Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/08/2022, 08:41 AM

Quan điểm của Phật giáo về vai trò của Doanh nghiệp

Phật giáo ngoài việc định hướng và khuyến khích cho những công việc hợp pháp còn đưa ra quan điểm kinh doanh theo chánh pháp của mình. Tư duy ấy đến nay vẫn còn giữ được nhiều giá trị.

“Doanh nghiệp” hay “kinh doanh” là những thuật ngữ hiện đại, trong Kinh điển Phật giáo, thuật ngữ này được hiểu theo nghĩa là cơ sở của các thương buôn và các hoạt động giao thương buôn bán. Chúng ta có thể hình dung nó qua những đoạn mô tả trong kinh văn về những đoàn thương buôn và Đức Phật đã thường giảng dạy giáo pháp cho họ. Cụ thể, trong Luật Tứ Phần, thương buôn Trảo và Ưu – ba – ly  đã vận chuyển năm trăm cỗ xe chở đầy tài bảo của mình đi ngang qua chỗ Phật và dâng cúng lên Ngài mật ong và bánh bột rồi lắng nghe giáo pháp. Về sau, Đức Phật còn có thêm nhiều đệ tử trong giới trưởng giả, quý tộc. Tất cả đều có điểm chung là sự giàu có và tấm lòng đại thiện nhân, hết lòng hộ trì Phật pháp và tha nhân theo sự giáo huấn của Phật.

Trước nhất, Phật giáo nhìn nhận vai trò của kinh tế đối với đời sống xã hội là rất quan trọng. Chính năng lực kinh tế quyết định mức sống và khả năng tồn tại của xã hội. Trong bối cảnh Tăng đoàn Phật giáo sống bằng hạnh khất thực thì vấn đề lương thực được quyết định bằng mức sống của quần chúng tín đồ, thực tế ghi nhận trong Tạng Luật, có những năm mất mùa, vấn đề khất thực trở nên khó khăn với các vị Tỳ-kheo. Vậy nên, tư tưởng Phật giáo không chủ trương phê phán sở hữu vật chất trong xã hội, ngược lại còn khuyến khích phát triển kinh tế xã hội bằng chánh pháp, thông qua “chánh nghiệp, chánh mạng và chánh tinh tấn” là ba chi phần trong Bát chánh đạo.

Triết lý Duyên khởi xây dựng đạo đức Phật giáo trong kinh doanh

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Phật giáo nhận thức rằng, những người giàu sẽ có khả năng bảo trợ cho những đối tượng nghèo khổ, đó cũng là lý do mà trong Phật giáo thường nêu bật những vị trưởng giả có hạnh nguyện bố thí toàn thiện. Trong Kinh điển, Đức Phật thường giảng dạy về lợi ích của việc sở hữu tài sản đúng pháp, cũng như những giá trị lợi ích mà tài sản mang lại cho đời sống xã hội.

Phật giáo trong quan điểm của mình đã liên hệ đến các nhận thức về kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh như pháp ngay trong hoàn cảnh xã hội mà Phật giáo tồn tại. Bởi thế, Phật giáo không phủ nhận vai trò của tài sản và sở hữu tài sản. Quan điểm của Phật giáo chỉ quy định về những tài sản và sở hữu tài sản hợp pháp, có khả năng mang lại lợi lạc cho người sở hữu và cho xã hội. Đó là những tiêu chí:

“… Làm nghề không rắc rối,

Là điềm lành tối thượng”.

Hay:

“Bố thí, hành, đúng pháp,

Săn sóc các bà con,

Làm nghiệp không lỗi lầm,

Là điềm lành tối thượng”. 

