Ba bài học sâu sắc từ Phật giáo để có được sự an lạc giữa cuộc sống bộn bề
Trong nhịp sống hối hả, tấp nập, bon chen hiện nay khiến chúng ta khá mỏi mệt. Sự thảnh thơi, an lạc, bình yên là điều mà con người hiện đại đang tìm kiếm. Vậy thì bạn hãy tìm đến những triết lý sâu sắc của Phật giáo để có được những giây phút thư thái, an lạc.
>Giáo lý Phật giáo đáng suy ngẫm
Hãy cùng Phatgiao.org.vn chiêm nghiệm ba bài học ý nghĩa dưới đây để chúng ta quên đi những lo toan, gánh nặng và mệt mỏi trong cuộc sống.
Bài học thứ nhất: Hãy tìm kiếm hạnh phúc thực sự của cuộc sống
Một trong những khái niệm quan trọng của đạo Phật là "Dukkha", nghĩa là một sự bất an, không có khả năng cảm thấy hài lòng. Khái niệm này đề cập đến sự thèm muốn những điều xa vời, không bao giờ có thể thỏa mãn được của con người.
Hiện nay, rất nhiều người vẫn đang cố tìm kiếm sự giàu có, danh vọng, thành công, quyền lực... nhưng họ đâu hiểu được đó là những thứ chỉ có thể mang đến niềm vui nhất thời mà không có sự lâu bền.
Hơn nữa, sự khao khát này thực sự có thể cản trở chúng ta trong việc tìm kiếm hạnh phúc đích thực, vĩnh viễn. Phật giáo luôn khuyến khích con người suy nghĩ về những điều hạnh phúc thực sự trong cuộc sống.
Bài học thứ hai: Đừng bỏ lỡ hiện tại
Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh, thực hành chánh niệm giúp chúng ta buông bỏ ham muốn, sống ở hiện tại mà không lo lắng về quá khứ hay tương lai.
Sống ở đây, bây giờ không có nghĩa là bạn không bao giờ nhớ lại quá khứ hay không có trách nhiệm với tương lai. Tuệ giác của đạo Phật là mình có thể sống an lạc và hạnh phúc trong giây phút hiện tại (hiện pháp lạc trú: Living happily in the present moment).
Chẳng hạn, khi đi từ đây ra bãi đậu xe, mục đích là lấy xe để đi, nhưng không ai cấm mình đi từ đây ra bãi đậu xe bằng những bước chân thảnh thơi, an lạc hạnh phúc, chứ không phải chỉ khi lái xe mới an lạc hạnh phúc. Nếu đi từ đây ra xe mà không an lạc hạnh phúc thì nắm vô lăng cũng không thể an lạc hạnh phúc được.
Nếu các thầy và sư cô đem ra giảng dạy, luyện tập cho người ta sống trong giây phút hiện tại, thì sự hối hả, đi tìm hạnh phúc trong tương lai kia sẽ giảm bớt. Vì biết tìm hạnh phúc trong hiện tại thì không cần bươn chải để đến tương lai.
Hiện tại rất đẹp, quá khứ đã đi qua, tương lai thì chưa tới. Mình chỉ có giây phút thực sự sống là hiện tại, nếu sống sâu sắc mình có thể tiếp nhận trời xanh, mây trắng, chim hót, thông reo, hoa nở… những nhiệm màu của sự sống.
Hiện pháp lạc trú là một nghệ thuật sống có hạnh phúc. Nếu hạnh phúc trong hiện tại thì chắc chắn tương lai sẽ hạnh phúc, còn nếu không có hạnh phúc trong hiện tại thì tương lai cũng không thể có hạnh phúc.
Ý tưởng đơn giản của chánh niệm là không cho phép bản thân lạc lối trong sự nuối tiếc quá khứ hay quá lo lắng về tương lai. Quá khứ có thể cho bạn nhiều kinh nghiệm nhưng cuộc sống của bạn là giây phút hiện tại.
Những suy nghĩ về quá khứ, lo lắng về tương lai đang ngăn cản bạn trải nghiệm tốt nhất thời điểm hiện tại. Đừng sống vội vàng, hãy cho bản thân một chút thời gian để tận hưởng thực sự cuộc sống này. Điều đó sẽ tạo ra một thay đổi lớn, bất ngờ cho bạn.
Bạn có thể bắt đầu bằng cách thử thưởng thức một tách trà trong chánh niệm - đặt hết tâm trí của bạn vào tách trà, để cảm nhận hơi ấm của chiếc cốc, hương, vị của nước trà. Nếu không có chánh niệm, bạn sẽ hoàn toàn bỏ lỡ những trải nghiệm thú vị đó.
Bài học thứ 3: Hãy tự kiểm soát nghiệp quả và tạo nguồn năng lực tích cực
Nghiệp, tiếng Pàli gọi là Kamma, tiếng Sanskrit gọi là Karma, là những hành động của thân, khẩu, ý. Mọi hành động đều đưa đến các hậu quả hay kết quả nào đó. Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, nghiệp chướng không ám chỉ số phận cố định mà dựa trên hành động và suy nghĩ của bạn trong từng khoảnh khắc. Bạn có thể hiểu, nghiệp là năng lượng bạn tạo ra trong từng khoảnh khắc.
Ví dụ như ném đá là một hành động. Hòn đá đó đập vào cửa kính và làm nó vỡ ra. Kính bị vỡ là kết quả của hành động ném, song nó chưa kết thúc. Bây giờ cái cửa sổ bị vỡ nó là nguyên nhân của những phiền toái khác. Ai đó sẽ bị mất tiền để đi thay nó và do vậy người ta sẽ không thể để dành tiền hoặc để mua những thứ khác cho một mục đích khác và hậu quả của việc này là cảm giác thất vọng. Điều này có thể khiến người ta cảm thấy khó chịu và nếu không cẩn thận thì sự khó chịu, bực dọc của người đó có thể lại là nguyên nhân của những việc làm sai trái nào đó... Không có sự kết thúc cho kết quả của hành động, do vậy chúng ta phải hết sức cẩn thận về những hành động của chúng ta để có được những kết quả tốt.
Như vậy, chúng ta phải rất cẩn thận và phải thấy sợ vì hành động không chỉ của thân (việc chúng ta làm) mà cả khẩu (lời chúng ta nói) và ý (ý nghĩ trong đầu) của bản thân mình. Chúng ta đều có quyền điều khiển hành động, ý định của bản thân và điều đó có tác động đến môi trường sống xung quanh. Hãy thay đổi bản thân tích cực để trở thành người mà bạn muốn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm