Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 14/06/2017, 09:21 AM

Quyền lực và sắc đẹp làm hại con người

Đa số người có quyền lực đều sống trong lo âu, sợ hãi, bất an. Vì sao? Vì sợ người khác tranh giành, chiếm đoạt quyền lợi, địa vị của mình nên bằng mọi cách triệt tiêu đối thủ trước, dù biết đó là đê hèn, ti tiện và thấp kém. Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta, nhất là thứ quyền lực chính trị giống như con dao hai lưỡi, đụng vô đầu nào cũng bị đứt tay.

Chúng ta sống trên cõi đời này mà chưa từng nếm trải hương vị ngọt ngào, đắng cay từ người thân thiết của mình quả là một điều quá hạnh phúc vì không bị ai làm tổn hại. Việc đâm sau lưng chiến sĩ luôn làm cho con người phiền não, hận thù, oán ghét xã hội và trách đời sao quá đen bạc, để rồi dính vào vòng lao lý trong cơn thịnh nộ khi không làm chủ được bản thân. Hầu như tất cả mọi người ai cũng mong muốn có quyền lực và thành công để đạt được hạnh phúc như giàu có, vật chất sung túc, đầy đủ, danh tiếng và sắc đẹp. Nếu chúng ta giàu có và quyền thế mà cuộc sống không hạnh phúc, luôn bất an, lo âu và sợ hãi thì chúng ta có quyền lực làm gì?

Ngày xưa, tại một đất nước nọ, dân chúng đang sống trong an lạc, thái bình; bỗng nhiên tai họa bắt đầu ập đến, một loài yêu tinh ma mị đã bắt đi nàng công chúa xinh đẹp là đứa con duy nhất của nhà vua. Quá buồn rầu và đau khổ, nhà vua truyền lệnh cho khắp tất cả đất nước nếu ai cứu được công chúa sẽ được nhường ngôi lấy nàng làm vợ. Có hai dũng sĩ vốn là bạn bè thân thiết tên Cường và Bảo, cùng phát tâm đi cứu công chúa. Hai chàng trai ấy quả là dũng cảm và tuyệt vời.

Trải qua bao gian nan, vất vả, trăm đắng nghìn cay tưởng chừng như mất mạng; cuối cùng, hai chàng cũng hạ gục được yêu tinh và đem công chúa trở về an toàn. Nghiệt ngã và trớ trêu thay, ai sẽ là người chồng lý tưởng của công chúa, bởi hai người đều khôi ngô, tuấn tú và tài giỏi ngang nhau. Quả thật là điều khó xử, không lẽ công chúa phải lấy hai người. Không thể được! Nhà vua cho mời tất cả các quan trong triều họp lại để tìm ra giải pháp tốt đẹp nhất. Cuối cùng, mọi người đều đi đến thống nhất trong hai dũng sĩ chỉ chọn một và hai người bắt buộc phải đấu kiếm với nhau để chọn người thắng cuộc, kẻ bại trận đành phải chịu chết.

Cường và Bảo giao đấu cả ngày trời nhưng bất phân thắng bại. Mọi người đang hồi hộp để chờ kết quả; cuối cùng, Cường bị thất thế và nằm đo ván trước mũi kiếm sắc bén của Bảo. Tới đây thì mọi người đã biết công chúa sẽ thuộc về ai; nhưng trong khoảnh khắc chớp mắt, thời gian như ngừng lại cùng sự yên lặng chưa từng có, Bảo đang phân vân, lưỡng lự nghĩ thầm, “không lẽ vì chút công danh sự nghiệp của riêng mình mà ta đành lòng giết chết người bạn thân thiết nhất từ xưa nay, không thể được”.

Lương tâm không cho phép Bảo làm như vậy. Bảo liền thu kiếm lại và quay lưng bỏ đi vì không nỡ xuống tay, nhưng trong cuộc chiến bắt buộc một người phải thắng và một người phải chết. Cường nhân cơ hội này nhanh tay lượm kiếm lên và lao đến đâm sau lưng Bảo. Cả khán đài đều la ó lên và đội ngự lâm quân của nhà vua đã kịp thời ngăn chặn lại nên cứu được Bảo trong tầm tay. Nhờ vậy, Bảo được cứu sống và thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Công chúa liền trình với vua cha, “người xứng đáng để cho con làm vợ là dũng sĩ Bảo, Cường là người đâm sau lưng chiến sĩ, con không thể nào lấy người đó được? Nếu lấy anh ta, chắc sau này con cũng có thể bị như vậy”.

Đây là một câu chuyện ngụ ngôn có tính cách triết lý sâu sắc. Vì cộng đồng xã hội loài người, chúng ta sẵn sàng gây tạo tội lỗi hoặc giết hại người thân một cách dã man để được chút danh vọng, tiền bạc, sắc đẹp, do đó bất chấp luân thường đạo lý, miễn sao được lợi cho mình mà thôi. Đúng là đâm sau lưng chiến sĩ! Bảo, người đã chiến thắng nhưng lương tâm đã không cho phép anh làm tên sát nhân chỉ để hưởng quyền lực tối cao và sắc đẹp.

Bảo và Cường là đôi bạn chí thân, hai người đã thề nguyện sống chết có nhau, có phước cùng hưởng, có họa cùng chia, họ sống với nhau rất thâm tình tưởng như không có gì có thể chia cắt nổi. Vì tấm lòng bao dung và độ lượng, Bảo đã cầm chắc chiếc vé vinh hoa phú quý sờ sờ trước mắt nhưng chàng không nỡ nhẫn tâm vì mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình mà đành lòng giết đi người bạn thân thiết, thà chấp nhận chịu chết để bạn mình được sống mà hưởng trọn vẹn vinh hoa phú quý.
 
Quả thật, trong cuộc đời này chúng ta khó tìm đâu ra những con người như thế. Hành động và tấm lòng cao thượng của Bảo đã chiếm trọn tâm hồn và trái tim của công chúa. Chàng dũng sĩ ấy đáng được người đời ca tụng, tôn vinh như một hiện thân của một vị Bồ tát đi vào đời để cứu độ chúng sinh, phần thiệt hại nhận về mình, phần lợi lộc nhường cho người khác.

Chúng ta cũng không nên vội chê trách Cường vì lúc này anh không có con đường nào khác, nhất là phần thưởng lại dành cho anh quá lớn, có được quyền lực trong tay và cô công chúa xinh đẹp, kiều diễm. Chúng ta ai cũng muốn có được quyền lực và sự thành công, nhưng nếu vì quyền lực và sắc đẹp mà chúng ta đành lòng giết hại người thân thì làm sao ta nỡ nhẫn tâm và tàn ác đến thế? Nếu quyền lực và sự thành công của mình lại mang đến sự chết chóc và đau thương cho người khác thì quyền lực đó có ý nghĩa và giá trị gì?

Chúng ta vẫn có thể tạo dựng một thứ quyền lực đích thực mà vẫn luôn có cuộc sống cao sang và tôn quý. Khi ấy mọi người sẽ sống thoải mái hơn, cảm thấy mình an lạc và hạnh phúc trong từng phút giây. Thứ quyền lực này sẽ làm cho con người bớt đau khổ và luôn được phúc lộc bình an ngay tại đây và bây giờ. Nếu cuộc sống của chúng ta không có tâm từ bi và tình thương yêu nhân loại thì dù có quyền lực và giàu sang cách mấy cũng không thể an vui, hạnh phúc được.

Đa số người có quyền lực đều sống trong lo âu, sợ hãi, bất an. Vì sao? Vì sợ người khác tranh giành, chiếm đoạt quyền lợi, địa vị của mình nên bằng mọi cách triệt tiêu đối thủ trước, dù biết đó là đê hèn, ti tiện và thấp kém. Thà ta phụ người chứ không để người phụ ta, nhất là thứ quyền lực chính trị giống như con dao hai lưỡi, đụng vô đầu nào cũng bị đứt tay. Có một thứ quyền lực giúp chúng ta an lạc, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ và có thể vượt qua rào cản của tranh đấu và giết hại. Đây là một thứ quyền lực đích thực mà ai cũng có thể nắm bắt và an hưởng được mà không cần phải có địa vị cao sang hay thấp hèn.

Sống ở đời trước sự cám dỗ của tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, nhiều khi là người thân của nhau mà ta còn đành lòng giết hại để tranh danh đoạt lợi; huống hồ là Cường đứng giữa làn ranh sống chết, ai dại gì phải bỏ giang sơn gấm vóc, bổng lộc, vương tước và sắc đẹp, không làm vậy thì phải mất hết tất cả sao. Thật ra, Cường đáng thương hơn đáng ghét, vì chỗ này chỉ có một người thắng và kẻ bại, người sống kẻ chết, không thể nào khác được. Ai cũng biết rằng, sự sống con người vô cùng quý báu và ai cũng ham sống sợ chết; không chết mà lại có tất cả, tội gì không đâm sau lưng chiến sĩ. Quả thật, giữa quyền lực, sắc đẹp và tay trắng; ai dại gì bỏ qua. Khó có ai đủ can đảm và bản lĩnh để nhận lấy đau thương về phần mình. Có nhiều người quan niệm “thà một phút huy hoàng còn hơn ngàn năm tắt lịm” nên suốt đời sống trong si mê, lầm lỗi.

Vào thời xa xưa, khi đất nước Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu, quân Mông Cổ thừa cơ hội xâm lăng định thôn tính nước ta. Thế lực của người Mông Cổ rất hùng mạnh, nên vị vua thời đại đó cho họp hết các tướng lãnh cùng ba quân chiến sĩ và dân chúng góp ý nên chống lại hay đầu hàng. Tất cả đều đồng ý phải quyết tâm giữ gìn đất nước. Cuối cùng, do tinh thần của người Việt Nam quá mạnh nên đã đẩy lui được bọn xâm lăng.

Chiến tranh vừa kết thúc, một chàng lính người Việt Nam mặt mày còn bê bết bùn đất đang lấy một bình nước để uống; bỗng lúc này bên tai anh nghe tiếng ai đó đang rên siết từ phía trước mặt mình. Bước tới nhìn, anh thấy một người lính Mông Cổ bị thương tích đầy mình đang lăm lăm nhìn vào bình nước trên tay của anh một cách thèm thuồng. Chàng lính Việt Nam liền rót nước kê vào miệng cho người đó uống, bất ngờ tên lính Mông Cổ chụp cây kiếm chém thẳng vào anh. Anh né kịp nên chỉ bị thương nhẹ nơi cánh tay.

Thay vì giết chết người lính Mông Cổ, anh vẫn không làm thế mà sẵn sàng bao dung, tha thứ cho anh ta. Tinh thần của người lính Việt Nam là như thế, khi chiến tranh thì phải bảo vệ và gìn giữ đất nước. Khi hòa bình thì mọi người phải có trách nhiệm và bổn phận yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau lúc gặp hoạn nạn hay khó khăn. Sau này, một vị quan biết được chuyện mới hỏi, “tại sao lúc đó anh không giết chết tên lính vong ân bội nghĩa đó đi?”. Người lính nói, “tôi vì giặc ngoại bang xâm chiếm nên mới đứng lên bảo vệ biên cương bờ cõi. Bất đắc dĩ lắm mới ra tay giết hại, còn hiện tại anh ta là người bị thương và là kẻ bại trận. Tôi không thể giết người dưới ngựa”.

Nghe xong, vị quan liền ban thưởng cho anh vô số vàng bạc. Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy tấm lòng từ bi, tinh thần cao thượng của người Việt Nam xứng đáng để mọi người học tập và noi theo. Vì bị giặc ngoại bang xâm lăng nên mới phải gìn giữ và chống trả lại chứ không có tâm cố ý giết hại.

Kẻ nịnh thần hoặc người vong ân bội nghĩa thường hay gian dối, phản bội để trục lợi cho riêng mình nên sẵn sàng gây tạo tội lỗi dù đó là người ơn. Nhân cách, phẩm chất cao quý của một con người sẽ mất đi và mãi mãi bị tiếng đời bêu rếu, rồi đến giai đoạn nào đó bộ mặt thật cũng lòi ra. Chúng ta thành công và có quyền lực bằng xương máu của người khác để làm gì? Kẻ phản bội dù có quyền lực và danh vọng ngay tức khắc nhưng sẽ trả một giá rất đắt ở hiện tại hoặc tương lai. Đến khi phước hết họa đến thì không làm sao cứu kịp, lúc đó dù có ăn năn, hối hận cũng phí công vô ích. Kính mong mọi người hãy nên chín chắn suy nghĩ xem xét cho tường tận, đừng chờ quả xấu đến rồi ngồi đó than thân trách phận.

Ngày hôm nay, trước đà tiến bộ của nhân loại con người tăng trưởng quá nhanh, chính vì thế kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Nhân cách, đạo đức con người ngày càng tuột dốc, nạn cướp của giết người quá tàn nhẫn chỉ vì một chút vật chất cỏn con, nạn bạo lực học đường, bạo lực gia đình, nạn đam mê vui chơi quá đáng dẫn đến bạo lực, dâm dục. Nhiều vụ án cưỡng dâm, hiếp dâm đối với trẻ chưa đến tuổi trưởng thành và còn vô số chuyện đau thương khác đang xảy ra trong cuộc đời vì tham vọng quyền lực không chân chánh chỉ biết hưởng thụ cho riêng mình nên đã làm tổn hại cho nhiều người. 

Thích Đạt Ma Phổ Giác 
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm