Không thể tập trung thiền phải làm sao?
Không thể tập trung là điều mà nhiều người gặp phải khi tập thiền. Khi thiền cần rất nhiều yếu tố tác động. Nếu bị phân tâm về những chuyện khác sẽ rất khó để thiền được. Vậy làm cách nào để tập trung trong luyện tập thiền?
Giải mã những bí ẩn của thiền định
Không thể tập trung thiền do yếu tố gì tác động?
Không phải ai cũng có thể tập thiền một cách dễ dàng và có hiệu quả. Nhiều người đã cố gắng để tập nhưng không thể tập trung đầu óc. Tâm trí luôn bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài.
Đồng thời trong tâm trạng, suy nghĩ cũng có nhiều vấn đề lay động khiến tâm không thể lắng đọng. Dẫn đến việc thiền bị ảnh hưởng và không mang đến hiệu quả như mong muốn.
Không thể tập trung thiền do tác động môi trường
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn không thể tập trung được. Một phần tác nhân đó chính không gian môi trường xung quanh bạn.
Bởi vậy, chúng ta cần xem xét và tìm hiểu kỹ lý do để giải quyết và xử lý. Điều đó giúp ta tập trung vào thiền định và không bị bất cứ yếu tố nào tác động.
Tác động từ công việc: Tần suất làm việc khá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi. Đôi khi bạn dành quá nhiều thời gian và tâm sức vào công việc.
Cho nên đầu óc luôn trong trạng thái suy nghĩ đến công việc. Lúc nào trong đầu bạn cũng hiện lên những hình ảnh đó mà bạn cũng không thể gạt bỏ đi được.
Thiền định có thể chấm dứt sinh tử
Tác động từ công nghệ: Việc tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử, Internet cũng khiến bộ não của bạn hoạt động quá mức quy định. Trí nhớ của ta tập trung quá nhiều vào những vấn đề đó khiến chúng ta bị quá tải và lao lực.
Những hình ảnh trên mạng xã hội có thể in sâu vào tiềm thức của bạn. Khiến cho bạn dù đang làm việc gì đi nữa cũng nghĩ về những hình ảnh đó.
Tác động từ không gian sống: Khi bạn sống gần những khu vực quá ồn ào, nhiều tiếng động mạnh như công trình, nhà máy, khu giải trí,… Những tác nhân này cũng khiến cho việc thiền không đạt kết quả tốt.
Không thể tập trung thiền do tác động tâm lý, sức khỏe
Bên cạnh những nguyên nhân về tác động môi trường thì những yếu tố tâm lý cũng khiến chúng ta bị ảnh hưởng rất nhiều. Khi tập thiền, tâm lý chính là sự quyết định bạn có thể thiền tốt được không. Đồng thời, tâm lý giúp phát huy tốt sức mạnh của thiền với con người.
Tác động từ ám ảnh quá khứ: Những chuyện của quá khứ rất dễ dàng lưu lại trong trí nhớ một cách lâu dài. Chưa kể kỉ niệm trong quá khứ luôn để lại trong ta ấn tượng vô cùng sâu sắc. Đó có thể là kỉ niệm đẹp hoặc đau buồn.
Nhiều người bị sang chấn tâm lý khiến cho họ mỗi khi nhớ lại chuyện quá khứ sẽ rất mệt mỏi. Cho nên khi gặp vấn đề này chúng ta cũng rất khó để có thể thiền tốt được.
Thiền định dưới ánh sáng khoa học
Tác động từ sức khỏe: Khi sức khỏe suy yếu cũng khiến việc thiền của chúng ta không được hiệu quả. Thiền có thể hỗ trợ chữa bệnh.
Tuy nhiên, nếu cơ thể thật sự yếu thì nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp thiền nằm khi trường hợp không thể ngồi hoặc đứng dậy.
Không thể tập trung thiền phải làm sao?
Bạn muốn thiền nhưng không tìm ra cách nào để tập trung được. Bởi vì suy nghĩ quá nhiều khiến đầu óc không được thanh thản, an tịnh.
Vậy làm cách nào để chúng ta có thể tập trung trong việc thiền. Để thiền mang lại kết quả tốt nhất cho cơ thể và tinh thần.
Tạo không gian thích hợp để tập trung thiền
Trước hết, bạn nên biết rằng thiền về cơ bản cần sự thanh tịnh nhất định. Cho nên bạn cần tạo một không gian thích hợp cho việc thiền.
Có thể trong một căn phòng hoặc bất cứ nơi nào. Nhưng ít nhất là không gian yên tĩnh, không nên quá ồn ào. Vì bạn sẽ dễ bị tác động bởi rất nhiều âm thanh khác nhau.
Không gian thiền giúp bạn tập trung hơn nếu có những bản nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng. Nhạc thiền giúp trạng thái cân bằng và thanh tịnh tâm hồn. Đắm mình vào những giai điệu du dương đầy sắc thái, bạn sẽ chú tâm hơn vào việc thiền.
Bên cạnh đó, việc bày trí thêm nhiều vật phẩm trong không gian thiền cũng là một cách hiệu quả để tăng sự kích thích và hứng thú trong khi thiền.
Lợi ích của thiền định đối với bệnh nhân ung thư
Tâm lý là yếu tố quan trọng nhất trong việc thiền
Đúng là như vậy, ngoài những yếu tố tác động bên ngoài thì tâm lý là mấu chốt quyết định đến hiệu quả thiền.
Trong cuộc sống, bạn nên cố gắng suy nghĩ tích cực và lạc quan. Không nên để những dằn vặt, đau khổ cứ mãi đeo bám tâm trí của bạn.
Không nên thiền vào những lúc quá mệt mỏi hoặc vừa gặp một cú sốc tâm lý nào đó. Bạn không thể đủ bình tĩnh và kiên nhẫn để ngồi yên trong khi tâm đang rất chấn động. Hãy để khi mọi chuyện giảm bớt phần nào thì việc thiền mới đem lại hiệu quả tốt hơn.
Sự mất tập trung là vấn đề thường gặp ở rất nhiều người. Thiền thì lại rất cần sự thanh tịnh, thả lỏng suy nghĩ và cơ thể. Nếu đầu óc không tập trung và cứ mãi suy nghĩ rất nhiều chuyện khác thì thiền không hiệu quả.
> Xem thêm video Tự tại trước khen chê:
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm