Thứ, 22/06/2020, 08:27 AM

Phương pháp chuyển hóa khổ đau

Trong giáo lý Tứ diệu đế, đức Phật dạy về tám điều khổ: sinh, lão, bệnh, tử và bốn yếu tố làm con người khổ đau nhất mà nhân loại khó thoát ra được đó là yêu mà xa lìa nhau, cầu mà không được toại ý, ghét mà gặp nhau, năm uẩn không hòa hợp.

Tư tưởng của đạo Phật giải phóng khổ đau cho con người

Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ có mỗi nỗi khổ khác nhau, nghèo cũng khổ mà giàu cũng khổ. Vậy có đúng không? Nghèo đã khổ thì đúng nhưng giàu cũng khổ thì chẳng ai tin. Đó cũng là nhiều thắc mắc của con người. Vậy đâu mới là đúng? Tục ngữ có câu: “Mỗi cây mỗi cành, mỗi nhà mỗi cảnh”.

Câu tục ngữ trên cho ta thấy rõ được tố chất của mỗi hoàn cảnh khổ khác nhau. Mỗi nỗi khổ vây quanh cũng chỉ có tham, sân, si. Đó là ba yếu tố chi phối cả một cuộc đời của mỗi cá nhân chúng ta. Ai cũng bị khổ nhưng không ai thoát được nó. Nó giống như vòng kim cô trên đầu của Tôn Ngộ Không.

Trong giáo lý Tứ diệu đế, đức Phật dạy về tám điều khổ: sinh, lão, bệnh, tử và bốn yếu tố làm con người khổ đau nhất mà nhân loại khó thoát ra được đó là yêu mà xa lìa nhau, cầu mà không được toại ý, ghét mà gặp nhau, năm uẩn không hòa hợp.

Chúng ta đã biết được nguyên nhân của khổ đau do đâu thì ta thực tập chánh niệm, tỉnh thức để thấy rõ được thực tại, được tố chất thật giả bên trong của mọi vấn đề, từ đó ta tập buông bỏ nó lần lần.

Chúng ta đã biết được nguyên nhân của khổ đau do đâu thì ta thực tập chánh niệm, tỉnh thức để thấy rõ được thực tại, được tố chất thật giả bên trong của mọi vấn đề, từ đó ta tập buông bỏ nó lần lần.

Dục vọng là sợi dây dẫn đến khổ đau

Thế gian này có nhiều cuộc tình vì đau khổ phải tự tử. Cho nên Kim Dung có viết cuốn tiểu thuyết Thần Điêu Đại Hiệp, nhân vật Lý Mạc Sầu nói: “Hỡi thế gian, tình là cái chi chi mà hẹn thề sống chết có nhau?”. Cô ấy khổ đau vì bị phụ tình mà trở nên ác độc, giết người vô số. Trong xã hội thực tế ngày nay, nhiều người ghen tuông, nhiều cuộc chia tay, kẻ mất mạng, người ngồi nhà lao đếm lịch đợi ngày là như vậy. Yêu mà không được thì trở thành thù hận và đau khổ. Trong kinh Pháp Cú, Phật có dạy:

“Chớ gần gũi người yêu

Trọn đời xa kẻ ghét

Yêu không gặp là khổ

Oán phải gặp cũng đau”.

Khổ đau là do lòng tham muốn thì không bao giờ có đáy. Đức Phật gọi cầu mà không được nên khổ. Con người chúng ta hay cầu nhiều thứ: danh lợi, địa vị, giàu sang, vợ đẹp, con ngoan… Bản thân chúng tôi cũng có mong cầu nhiều thứ: cầu thành Phật độ chúng sinh. Cầu không được vẫn bị khổ đau như thường. Ai đó đem nải chuối đến chùa cúng Phật rồi cầu xin đủ thứ, mà không được rồi nói Phật không linh. Họ giận hờn không đi chùa, nghe ở đâu có đồn linh thiêng là liền đến. Vậy có khổ không?

Trong giáo lý Tứ diệu đế, đức Phật dạy về tám điều khổ: sinh, lão, bệnh, tử và bốn yếu tố làm con người khổ đau nhất mà nhân loại khó thoát ra được đó là yêu mà xa lìa nhau, cầu mà không được toại ý, ghét mà gặp nhau, năm uẩn không hòa hợp.

Trong giáo lý Tứ diệu đế, đức Phật dạy về tám điều khổ: sinh, lão, bệnh, tử và bốn yếu tố làm con người khổ đau nhất mà nhân loại khó thoát ra được đó là yêu mà xa lìa nhau, cầu mà không được toại ý, ghét mà gặp nhau, năm uẩn không hòa hợp.

Tham ái là cội nguồn của khổ đau

Làm sao chúng ta có thể chuyển hóa khổ đau? Chúng ta đã biết được nguyên nhân của khổ đau do đâu thì ta thực tập chánh niệm, tỉnh thức để thấy rõ được thực tại, được tố chất thật giả bên trong của mọi vấn đề, từ đó ta tập buông bỏ nó lần lần. Nhưng ta nói thì dễ nhưng làm thì cả một vấn đề. Như bản thân chúng tôi mê xem phim kiếm hiệp, xem bất chấp giờ giấc, có thể bỏ ăn, bỏ ngủ. Sau khi bị nhắc nhở thì hứa với lòng sẽ cố gắng từ bỏ, nhưng rồi cũng chứng nào tật nấy. Cho đến một hôm tôi suy nghĩ chỉ vì cảm xúc của phim mà mình lại đắm chìm như vậy sao? Từ đó, tôi thực tập bỏ dần và cuối cùng tôi không còn mê đắm nó nữa. Mọi thứ chỉ là tạm bợ, có rồi sẽ mất, chúng chỉ khiến ta khổ đau. Chỉ cần ta thực tập chánh niệm, tỉnh thức thì sẽ nhận diện được từng tâm niệm ham muốn của ta sanh diệt. Lúc đó, cội nguồn của hạnh phúc sẽ có mặt trong từng hơi thở vào và ra. Thở vào ta biết ta đang thở vào, thở ra ta biết ta đang thở ra.

Hạnh phúc, an vui sẽ hiện diện khi ta có chánh niệm, tỉnh thức. Khi ta thở vào, ra thì ngay lúc đó có mặt trong giờ phút thực tại, ta sẽ không bị chính lòng ham muốn, mong cầu chi phối làm cho ta chạy theo ngoại cảnh. Vậy là ta đã dừng lại và chuyển hóa từ ham muốn, khổ đau thành an vui, từ thế gian thành Niết-bàn an tĩnh.

“Các hành vô thường

Là pháp sinh diệt

Sinh diệt diệc rồi

Tịch diệt là vui”.

> Xem thêm video: "Mạn đàm về pháp tu lạy Phật":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm