Thứ ba, 24/09/2019, 07:15 AM

Bồ Tát Quán Thế Âm: Vị Bồ Tát hiện thân cho lòng từ bi của mười phương Chư Phật

“Bồ Tát Quán Thế Âm, là vị Bồ Tát hiện thân cho lòng từ bi của mười phương Chư Phật, quán chiếu âm thanh khổ não, tâm sự, nguyện cầu trong ba cõi chúng sinh và mênh mông pháp giới để hóa độ, cứu vớt và chở che…”

>>Phật tử có thể đọc loạt bài về Bồ Tát 

Chính nơi thân, tâm của Bồ Tát, là Người đã hoàn thiện vô số vô lượng công đức từ vô lượng kiếp bất khả từ nghì trong quá khứ đến mãi mãi về sau…do đó, chúng ta phải khẳng định rằng, Bồ Tát là Người mà chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối để cầu nguyện, sẻ chia và tưởng niệm. Ảnh minh họa

Chính nơi thân, tâm của Bồ Tát, là Người đã hoàn thiện vô số vô lượng công đức từ vô lượng kiếp bất khả từ nghì trong quá khứ đến mãi mãi về sau…do đó, chúng ta phải khẳng định rằng, Bồ Tát là Người mà chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối để cầu nguyện, sẻ chia và tưởng niệm. Ảnh minh họa

Bài liên quan

Kính thưa quý Phật Tử, đã có rất nhiều bài viết, ngôn từ, sách báo và vô số câu chuyện về sự linh ứng của Bồ Tát Quán Thế Âm từ xưa đến nay, nhưng ngày hôm nay, tôi vẫn muốn có thêm vài dòng để chia sẻ về đại nguyện và lòng đại từ đại bi của Bồ Tát. 

Như chúng ta đã biết, Bồ Tát là những vị mang hạnh nguyện hóa độ chúng sinh phải cực khổ trong sinh tử, luân hồi dưới nhiều hình tướng khác nhau nhằm hóa độ và cứu giúp chúng sinh, đáp lại lời cầu nguyện của chúng sinh trong mênh mông pháp giới. 

Bồ Tát Quán Thế Âm cũng vậy, có thể nói, sau Phật Bổn Sư, Bồ Tát là Người mà hiện tại chúng ta đang tôn thờ với hết lòng kính yêu, vì sự đáp cầu của Ngài trong những lúc chúng ta gặp hoạn nạn, khổ đau. Bồ Tát cũng tùy nghi vào nơi chúng sinh mà xuất thế, thị hiện hoặc thi triển thần lực mà cứu vớt. 

Chính nơi thân, tâm của Bồ Tát, là Người đã hoàn thiện vô số vô lượng công đức từ vô lượng kiếp bất khả từ nghì trong quá khứ đến mãi mãi về sau…do đó, chúng ta phải khẳng định rằng, Bồ Tát là Người mà chúng ta có thể tin tưởng tuyệt đối để cầu nguyện, sẻ chia và tưởng niệm.

Ngoài Thập Nhị Đại Nguyện rộng lớn và vô biên trong Vũ Trụ, Bồ Tát Quán Thế Âm còn có một Đại Nguyện vô cùng to lớn, thể hiện lòng Bi Từ của tất Cả Chư Phật trong chúng sinh: Đó là đại nguyện Vô Ý Thí.

Bài liên quan

Vô Ý Thí ở đây, có nghĩa là, không phân biệt chúng sinh theo tôn giáo, quốc gia, dân tộc, gia thế, nam nữ, giàu nghèo, già trẻ…kể cả khi người đó đã âm phước, và kể cả khi người đó phải gặp định nghiệp của mình, buộc phải trả quả báo để xả thân theo nghiệp duyên của họ, nếu cầu Nguyện với Bồ Tát Quán Thế Âm, Người sẽ ứng cầu. 

Tôi tin chắc một điều rằng, ai ai trong số chúng ta cũng đã từng ít nhất một lần trong đời, được ông bà, cha mẹ dạy về cách “thoát nạn”: Khi con bị đuối nước, nhớ niệm Bồ Tát Quán Âm nha con, khi con gặp chuyện bất bình, nạn tai, nhớ niệm Quán Thế Âm Bồ Tát nha con…rồi khi con đi làm việc gì đó mà không chắc ăn, con cũng nhớ cầu cứu Bồ Tát nha con….như vậy, mà không biết tự bao đời nào, Bồ tát đã xuất hiện rất thực tế, rất tha thiết và rất từ mẫn yêu thương, trong tín ngưỡng dân gian, trong tâm thức của một con người Việt Nam, dù là sau này, cuộc đời có cho họ đi về đạo nào, xứ nào, nhưng chí ít, họ cũng đã có cơ may được một lần biết qua sự linh cảm, ứng hiện và công đức của Bồ Tát Quán Thế Âm trong cuộc đời này! 

