Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 07/09/2024, 08:08 AM

Quán các cảm thọ

Quán các cảm thọ, là quan sát, ghi nhận sự sanh khởi của Thọ uẩn: Đây là Thọ khổ, đây là Thọ lạc, đây là Thọ xả, đây là Thọ liên hệ vật chất, đây là Thọ không liên hệ vật chất.

Niệm Thọ để thấy tính sanh diệt, vô thường, khổ, vô ngã của Thọ uẩn. Từ đó hành giả sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì ở trên đời, mà chỉ chuyên tâm tu tập hướng đến chánh trí, an trú trong chánh niệm... Nguyên văn đoạn kinh dạy về cảm Thọ như sau:

“Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: “ Tôi cảm giác lạc thọ”; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: “ Tôi cảm giác khổ thọ”; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri:  “ Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”. Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác lạc thọ thuộc về vật chất”; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc về vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc về vật chất”. Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất”; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất”. Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thuộc về vật chất”, hay khi cảm giác bất khổ bất lạc không thuộc vật chất, tuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc không thuộc vật chất”.

Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. “Có thọ đây”, vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ” (hết trích).

Mỗi loại lạc thọ, khổ thọ, bất lạc bất khổ thọ, đức Phật lại chia ra làm hai phần. Đó là thọ thuộc vật chất hay thọ không thuộc vật chất.

Mỗi loại lạc thọ, khổ thọ, bất lạc bất khổ thọ, đức Phật lại chia ra làm hai phần. Đó là thọ thuộc vật chất hay thọ không thuộc vật chất.

Luận bàn: 

- Thế nào Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ? Thân con người khi tiếp xúc với những gì khiến mình cảm thấy dễ chịu, hoặc những gì làm thân mình đau nhức khó chịu. Mình cảm nhận và biết rõ cảm giác xảy ra trên thân mình ngay lúc đó thì gọi là quán thọ trên các thọ.

- Lạc thọ: Là cảm giác dễ chịu, vui vẻ, thích thú.

- Khổ thọ: Là cảm giác khó chịu, bực bội, không ưa.

- Bất khổ bất lạc: Tâm bình thường, không cảm thấy khổ, cũng không cảm thấy lạc. Trạng thái trung tính. Còn gọi là xả thọ.

- Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: “Tôi cảm giác lạc thọ”: Phật dạy hành giả khi cảm thấy lạc thọ như thế nào, thì vị ấy biết rõ như thế đó. Thí dụ: Trời đang nóng nực có cơn gió thổi qua, mình cảm thấy mát mẻ dễ chịu. “Cảm giác mát mẻ dễ chịu này chính là lạc thọ”. Hay là mình uống một ly nước mát lạnh lúc mình đang khát nước, thì có cảm giác khoan khoái đã khát, “cái cảm giác đã khát khoan khoái đó là lạc thọ”.

- Khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: “Tôi  cảm giác khổ thọ: Thí dụ như mình bị gai hoa hồng đâm vào ngón tay rất khó chịu. “Khó chịu vì ngón tay bị gai đâm là khổ thọ”. Đau ở chỗ nào thì biết khổ thọ ở chỗ đó.

- Khi cảm giác bất khổ bất lạc, tuệ tri: “Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ”: Bất khổ bất lạc, nghĩa là thân của ta không có cái lạc, cũng không có cái khổ. Nó bình thường, “cái bình thường đó là cảm giác bất khổ bất lạc”, mình cũng rõ biết cái cảm giác bất khổ bất lạc thọ đó.

Trong kinh Tứ Niệm Xứ, đức Phật nêu lên ba loại thọ. Đó là thọ dễ chịu gọi là lạc thọ. Thọ khó chịu là khổ thọ, và thọ trung tính tức là bất lạc bất khổ thọ. Khi quan sát một đối tượng nếu ta cảm thấy thích thú, dễ chịu, thì đó chính là lạc thọ. Còn như mình không ưa, ghét một đối tượng nào đó, thì chính là khổ thọ. Còn trường hợp mình biết một đối tượng mà cảm giáccủa mình thế nào cũng được, không thích cũng không ghét, thì đó là thọ trung tính, tức là bất lạc bất khổ thọ.

Mỗi loại lạc thọ, khổ thọ, bất lạc bất khổ thọ, đức Phật lại chia ra làm hai phần. Đó là thọ thuộc vật chất hay thọ không thuộc vật chất.

- Thọ thuộc vật chất: Lạc thọ, Khổ thọ, Bất lạc bất khổ thọ ... phát sanh do những đối tượng được ghi nhận qua năm căn:  Mắt, tai, mũi, lưỡi và thân là những loại thọ thuộc vật chất.

Thí dụ: Nhìn thấy một người, mình cảm thấy ghét , cảm thấy khó chịu về người đó, thì cái thọ đó là khổ thọ về vật chất.  Còn khi nhìn thấy người đó mà mình thương mình thích, thì cái đó là cảm giác lạc thọ thuộc vật chất. Hoặc khi nhìn thấy một người, mà tâm bình thường không ưa, cũng không ghét, thì đó là bất lạc bất khổ thọ thuộc về vật chất.

Khi nghe một âm thanh nhói tai, mình cảm thấy khó chịu, không ưa, thì đó là khổ thọ thuộc về vật chất. Ngược lại nghe tiếng nhạc du dương, mình thích, thì đó là lạc thọ thuộc vật chất. Hoặc nghe, mà không ưa cũng không thích thì đó là bất lạc bất khổ thọ thuộc về vật chất.  

Tương tự với mũi, lưỡi hay thân cũng như thế! Hễ cảm thấydễ chịu khi tiếp xúc đối tượng qua mũi, lưỡi, thân, thì đó là lạc thọ thuộc vật chất. Còn như cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với đối tượng qua mũi, lưỡi, thân, thì đó là khổ thọ thuộc vật chất. Nếu cảm thấy bình thường không dính mắc với dễ chịu hay khó chịu.... thì đó là bất lạc bất khổ thọ thuộc vật chất.

- Thọ không thuộc vật chất: Thọ do đối tượng phát sinh qua  Ý căn, thì đó là thọ phi vật chất, tức không thuộc vật chất. Thọ này cũng có ba loại. Đó là khổ thọ không thuộc vật chất, lạc thọ không thuộc vật chất, và bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất.

Thí dụ như mình cảm thấy rất khó chịu vì đầu óc bần thần, mệt mỏi. “Trạng thái khó chịu này, là khổ thọ không thuộc vật chất”. Hay cảm thấy lòng hân hoan dễ chịu khi nhớ lại việc làm thiện lành trước đó vài hôm, thì “sự hân hoan dễ chịu này là lạc thọ không thuộc vật chất”.  Còn như “có suy nghĩ khởi lên trong tâm, hoặc tâm có trạng thái hôn trầm dả dượi, hay là trạng thái an lạc mát mẻ... mà mình vẫn bình thản, không dính mắc vào đó, không cảm thấy dễ chịu, hay khó chịu, thì đó là bất lạc bất khổ thọ không thuộc vật chất”.

Nói chung, tất cả những cảm thọ do các đối tượng của Ý gây nên đều là những cảm thọ không thuộc về vật chất.

Tóm lại, trong bài kinh Niệm xứ này, đức Phật dạy có sáu loại thọ. Thứ nhứt là ba loại thọ: Khổ, Lạc, bất Khổ bất Lạc. Và đối với mỗi loại này chia ra làm hai là thuộc vật chất hoặc không thuộc vật chất, thành ra có sáu loại. Đó là khổ thọ thuộc vật chất, khổ thọ không thuộc vật chất. Lạc thọ thuộc vật chất, lạc thọ không thuộc vật chất. Bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, bất khổ bất lạc không thuộc vật chất.

- Vị Tỷ-khưu sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ, hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ:  Nội thân, nội thọ, nội tâm, nội pháp là của mình. Ngoại thân, ngoại thọ ... là của người khác. Thí dụ như mình biết hơi thở là của mình, đồng thời mình cũng hiểu biếthơi thở bên ngoài tức của người khác cũng giống như vậy. Hoặc mình có Lạc thọ, Khổ thọ, không Lạc không Khổ thọ, khi quán ngoại thọ, mình biết người khác cũng có các loại cảm thọgiống như mình.  

- Vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ: Quán tánh sanh khởitrên các thọ là quan sát ngay lúc cảm thọ vừa mới bắt đầu xuất hiện. Quán tánh diệt tận trên các thọ là quan sát sự chấm dứt của cảm thọ. Nói chung là quán tánh sanh diệt của thọ uẩn. Thí dụ như mình cảm thấy thích thú hưng phấn hay phiền muộn về một vấn đề gì, thì ghi nhận ngay từ lúc bắt đầu, đó là quán tánh sanh khởi, rồi quán tiến trình của cảm xúc là quán cường độ thích thú hay phiền muộn cao thấp như thế nào cho đến khi cảm thọ dần lần loãng đi, rồi chấm dứt, đó là tánh đoạn diệt.

Khi tuệ tri được tánh sanh diệt của cảm giác, cảm thọ, thì hành giả nhận ra được tánh Vô thường, Khổ, Vô ngã của Thọ uẩn nói riêng, hay nói chung là nhận ra đặc tánh của Ngũ uẩn là Vô thường, bất toại ý và Vô ngã.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Lời khấn nguyện trước khi ngủ để có giấc ngủ bình an

Kiến thức 19:00 16/09/2024

Dưới đây là bài nguyện mở lòng hướng về những điều tốt đẹp, dẹp bỏ phiền não chướng ngại trong tâm tư, giúp cho chúng ta chuyển hóa thân tâm và an lành trong cuộc sống. Bạn có thể đọc vào buổi tối trong điều kiện nhà có hoặc không có ban thờ Phật.

Nghiệp nhân của đường ngạ quỷ là gì?

Kiến thức 16:00 16/09/2024

Nghiệp nhân của đường ngạ quỷ chủ yếu là lòng tham, lòng tham đọa ngạ quỷ. Rõ ràng nói sáu cõi, nhưng tại vì sao người thế gian thường hay nói người chết rồi thì làm quỷ, khẳng định đến như vậy?

Nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại nhà đầy đủ nhất

Kiến thức 15:00 16/09/2024

Kinh Địa Tạng là bản kinh rất phổ biến của Phật giáo được truyền tụng hàng ngày. Dưới đây là cách, nghi thức tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện các Phật tử có thể tham khảo.

Y tá tiết lộ 3 từ người sắp mất hay nói nhất

Kiến thức 13:33 16/09/2024

Theo y tá Julie, trước lúc qua đời, mỗi người bệnh đều có những tâm tư riêng nhưng họ thường bày tỏ tình cảm với cha mẹ nhiều nhất.

Xem thêm