Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/08/2023, 07:27 AM

Phương pháp để thoát ra khỏi vô minh tà niệm

Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà; Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ (Ái không nặng, không sanh ra ở Ta Bà; Niệm Phật không chuyên nhất, không vãng sanh Tịnh Độ).

Con người sanh ra ở thế giới Ta Bà chính là vì ái dục quá nặng. Vãng sanh Tịnh Độ phải dựa vào A Di Đà Phật, then chốt ở ý niệm phải chuyên nhất. Chỉ có một câu “A Di Đà Phật”, nhất định không có tạp niệm thứ hai, thì chắc chắn sanh Tịnh Độ. Nếu khi niệm “A Di Đà Phật”, còn xen tạp vọng niệm khác, thì sẽ không có phần vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ được rồi. Là do “ái dục” làm cản trở.

Nhớ A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật thì mới vĩnh hằng, là đại trí tuệ chân thật.

Nhớ A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật thì mới vĩnh hằng, là đại trí tuệ chân thật.

Đời này chúng ta chỉ có một mục tiêu: Muốn gặp A Di Đà Phật, muốn đến thế giới Cực Lạc. Làm cách nào để đi? Trong kinh dạy chúng ta "chấp trì danh hiệu" thì có thể đi. Vậy thì các vị không thể lơi lỏng danh hiệu A Di Đà Phật này, những thứ khác đều có thể buông xuống, vì “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng” cái gì có hình tướng đều là giả, mọi thứ đều không thể mang theo, không thứ nào hữu dụng cả.

Chúng ta nhớ thật kỹ, tưởng nhớ những thứ khác đều là tạo nghiệp luân hồi, còn cái gì không tưởng không nghĩ cũng là nghiệp lục đạo luân hồi, đọa đến vô minh. Chúng ta không đọa đến vô minh thì đọa đến tà niệm. Vô minh và tà niệm đều không ra khỏi luân hồi. Chúng ta không muốn đọa vào những con đường này thì còn cách: Tưởng nhớ A Di Đà Phật, ắt sẽ siêu vượt vô minh, sẽ siêu vượt tà niệm. Phương pháp này đơn giản, dễ dàng, thật tuyệt diệu. Ngoài A Di Đà Phật ra cái gì cũng không có, phải luôn ở trong tâm.

Ngày trước tôi còn mẹ già ở Thượng Hải. Có người đến thăm bà, nói bà luôn nhớ tôi. Ý niệm thế gian là thường tình, nhưng với người niệm Phật, cầu sanh Tây Phương là sai rồi. Tôi về gặp bà và khuyên không nên nhớ tôi nữa, phải nhớ A Di Đà Phật. Đem ý niệm chuyển đổi lại, chuyển thành tưởng nhớ A Di Đà Phật. Nhớ A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật thì mới vĩnh hằng, là đại trí tuệ chân thật. Vì sao? Tương lai chúng ta đều đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, hàng ngày cùng nhau ở một nơi mà. Còn ở đây, con nhớ mẹ, mẹ nhớ con, là tạo nghịệp ái, nghiệp luân hồi, tương lai mạnh ai nấy tạo luân hồi, không có thể gặp mặt lại nhau, dù có gặp mặt cũng không nhận ra được vì thay hình đổi dạng rồi. Cho nên muốn mãi mãi ở cùng một nơi, chỉ còn một cách, mọi ngừơi phải niệm nhớ A Di Đà Phật. Vãng sanh về Tây Phương rồi, vĩnh viễn sống cùng với nhau.

Trích từ sách "Niệm Phật thành Phật"

Pháp sư Tịnh Không

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Buông xả là một loại năng lực

Kiến thức 17:30 03/05/2024

Khi nói đến đạo Phật, người ta hay bảo nhau nên sống từ bi hỷ xả. Không phải ngẫu nhiên mà ngoài cổng tam quan các chùa, nhìn vào thường bên trái khắc chữ "Từ bi", bên phải đắp chữ " Hỷ Xả".

Nói về ngũ uẩn

Kiến thức 15:00 03/05/2024

Ở Việt Nam ta, từ ngũ uẩn được các Phật tử thường xuyên được nghe câu đầu tiên trong bài tụng Tâm kinh Bát Nhã gồm 260 từ được rút gọn tinh túy trong bộ Đại Bát Nhã 600 quyển.

Một chút lưu luyến trong lúc vãng sanh sẽ sanh ra nhiều chướng ngại

Kiến thức 11:50 03/05/2024

Tôi 26 tuổi học Phật, nghe được Phật pháp, năm nay đã 80 tuổi rồi, nghĩ lại giống như mới học Phật ngày hôm qua, bạn nói xem đời người có ý nghĩa gì?

Đại từ đại bi, chữ “đại” có nghĩa là gì?

Kiến thức 10:45 03/05/2024

Chúng ta nhất định phải có trí huệ, đối xử với tất cả chúng sanh, chúng ta luôn mong muốn tất cả chúng sanh sớm được giác ngộ, sớm được thoát khỏi sáu cõi luân hồi, sớm viên thành Phật đạo.

Xem thêm