Và với chúng ta, một người tu học theo Phật, chắc chắn, chúng ta cũng đã từng hoặc đang thọ ân, nhận được sự gia hộ từ nơi Bồ Tát. Và sự gia hộ đó, thật là vi diệu, thật là mầu nhiệm và ngay lập tức, chỗ mong cầu của chúng sinh đều được như ý. 

Cũng phải nói đến, tùy vào lời cầu xin của chúng sinh đúng trong Chánh Pháp mà ở nơi Bồ Tát có đáp ứng. Với những chuyện nghịch thiên nghịch lý, thương tổn chúng sinh, hãm hại người khác, trụy lạc suy đồi…chắc chắn sẽ không bao giờ có sự linh ứng. 

Sự cảm ứng của Bồ Tát 

Bồ Tát không những là một vị Thánh đầy uy lực, uy đức. Mà nơi tâm của Ngài, là cả một lòng Từ Bi vô biên vô hạn, nên Ngài mới phát khởi đại nguyện Vô Ý Thí này. Ảnh minh họa

Bồ Tát không những là một vị Thánh đầy uy lực, uy đức. Mà nơi tâm của Ngài, là cả một lòng Từ Bi vô biên vô hạn, nên Ngài mới phát khởi đại nguyện Vô Ý Thí này. Ảnh minh họa

Từ  Cảm - Ứng, cũng giống như cặp động từ Cầu – Nguyện, tuy đi đôi, và đọc có vẻ nghe như một động từ mang ý nghĩa cầu xin, và nơi Bồ Tát chỉ có đáp ứng, nhưng thực tế không phải như vậy. 

Cảm Ứng là hai động từ cổ, xuất hiện trong kinh điển của Phật Giáo chúng ta mà ra. Chứ không phải là từ mới ( như điện thoại cảm ứng, tivi cảm ứng…) hiện nay. 

Cảm ở đây có nghĩa là phải cùng tần số, cùng tâm với Bồ Tát hay vị nào mà chúng sinh hướng tâm cầu nguyện tới. Còn ứng là sự Linh Ứng. Là lời đáp trả, phản hồi cho lòng cảm của chúng ta. 

Bài liên quan

Nơi thân ta, chắc chắn không thể nào duy trì mãi một tần số với Bồ Tát vì chúng ta vẫn còn là người, vẫn còn đang cố gắng từng chút một diệt trừ sân si, ngã chấp của mình. Nhưng nếu thực hành những lời khấn nguyện, rải tâm từ bi, tác ý khiêm hạ, cầu nguyện cho sự lợi ích, an vui và viên mãn cho khắp pháp giới bao la, đừng cầu xin gì cho nơi thân ta…lâu ngày như vậy, công phu tu tập này sẽ là những mối duyên, chẳng những theo luật Nhân Quả, khi ta mong cầu những điều tốt đẹp xảy đến với ai thực tâm, thì điều đó đủ duyên thành tựu, sẽ theo Nhân Quả mà quay về nơi chính thân ta, mà còn là sự đồng điệu về tần số, sự giao cảm với Bậc Đại Bồ Tát. Do đó, mỗi khi gặp phải điều hiểm nguy, hay khó khăn trong công cuộc giáo hóa, hoằng pháp, ta đều sẽ nhận được sự gia hộ đầy vi diệu của Bồ Tát. 

Có lẽ vì thế, mà ngôn từ hiện đại về Cảm Ứng được sử dụng cho điện thoại, máy tính cảm ứng…chỉ cảm ứng được với da tay người và một số thiệt bị bổ trợ khác. Nên đây cũng là một ví dụ vui, nhưng mang tính nhắc nhở chúng ta, phải sống và tu tập thế nào…cho đúng với Tâm và tần số của Bồ Tát, không phải được sự cầu xin viên thành, mà là để ta tự thân mình, học tập, hoàn thiện công đức, và tiến tu để làm chỗ dựa, nương nhờ cho chúng sinh còn sinh tử khổ đau. 

Có thể nói, Bồ Tát không những là một vị Thánh đầy uy lực, uy đức. Mà nơi tâm của Ngài, là cả một lòng Từ Bi vô biên vô hạn, nên Ngài mới phát khởi đại nguyện Vô Ý Thí này. 

Cầu và Nguyện với Bồ Tát

Và vì là người Phật Tử với tâm từ bi, trí tuệ như thế, nên chúng ta cũng phải ghi nhớ rằng: Có Cầu thì phải có Nguyện.

Và vì là người Phật Tử với tâm từ bi, trí tuệ như thế, nên chúng ta cũng phải ghi nhớ rằng: Có Cầu thì phải có Nguyện.

Dù hiện tại, chúng ta vẫn phải vất vả và cực khổ trong luân hồi với bao nỗi niềm tâm tư và nỗi đau nơi thân thể, nhưng nhìn lại…Chúng ta thật là may mắn, thật là có Phước khi biết đến Đạo Phật, khi có vô số vị Bồ Tát, chư Thánh…luôn luôn âm thầm dõi theo, quán sát và giúp đỡ chúng ta mỗi khi ta rơi vào nghịch cảnh, sự trái ngang, khổ đau của cuộc đời này. 

