Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 30/10/2019, 08:50 AM

Phước lạc thay sự xuất hiện của chư Phật

Sự du nhập của đạo Phật vào Việt Nam từ lúc bắt đầu đến tận ngày nay đã trải qua nhiều triều đại. Cùng với các biến cố lịch sử khác nhau cho chúng ta thấy khi có sự dẫn dắt, soi sáng và giáo dục của đạo Phật thì đất nước được an bình và tinh thần được thăng hoa.

 >>Đức Phật

Qua dữ liệu lịch sử đã chứng minh rõ với sự anh minh sáng suốt của các vị vua cùng các bề tôi trung thành và tài trí đã biết vận dụng nương nhờ vào đạo Phật đưa dân tộc mình có được đời sống hiền lương, đạo đức. Hai dòng thiền pháp vân (đời Lý) và Trúc Lâm (đời Trần) đã từng bước ươm mầm, phát triển đem lại sức sống tình thương bao dung hòa quyện sự lắng nghe thấu hiểu thổi vào mạch nguồn tâm linh của dân tộc Việt Nam. Làm phát khởi thấm nhuần giáo lý đạo Phật, khiến thăng hoa từ nhiều phương tiện được thể hiện rất rõ qua câu ca dao:

Mái chùa che chở hồn dân tộc,

Nếp sống muôn đời của tổ tông.

Nhận thức rõ sự tác động lẫn nhau giữa con người với hiện tượng tự nhiên đều là do nhân duyên tạo nên. Để từ đó hiểu rõ hơn chính “con người là chủ nhân của mọi hành động và là kẻ thừa hưởng kết quả hành động của mình tạo ra”.

Nhận thức rõ sự tác động lẫn nhau giữa con người với hiện tượng tự nhiên đều là do nhân duyên tạo nên. Để từ đó hiểu rõ hơn chính “con người là chủ nhân của mọi hành động và là kẻ thừa hưởng kết quả hành động của mình tạo ra”.

Nên đạo Phật và dân tộc phải luôn gắn liền với nhau. Dân tộc luôn đồng hành với nguồn vi diệu của đạo Phật thì mới làm cho đất nước ngày càng đoàn kết, hòa hợp, vui hưởng thái binh, vươn cao đạo đức.

Yếu tố chính trong sự giáo dục của giáo lý đạo Phật đó là mở rộng lòng thương và tôn trọng sự sống. Vì thế chúng ta hãy chiêm nghiệm kỹ điều này.

Mở rộng lòng thương là bi, tôn trọng sự sống là trí. Đức Phật trong quá trình hành đạo đã đạt được bi trí trọn vẹn, là tấm gương cho hàng hậu thế noi theo. Thông qua Tam Tạng kinh điển là một kho tàng kiến thức đồ sộ, dù có trải qua nhiều kiếp khó mà hiểu và ngộ nhập được. Giáo pháp để lại cho chúng ta tu học đều xuất phát từ bản nguyện cao cả của ngài đã nói lên khổ và con đường diệt khổ. Cho nên hễ con người còn khổ đau là còn cần đến đạo Phật. Như lời tán thán :

Phước lạc thay là sự xuất hiện của chư Phật

Phước lạc thay là sự diễn thuyết của chánh Pháp

Phước lạc thay là sự hòa hiệp của Tăng – già

Phước lạc thay là sự cần tu của đại chúng.

Được phước duyên gặp Phật ra đời, được nghe những lời Phật dạy, sinh hoạt tu tập trong đoàn thể hòa hợp thanh tịnh còn hạnh phúc nào hơn! Ngày nay những thứ hạnh phúc này không phải chúng ta không có. Chỉ khi nào ta lắng đọng mới phiền não. Tâm trở nên thanh tịnh, lúc đó Phật hiện tiền. Hằng ngày thực hành theo lời Phật dạy, sống chánh niệm, tỉnh giác soi sáng lời nói, hành động và ý nghĩ. Tức là ta đã sống trong đoàn thể hòa hợp thanh tịnh thì còn hạnh phúc bằng nào!

Sự du nhập của đạo Phật vào Việt Nam từ lúc bắt đầu đến tận ngày nay đã trải qua nhiều triều đại. Cùng với các biến cố lịch sử khác nhau cho chúng ta thấy khi có sự dẫn dắt, soi sáng và giáo dục của đạo Phật thì đất nước được an bình và tinh thần được thăng hoa.

Sự du nhập của đạo Phật vào Việt Nam từ lúc bắt đầu đến tận ngày nay đã trải qua nhiều triều đại. Cùng với các biến cố lịch sử khác nhau cho chúng ta thấy khi có sự dẫn dắt, soi sáng và giáo dục của đạo Phật thì đất nước được an bình và tinh thần được thăng hoa.

Bài liên quan

Ngày nay với sự tiến bộ văn minh và nền khoa học công nghệ hiện đại cùng với sự thử thách va chạm đã làm xói mòn lương tâm đạo đức. Chính vì thế sự hiện diện và giáo dục của Phật ngày càng được đặt lên bức thiết hơn. Đây là trách nhiệm người con Phật được đặt trên vai ngày càng nặng nề hơn. Suy nghiệm tư duy sắc bén để có thể nhận thức hiểu thấu rõ con người hoàn cảnh và môi trường xung quanh. Điều này được đức Phật dự báo trước cho chúng ta qua kinh A Di Đà bằng ý niệm “Ngũ trược”

Tiến trình toàn cầu hóa của nhân loại ngày nay làm gia tăng kinh tế nhưng cũng gắn với nhiều mối quan hệ phức tạp giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với đoàn thể, đoàn thể với đoàn thể… dẫn đến nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến sự sống con người đối diện với vấn đề chưa được báo trước như dịch bệnh và thiên tai. Dựa vào các giáo lý trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã chỉ rõ: “Một là tất cả, tất cả là một” nghĩa là con người với vũ trụ có sự tương tác với nhau.

Cái này sinh cái kia sinh

Cái này diệt cái kia diệt

Cái này có cái kia có

Cái này không cái kia không.

Nhận thức rõ sự tác động lẫn nhau giữa con người với hiện tượng tự nhiên đều là do nhân duyên tạo nên. Để từ đó hiểu rõ hơn chính “con người là chủ nhân của mọi hành động và là kẻ thừa hưởng kết quả hành động của mình tạo ra”. Nhằm hóa giải vấn nạn trong chiều hướng phát triển khoa học công nghệ ngày càng vươn đến đỉnh cao.

Và chúng ra hãy lắng lòng nghe lời đại nguyện của Tôn giả A Nan trong kinh Thủ Lăng Nghiêm: "Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập".

Ngài A Nan đã phát tâm làm lợi ích cho chúng sanh trong thời đại ngũ trược đầy chướng duyên này bằng chất liệu mở rộng lòng yêu thương và tôn trọng sự sống. Ngài đã vượt qua… vượt qua tất cả…

 Theo: Chùa Hoằng Pháp

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đức Phật đến với chúng ta

Đức Phật 09:12 05/11/2024

Chúng sinh hay hữu tình là những loài bị trói, không phải bởi một giây phiền não, mà cả trăm giây phiền não, cả ngàn giây phiền não, cả vô số vô biên giây phiền não.

Đức Phật: Nơi quy ngưỡng của tâm thức nhân loại

Đức Phật 11:05 28/10/2024

Trong muôn vàn những phát biểu trang trọng mà nhân loại trên hành tinh đã dành để bày tỏ lòng kính ngưỡng đối với Đức Phật, có hai nhận định quan trọng nói về cuộc đời giác ngộ của Ngài, có thể giúp chúng ta hiểu lý do vì sao Liên Hiệp Quốc quyết định chọn Vesak làm ngày kỷ niệm và tôn vinh Ngài.

Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya

Đức Phật 09:00 11/10/2024

Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.

Những đức tánh của Phật

Đức Phật 17:40 02/10/2024

Luận Nhiếp đại thừa viết: Đức tánh của Phật đà có 7 thứ mà ai niệm Phật cũng phải tưởng niệm những đức tánh ấy.

Xem thêm