Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 07/06/2019, 10:01 AM

Rộng lượng nhưng phải thông minh

Sống mà luôn biết cho đi, luôn nghĩ cho người là điều tốt, nhưng nếu nó trở thành trách nhiệm và bổn phận thì ta nên cần phải xem lại, coi thử người nhận có thật sự xứng đáng hay không.

>>Những giáo lý Phật giáo nên đọc

Sống mà luôn biết cho đi, luôn nghĩ cho người là điều tốt, nhưng nếu nó trở thành trách nhiệm và bổn phận thì ta nên cần phải xem lại, coi thử người nhận có thật sự xứng đáng hay không. Ảnh minh họa

Sống mà luôn biết cho đi, luôn nghĩ cho người là điều tốt, nhưng nếu nó trở thành trách nhiệm và bổn phận thì ta nên cần phải xem lại, coi thử người nhận có thật sự xứng đáng hay không. Ảnh minh họa

Có những người coi lòng tốt của bạn như chuyện phải làm và đương nhiên. Khi cần thì họ gọi, thiếu thì họ mượn, nhưng khi vui thì lại quên. Đến một ngày bạn không còn khả năng tương trợ thì họ bắt đầu quay lưng nói xấu: ích kỷ với keo kiệt.

Bài liên quan

Có những người yêu nhau mà lúc nào cũng để bạn luôn là người chủ động, từ đi, đứng, nằm, ngồi, năn nỉ ỉ oi, trả tiền, kiêm xin lỗi. Dẫu biết yêu là phải thế, nhưng yêu nhầm người không biết điều thì mai này sẽ vô cùng mệt mỏi, trong mắt họ bạn chỉ là thứ yếu.

Ở một số người nếu bạn cho đi một cách thường xuyên và dễ dãi thì nó không còn được gọi là quà mà là bổn phận. Đến khi cần mà không có thì lúc đó mới nhận rõ con người thật của họ là ai?

Cũng có những người dẫu bạn có an ủi, động viên, giúp đỡ với một tấm lòng chân thật, chẳng nề lòng, kể công nhưng hễ đến khi xong thì im lìm, nghi ngờ, trách móc.

Hay những người bạn tin tưởng yêu thương với những ước vọng về tương lai, nên cùng cố gắng ngay hiện tại, nhưng mai này khi “công thành danh toại” thì họ bảo: bạn chỉ là quá khứ.

Dẫu biết bạn luôn là người hy sinh, phóng khoáng và chân thành. Nhưng hy sinh không đúng người, phóng khoáng không đúng nơi và chân thành không đúng lúc, thì bạn sẽ luôn là người chịu thiệt.

Bạn phải luôn nhớ không phải ai cũng xứng đáng nhận được lòng tốt của bạn, nhất là những người thiếu trân trọng và biết ơn. Ảnh minh họa

Bạn phải luôn nhớ không phải ai cũng xứng đáng nhận được lòng tốt của bạn, nhất là những người thiếu trân trọng và biết ơn. Ảnh minh họa

Người như thế họ sẽ không bao giờ nhớ đến những lần mà bạn cố gắng để say “Yes, I do”, mà chỉ nhớ đến lần cuối cùng bạn mệt mỏi say “No, I can't”.

Bài liên quan

Lòng tốt luôn là điều cần phải làm, nhưng phải thật sự thông minh.

Tóm lại, bạn phải luôn nhớ không phải ai cũng xứng đáng nhận được lòng tốt của bạn, nhất là những người thiếu trân trọng và biết ơn.

Để sau này mình không phải hối tiếc với những gì mình đã cho, thời gian mình đã bỏ ra và những người mà mình đã hết lòng tin tưởng.

Ở đời, không phải ai cũng cảm nhận được những gì mà bạn đã từng trải qua, thông cảm với những khó khăn mà bạn đang phải gánh chịu.

Vì trong suy nghĩ của họ - lòng tốt của bạn chỉ là việc phải làm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Nhập thất: Ba pháp giải độc (3)

Góc nhìn Phật tử 18:30 26/03/2024

Các bạn tự tin vào chính mình rằng đang tu đúng chánh pháp thì thôi, xin miễn chấp những lời này, còn khi tham chiếu thấy có những dấu hiệu sau đây thì có thể điều tiết, giải độc tâm lý ức chế để không phải chịu những hậu quả nặng nề hơn.

Xem thêm