Bài liên quan

Và vì là người Phật Tử với tâm từ bi, trí tuệ như thế, nên chúng ta cũng phải ghi nhớ rằng: Có Cầu thì phải có Nguyện. Không đợi cho đến lúc khổ đau, chướng duyên nghịch cảnh rồi ta mới chật vật cầu xin Bồ Tát giúp đỡ rồi lại hối hả làm đại việc công đức gì đó, mang tính hình thức trả lễ rồi hồi hướng lại cho Bồ Tát. Người Phật tử chúng ta không phải như vậy.

Có nhiều người, do không biết định lượng phước tội của mình, cứ hay xin những việc rất nhỏ nhặt với Bồ Tát. Do những Đại Nguyện và lòng từ, nên Bồ Tát cũng gia hộ được như ý. Nhưng lòng tham vô bể, như ý một lần rồi, không chịu trả ơn, trả phước cho Bồ Tát, mà cứ được đà tiến tới…thế rồi tới một ngày kia, họ bảo “Bồ Tát hết linh, Bồ Tát đang bận, Bồ Tát đi vắng, Bồ Tát hết thương con…”

Mà ở nơi họ không tự quán xét bản thân mình, do những điều cầu xin riêng tư, nhỏ bé, vụn vặt, tư lợi trước mắt…mà nó vô tình thể hiện bản chất bỏn xẻn, ích kỉ và tham lam của mình ra. Do nhiều lần sở nguyện viên thành, mà không hề nhớ tưởng làm việc gì có ích cho chúng sinh, hay phải Nguyện hành công đức gì tương xứng để trả phước lại cho Bồ Tát, Bồ Tát không còn gia hộ là một lời nhắc nhở…đã vậy, còn khởi tâm bất kính, buông lời trách móc…thật là không còn từ gì để diễn tả. 

Do vậy, dù giữa cuộc đời này, còn nhiều điều vất vả, khổ đau và ngang trái, nhưng ta vẫn phải cố gắng bòn từng chút phước duyên, siêng năng giúp đỡ mọi người, sống cuộc đời đầy giới đức…có như vậy, may ra, ta mới có dư ra một ít phước để có thể nhận được sự trợ giúp của Bồ Tát.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bài liên quan

Không ỷ lại rằng, Bồ Tát có đại nguyện to lớn với chúng sinh mà chúng ta cứ liên tục tìm cầu. Cũng đừng vì tư lợi mà xin được trợ giúp. Hãy đọc lên lời cầu nguyện cho Quê hương Đất Nước, cho khắp muôn loài, cầu nguyện sự hòa bình nơi dương thế và sự siêu tịnh nơi cõi âm, phát khởi lòng từ mẫn, yêu thương vị tha để có thể tương cảm với tâm và nguyện của chư Phật, chư Bồ Tát. Chúng ta nhớ rằng, trong kinh Thánh Trí Bát Nhã có đoạn ghi: “Này Xá Lợi Phất, với sự tự tại an lành như thế, Bồ Tát đi vào sinh tử mang hạnh nguyện hoá độ chúng sinh. Khi ở trong sinh tử, Bồ tát không bị dính mắc bởi bất cứ điều gì, không cần bất cứ điều gì, không xao động theo bất cứ sự biến dịch nào của cuộc đời. Bồ tát đến với chúng sinh bằng tâm từ bi vô hạn, không phân biệt kẻ sang người hèn, kẻ dở người hay, thậm chí thương yêu cả kẻ xấu ác để tìm cách hoá độ. Bồ tát sẽ phải chấp nhận mọi điều tôn vinh hay nhục mạ, vinh quang hay cay đắng một cách bình thản. Dũng lực của Bồ Tát là vô biên vô hạn.

Bồ Tát sẽ tuỳ theo tâm tình, sở thích, ngôn ngữ của chúng sinh mà tìm cách hoá độ chứ không chấp cứng vào văn tự kinh điển vì cả cuộc sống của Bồ Tát là một bài kinh thiêng liêng bất tận; những việc làm của Bồ tát là tấm gương sáng ngời, ngay cả một cái nhìn hay sự im lặng của Bồ tát cũng như sấm sét có thể làm thay đổi tâm hồn người đối diện.”

Vì thế cho nên, tâm khiêm hạ cũng là một điều cần phải thực hành. Vì chúng ta không hay biết rằng, giữa cuộc đời này, đâu là vị Bồ Tát, nếu chỉ sơ xuất một lần đắc tội, khởi tâm niệm bất kính hay nói lời chê bai, sau khi bỏ thân mạng này, lập tức ta đọa ngay vào địa ngục, không biết phải chịu khổ bao lâu để chờ ngày thoát khỏi.

Xin nguyện trên Chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho Thế giới này hòa bình, chúng sinh an lạc. Người người sống với nhau bằng trái tim yêu thương tử tế. Tất cả mọi người cùng nắm tay nhau đi trên con đường Giác Ngộ, giải thoát. 

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm