Lại và thương…

Phật giáo và người trẻ 10:01 24/04/2024

Chùa Phổ Lại tọa lạc tại xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nơi đây là vùng trung du, đời sống bà con quanh năm gắn liền với đồng ruộng.

Trung thực với chính mình

Phật giáo và người trẻ 11:26 22/04/2024

Lúc mới bắt đầu sự nghiệp Lý thấy mình hiếu thắng lắm. Có thể hình thức mình trông có vẻ dễ thương và trong sáng, nhưng Lý biết mình chả phải vậy lắm đâu.

Tìm hạnh phúc từ bên trong

Phật giáo và người trẻ 09:38 22/04/2024

Harsha Nagaraju là một người Ấn Độ sinh sống ở TP Mysore, không xa đô thị Bangalore lớn nhất ở miền Nam Ấn. Khoảng 15 năm trước, Harsha đã từ bỏ công việc của một kỹ sư hóa học để sống cuộc đời “du mục” sau khóa thiền Vipassana 10 ngày.

Xem thêm