Quá trình thành lập Gia đình Phật tử Việt Nam
Khi sinh hoạt thanh thiếu niên phật tử phát triển rộng khắp, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo chung, nên Gia đình Phật Hóa Phổ đã triệu tập cuộc họp tại trụ sở Hội Phật Học Trung Việt bầu Ban Hướng dẫn Gia đình Phật Hóa Phổ Trung Việt.
Phật giáo Việt Nam từ năm 1934-1945 là những năm hoàn chỉnh các tổ chức của Phật giáo và hệ thống đào tạo tăng tài, các lớp Phật học cho thanh thiếu niên. Ở miền Trung, Bác sỹ Tâm Minh Lê Đình Thám có công đóng góp rất lớn trong việc xây dựng nên tổ chức sinh hoạt Gia đình Phật tử. Vào ngày 14 tháng 8 năm 1938, trong kỳ Đại Hội của Tổng Hội An Nam Phật Học tại Huế, bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám đã phát biểu: “Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắm tới hàng ngũ thanh thiếu niên. Họ là những người tiếp nối chúng ta trong ngày mai…”. Câu nói ấy xuất phát từ tầm nhìn chiến lược sâu xa, làm động lực thúc đẩy cho một quá trình dài phấn đấu, cuối cùng đã hình thành được các tổ chức thanh thiếu niên phật tử.
Vào mùa Thu năm 1940, bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám đã thành lập Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục (ĐTNPHĐD), từ đấy bắt đầu xúc tiến hình thành Ban Đồng Ấu Phật giáo để quy tụ thanh, thiếu, đồng niên đến chùa học Phật Pháp, tụng kinh, nghe giảng giáo lý, vui hát, rước lễ dâng hoa… Phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam cũng như phôi thai hình thành Ban Đồng Ấu bắt đầu trỗi lên ở Huế và Hà Nội, rồi phát triển lan dần khắp các tỉnh. Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục thành lập Phật học Tùng thư để xuất bản kinh sách mà phần lớn do Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục biên soạn.
Ở miền Bắc, tháng 5 năm 1945, danh hiệu Tổ chức Phật giáo được cải đổi là Hội Việt Nam Phật giáo do Hòa thượng Tuệ Tạng (Tổ Cồn) làm Hội trưởng, trong khi các Ngài Tố Liên và Trí Hải được ủy nhiệm điều hành thường trực công việc. Từ khi thành lập, ngoài việc kết hợp sơn môn, tu đính giới luật tăng sự, thiết lập đạo tràng, Phật học đường tại các tổ đình để đào tạo tăng chúng, đồng thời Chư tôn đức tăng, ni cùng một số cư sĩ trong Ban Quản trị đã thực hiện việc quy tụ thanh, thiếu, đồng niên, con em hội viên để hình thành Ban Đồng Ấu, hàng tuần chiều thứ năm và sáng Chủ Nhật đến chùa học kinh nghĩa; rước lễ, dâng hoa các ngày đại lễ; tụng niệm; sinh hoạt vui chơi; tập hát các bài hát theo điệu nhạc truyền thống dân tộc do cư sĩ Thiều Chữu (tác giả cuốn Hán-Việt tự điển) hướng dẫn. Đó là thời kỳ sơ khai hình thành Ban Đồng Ấu Phật giáo tại Bắc Kỳ.
Khi sinh hoạt thanh thiếu niên phật tử phát triển rộng khắp, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo chung, nên Gia đình Phật Hóa Phổ đã triệu tập cuộc họp tại trụ sở Hội Phật Học Trung Việt (đường Nguyễn Hoàng) bầu Ban Hướng dẫn Gia đình Phật Hóa Phổ Trung Việt (1951) gồm:
• Trưởng ban: Võ Đình Cường.
• Các Thành viên: Lê Cao Phan, Lê Mộng Đào, Phan Cảnh Tuân, Nguyễn Xuân Quyền, Hoàng Thị Kim Cúc…
Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Đại hội thống nhất Phật giáo 3 miền được tổ chức tại chùa Từ Đàm, Huế, lấy danh hiệu “Tổng Hội Phật giáo Việt Nam”. Đại hội này, khóa huấn luyện Huynh trưởng đầu tiên do Ban Hướng dẫn Gia đình Phật Hóa Phổ Thừa Thiên – Huế được ủy nhiệm đảm trách tổ chức. Nhân dịp này, đại hội Gia Đình Phật Hóa Phổ tại chùa Từ Đàm, Huế đã quyết định đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử Việt Nam
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Những đóng góp của Hòa thượng Thích Minh Châu trong công tác ngoại giao Phật giáo
Nghiên cứu 09:45 19/10/2024Di sản mà Hòa thượng để lại không chỉ là nền móng vững chắc về giáo dục và ngoại giao, mà còn là kim chỉ nam cho chúng ta tiếp tục phát triển, đưa tinh thần từ bi và trí tuệ của đạo Phật lan tỏa rộng khắp, góp phần gìn giữ hòa bình.
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Nghiên cứu 09:30 06/10/2024Có thể nói rằng Từ, Bi, Hỷ, Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng nên một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp.
Vài suy nghĩ về quyền động vật trong kinh, luật Phật giáo
Nghiên cứu 19:05 21/09/2024Cảnh giới trí tuệ của chư Phật đã thấy và biết như thật rằng “tất cả mọi loài chúng sanh đều có tính Phật”, do đó, họ cần phải được tôn trọng, bảo tồn và thương yêu bình đẳng. Nói cách khác, từ tuệ giác của Đức Phật, Ngài đã thừa nhận “quyền động vật” nói riêng và muôn loài chúng sanh nói chung.
Từ nhân vật Đề Bà Đạt Đa nhận diện “thiện tri thức” trong Kinh Pháp Hoa
Nghiên cứu 16:00 02/09/2024Thiện tri thức trong Kinh Pháp Hoa không còn bị bó buộc bởi hình tướng Phật, Bồ tát, chư thiên hay những vị ủng hộ đạo pháp mà đến ngay như hình tượng Đề-bà Đạt-đa, chuyên chống phá Phật cũng được nâng lên tầm cao mới trong kiến giải là “thiện tri thức”.
Xem thêm