Quan niệm và nguyên nhân dẫn đến trùng tang dưới góc nhìn đạo Phật
Câu chuyện chết trùng hay còn gọi là trùng tang đã trở thành một “vấn nạn” cho rất nhiều gia đình. Khi nhà có người mất, gia đình thường rất lo lắng và đôn đáo chạy đi tìm thầy bói hỏi xem: “Người nhà có bị chết trùng không?”; “Trùng ngày tháng năm nào?”
Nguyên nhân của việc trùng tang
Trong đạo Phật, chuyện sinh tử của cuộc đời chúng ta hoàn toàn do nghiệp. Chúng ta là phàm phu, việc sinh ra là con của ai, ở gia đình nào, địa vị, xứ sở ra sao, v..v... tất cả là do nghiệp. Chúng ta chết ở nhà, chết ngoài đường, ngoài chợ hay trên đất hoặc ngoài sông nước, chết bệnh tật hay an lành,... cũng đều do nghiệp mình đã tạo ra.
Cho nên, chúng ta hoàn toàn bị nghiệp lực chi phối việc sinh tử. Còn đối với các bậc Thánh đã chứng đắc Thánh quả, các Ngài đã tự tại với việc sinh tử nên các Ngài tùy duyên mà sinh ra hoặc tùy nguyện mà ra đi.
Đối với đạo Phật, trong gia đình, dòng tộc chúng ta đều có sự cộng nghiệp hay đồng nghiệp với nhau nên sinh về trong một gia đình, làm con cái của cha mẹ, anh em hoặc họ hàng với nhau. Nếu một gia đình, dòng tộc mà người này chết rồi những người khác chết theo sau đó là do có sự đồng nghiệp. Nghiệp chi phối sinh ra hiện tượng trùng tang chứ không phải do “thần trùng” như quan niệm dân gian.
Quan niệm sai lầm về trùng tang
Ở dân gian, người ta quan niệm nếu chết vào ngày, tháng, năm trùng hoặc giờ trùng, đặc biệt là bốn ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi thì thường bị trùng tang. Từ đó, có rất nhiều người phải đi đến nơi này nơi kia để nhốt vong, không cho vong về nhà vì họ sợ rằng vong về sẽ dẫn theo quỷ đến bắt người thân của mình. Đây là quan niệm mê tín, sai lầm và không có đạo lí. Ví như cha mẹ cả đời nuôi nấng, chăm sóc cho mình, đến khi cha mẹ vừa mất, mình đi xem bói và nghe rằng cha mẹ mất vào giờ trùng, mình liền về nhà làm lễ nhốt vong không cho về nhà.
Đây là hành động thể hiện con cái từ cha mẹ, đã phạm ngay vào tội bất hiếu – một trong những tội phải chịu quả báo nặng nhất. Chúng ta thử nghĩ, nếu mình là cha mẹ, có ai bảo mình về bắt con cháu mình đi, liệu mình có bắt không? Mình sẽ chống cự lại và bảo: “Không, con tôi nó phải sống!”. Bởi nếu có tình thương chân thật thì không ai về bắt con bắt cháu mình đi khi con cháu còn đang sống khỏe mạnh và nuôi nấng vợ con. Khi sống cha mẹ thương con như thế nào thì khi chết cha mẹ vẫn thương như vậy, chứ không phải chết là hết tình thương. Dù là “quỷ sứ” có về bắt, cha mẹ vẫn sẽ chống cự, bảo vệ con. Đó là tình yêu thương của cha mẹ.
Vậy nếu chúng ta do sợ chết trùng mà làm lễ nhốt vong cha mẹ, ông bà vào địa ngục là chỗ tra tấn thì chúng ta liệu còn có lương tâm? Cho nên, việc đem nhốt vong của cha mẹ, tiên tổ, người thân là hoàn toàn không đúng với đạo lí. Chúng ta nhớ câu “Nghĩa tử là nghĩa tận.”. Người Việt mình có tính rất nhân văn, dù giận nhau, trách nhau đến mấy nhưng khi người ta đã chết là hỷ xả, buông bỏ hết những giận hờn và mong cho nhau những điều tốt đẹp. Vậy việc thần trùng bắt người nhà hay quỷ trùng bắt vong linh về chỉ điểm bắt người nhà là hoàn toàn không đúng với tinh thần đạo Phật.
Cách hóa giải trùng tang
Phật dạy chúng ta phải biết tu tập để chuyển nghiệp. Thầy đã từng hướng dẫn nhiều gia đình sau khi có người mất, đi xem bói thầy bói phán là trùng tang, nói rằng trong năm nay sẽ có ba người trong nhà chết khiến cả gia đình hoảng loạn. Tuy nhiên, sau khi được quý Thầy hướng dẫn gia đình tu tập, quy y Tam Bảo, thực tập giữ giới của Phật, phát tâm bố thí, cúng dường, làm phước như từ thiện, giúp đỡ các bệnh nhân, người nghèo khổ, người tai nạn,... để tăng trưởng đức tin và phước báu thì gia đình rất an ổn và không có vấn đề gì.
Cho nên, quý Phật tử phải tin vào lời Phật dạy, rằng: Trên đời này không ai có quyền bắt người khác chết, ông trời cũng không có quyền. Cái chết của chúng ta phải đủ duyên nghiệp. Khi quả nghiệp đã trổ, chúng ta sẽ phải trả. Đáng lẽ bây giờ, chúng ta phải trả quả nghiệp này nhưng do chúng ta tạo những duyên mới, biết tu thân, giới, tâm, tuệ, làm tất cả các việc thiện phước nên nghiệp được chuyển hóa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Kinh Phật nói ân nặng cha mẹ khó báo đáp
Kiến thức 09:36 23/11/2024Hiếu thuận không chỉ có một đời, duy chỉ có siêng năng thực hành bố thí giúp người, tu tạo nhiều công đức hồi hướng cho song thân, như thế cha mẹ mới hưởng được tư lương phước tuệ vĩnh hằng, như thế mới được xưng là đại hiếu của con cái!
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Xem thêm