Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 08/07/2023, 11:20 AM

Quả báo của sự trói buộc

Tiêu Hồng có một người mẹ thiện lương, bà đối với cô đặc biệt quan tâm, chăm sóc chu đáo từng li từng tí, nhưng do sát nghiệp chướng ngại, đến nay đối với Phật pháp, bà vẫn ở lưng chừng giữa tin và không tin.

Chỉ khi ở trong nghịch cảnh người ta mới thấm thía sâu sắc cái khổ của “sinh, lão, bệnh, tử” và khao khát thoát ra, mong sớm được lìa khổ được vui. Cũng nhờ vậy mà nhiều người bước vào con đường học Phật. Thế nên những khảo nghiệm, những mài luyện đó (bao gồm cả thân nhân quyến thuộc), thực tế đều là đại thiện tri thức của mình, chúng ta nên dùng tâm cảm ơn, tâm chân thành mà đối đãi với họ.

Tiêu Hồng có một người mẹ thiện lương, bà đối với cô đặc biệt quan tâm, chăm sóc chu đáo từng li từng tí, nhưng do sát nghiệp chướng ngại, đến nay đối với Phật pháp, bà vẫn ở lưng chừng giữa tin và không tin.

Chỉ một ý niệm cũng sẽ đưa tới quả báo lâu dài

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đôi lúc mật ngọt của tình chấp trói buộc cũng đem đến nhiều phiền lụy. Mẫu thân Tiêu Hồng thường ước nàng “giống như con chim nhỏ luôn nương tựa, nép vào bà”. Mặc dù hai mẹ con họ sống chung bên nhau, nhưng chỉ cần con gái về muộn một chút, thì điện thoại di động của Tiêu Hồng liên tục reo vang, trong máy không ngừng vọng ra âm thanh người mẹ nhắc nhở nàng phải: “về nhà sớm!”. 

Bình thường, ngay cả lúc Tiêu Hồng vào sở làm, mẹ nàng vẫn luôn gọi điện hỏi thăm, thậm chí khi nàng ở nhà xem sách, mẹ vẫn theo dõi, hỏi:

- Con đang xem gì đó?

Nàng mặc áo, ăn cơm hay làm gì... mẹ nàng luôn kiểm tra tỉ mỉ. Tiêu Hồng biết mẹ thương, đối với mình rất tốt, trong lòng cũng sinh tâm hiếu thuận. Nhưng năm nay Tiêu Hồng 32 tuổi rồi, đối với lòng thương “chấp chặt giữ riết bên mình” như thế của mẹ, khiến nàng cảm thấy bị áp lực, mất tự do và chịu không thấu...

Một tối nọ, Tiêu Hồng cùng mấy bạn đạo họp mặt, dự tính sẽ về muộn một chút, trước đó cũng đã thưa với mẫu thân. Nhưng mẹ nàng vẫn không yên tâm, liên tục gọi điện thoại tra vấn:

- Sao muộn thế mà con chưa về? Rốt cuộc là họp cái gì? Ở đâu? Với ai?...

Tiêu Hống ráng nhẫn nại trả lời, cuối cùng, cuộc họp chưa kết thúc, nàng đã phải thu xếp đi về, nhưng mẫu thân vẫn không vui, cứ gọi điện hỏi mãi. Tiêu Hồng luôn phải chịu đựng, vỗ về trấn an... Có vậy những kích động trong lòng mẹ mới dịu lại.

Tiêu Hồng vô cùng thắc mắc, hỏi tôi tức Quả Khanh - một cư sĩ có túc mạng thông, thấy được nhân quả nghiệp duyên của mọi người ):

- Vì sao mẹ đối với em quan tâm quá mức như thế?

Tôi đáp:

- Duyên khởi duyên diệt, tất cả đều có nguyên nhân hậu quả, tình mẹ thương con chấp chặt trầm trọng thế này, bắt nguồn từ nguyên nhân xa xưa vào thời cổ đại bên Ấn Độ:

“Vào thời đó, tại miền Nam Ấn Độ, có một vị vương tử cao quý . Vương tử thường cưỡi con bạch mã, tay cầm một cái lồng vàng, trong nhốt một con chim nhỏ cực kỳ xinh đẹp. Điều kiện ăn ở của con chim này cực kỳ ưu việt, hằng ngày luôn có thức ngon, cái lồng còn được trang trí bằng hoa tươi xinh đẹp. Song con chim lúc nào cũng nhớ đến thế giới bên ngoài, rất khát khao được tung cánh tự do... Thế nhưng do chủ nhân quá sủng ái, nên ông quyết định số mệnh nó “suốt đời phải bị nhốt trong lồng này”.

Con chim thời cổ đại, đời nay là mẹ Tiêu Hồng. Còn Tiêu Hồng chính là vị vương tử thời xưa đó”.

Do kiếp xưa nàng đã hành xử bằng tình chấp trói buộc nên đời này phải lãnh lại quả báo y hệt vậy. Cũng được mẹ cực kỳ quan tâm chăm sóc giữ chặt bên mình, dù tuổi hơn 30 nhưng nàng vẫn không có tự do. Con bạch mã chính là phụ thân Tiêu Hồng. Theo như lời Tiêu Hồng xác nhận, hồi nàng còn nhỏ, phụ thân luôn cam tâm tình nguyện để nàng cưỡi trên lưng trên bụng, còn cảm thấy rất hạnh phúc vui vẻ...

Sau khi nghe tôi giải thích rõ ngọn nguồn rồi, Tiêu Hồng đã hiểu mình bạch:

Hiếu dưỡng cha mẹ chính là, ngoài việc quan tâm chăm lo đời sống và tùy thuận (không trái luật nhân quả) ra, còn phải hướng dẫn cha mẹ đến với Phật pháp, tin sâu nhân quả, chánh tín với đạo, dứt ác hành thiện, bước vào con đường học Phật giải thoát. Đó mới là đại hiếu chân chánh.

 Trích Báo ứng hiện đời 4 - Quả Khanh. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Chắc đây là nghiệp chướng của tôi”

Tư liệu 16:20 05/11/2024

Tôi kể ra câu chuyện này không phải để dọa các vị, mà là muốn các vị hiểu rõ để không sát sinh và đừng kiếm sống bằng những nghề sát sinh. Mong quý vị hãy tự bảo vệ tốt cho mình!

Làm thế nào để tiêu trừ tội nạo phá thai?

Tư liệu 15:36 02/11/2024

Trong kinh Phật Thuyết Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni có nói rằng, nạo phá thai là một tội sát sinh vô cùng lớn, quả báo cũng rất nặng. Tại sao trong cuốn Hiện Đại Nhân Quả Thực Lục do thầy viết lại không có ví dụ nào về việc này?

Thai nhi thích nghe Kinh Địa Tạng

Tư liệu 15:06 02/11/2024

Một người hàng xóm nói với tôi rằng, con gái bà ấy đang mang thai tám tháng rồi, phản ứng thai nghén rất mạnh. Trong mấy tháng gần đây, thai nhi thường xuyên đấm đá trong bụng, khiến con gái bà ấy rất đau đớn.

Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm

Tư liệu 08:10 01/11/2024

Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.

Xem thêm