Đoạn Kinh văn cho thấy Đức Phật dạy người thế gian nên biết chọn công việc phù hợp, đúng pháp. Bởi công việc hợp pháp mới có thể mang lại bình an và lợi lạc. Khi có công việc và tạo ra tài sản, Đức Phật dạy nên hành Bố thí, phục vụ tha nhân như là một việc lành, giúp tu dưỡng đạo đức, lợi lạc cho nhân sinh. Hiện nay, có thể thấy thông qua các tổ chức, doanh nghiệp, dù là tín đồ Phật giáo hoặc chưa, đều đã và đang thực hiện công việc thiện thí này. Bởi lẽ, lời dạy đạo đức và nhân văn của Đức Phật không bó hẹp trong đạo đức Phật giáo mà đó là nền tảng đạo đức căn bản cần có trong mỗi con người, bất kể thuộc tôn giáo nào đều nên biết san sẻ, biết tương trợ và cứu giúp những hoàn cảnh khó khăn.

Lời Phật dạy về việc 'kinh doanh thành công'

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Mặt khác, Phật giáo chủ trương đời sống cá nhân là do mỗi người tự cố gắng vun đắp, xây dựng. Đạo Phật không chủ trương một ý thức hệ đẳng cấp thường hằng bất biến áp chế lên tư tưởng con người. Vậy nên, với sức ảnh hưởng đến quần chúng tín đồ, giai cấp quý tộc, các vị đệ tử Phật đã được Đức Phật giáo hóa bằng đức từ bi, tinh thần bình đẳng giữa các tầng lớp người và trở thành những tấm gương sáng.

Điển hình như cư sĩ Cấp Cô Độc (Anāthapindika), là người biết hộ trì chánh pháp và giúp đỡ tha nhân, vì vậy, tư gia của ông đã trở thành địa điểm của hoạt động cúng dường và bố thí. Ông giữ giới tinh chuyên và cũng hộ trì giới cho gia đình thân quyến theo như lời xác chứng của Phật trong Tiểu Bộ Kinh [9]. Từ đó, có thể nhận định, Phật giáo trong khả năng giáo hóa quần sanh, không loại trừ hay phủ nhận bất cứ đối tượng nào trong xã hội, bởi ai cũng có khả năng thực hành giáo pháp. Cụ thể, lời dạy của Đức Phật về tư duy kinh doanh đến nay vẫn còn giá trị qua đoạn kinh văn sau:

“Mới học nghề nghiệp khéo,

Tìm cách gom tài vật;

Được tài vật kia rồi,

Phải nên phân làm bốn.

Một phần tự nuôi thân,

Hai phần cho doanh nghiệp;

Phần còn lại để dành,

Nghĩ đến người thiếu thốn.

Người kinh doanh sự nghiệp, …

Phương tiện tạo mọi thứ;

An lạc sống suốt đời”. 

Với Phật ngôn này, có thể liên hệ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp là công việc có sức ảnh hưởng lớn đối với xã hội, nhờ sản xuất, kinh doanh mà lợi nhuận có doanh nghiệp sẽ tích lũy thành tài sản bền vững, tái đầu tư để phát triển, được sử dụng vì mục đích nhân đạo. Đó là những việc làm chính đáng của doanh nghiệp và cũng là mong muốn của Phật giáo đối với tha nhân.

Như vậy, Phật giáo ngoài việc định hướng và khuyến khích cho những công việc hợp pháp còn đưa ra quan điểm kinh doanh theo chánh pháp của mình. Tư duy ấy đến nay vẫn còn giữ được nhiều giá trị. Bằng chứng là hiện có nhiều tổ chức doanh nghiệp kết hợp với các cơ sở tự viện Phật giáo để cùng thực hiện các chương trình thiện nguyện. Đây là cách thức thực hiện lời Phật dạy, rằng tài sản có được thông qua sản xuất, kinh doanh nên dùng một phần cho hạnh cúng dường và bố thí.

Theo Phật giáo, có thể thấy vai trò của doanh nghiệp với xã hội thể hiện qua: Hoạt động tạo ra của cải vật chất như pháp; Tạo dựng đời sống an lạc và tiện ích cho tự thân; Đóng góp các hoạt động nhân đạo cho xã hội; Quan trọng nhất, tạo sự phát triển bền vững cho đời sống kinh tế – xã hội vốn là yếu tố tiên quyết để ổn định và phát triển đất nước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm