Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 04/11/2019, 08:34 AM

Sáng tạo để giúp nhà vườn làm việc bớt vất vả

Ông Lê Phước Lộc, 65 tuổi hiện ngụ ấp 5, xã An Hữu, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được cả nước biết đến với rất nhiều dụng cụ rất độc, lạ, hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm, tập quán chăm sóc, thu hoạch cây trái ĐBSCL.

>>Gieo mầm thiện

Bài liên quan

“Tôi học hành có tới nơi, tới chốn gì đâu nhưng mỗi khi thấy nhà vườn vất vả khi leo lên cao tỉa nhánh, bẻ trái cây, bọc trái không để sâu rầy cắn phá nên mới nghĩ ra việc sáng chế nhiều dụng cụ giúp bà con đỡ vất vả thế thôi. Dần dà cái máu “sáng chế” cứ thôi thôi thúc tôi sáng tạo ra nhiều loại dụng cụ phục vụ sản xuất cho tới bây giờ”.

Năm 2002, người dân địa phương rất bất ngờ khi thấy ông Lộc đột ngột chuyển nghề thợ kim hoàn sang việc sáng chế kéo cắt tỉa cảnh rất lạ thường. Nếu như trước đây nhà vườn dùng kéo cắt tỉa có lưỡi cắt nằm bên dưới phải hao phí rất nhiều sức để cắt nhưng kết quả không cao, từ đó ông Lộc đã chế tạo kéo “Phước Lộc” với kết cấu hoàn toàn ngược lại, lưỡi cắt bên trên được gia cố sắc bén kết hợp với các ổ bi trợ lực nên người sử dụng không phải tốn nhiều lực. Sản phẩm này đã đạt giải 3 tại hội thi “sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia” và đã được nhận bằng khen và chứng nhận độc quyền sản phẩm do bộ Khoa Học Công Nghệ chứng nhận.

Tiếng lành đồn xa. Hiện nay mỗi năm cơ sở Phước Lộc đã cũng cấp ra thị trường cả nước trên 18.000 cây kéo tỉa với giá bán từ 80.000 đến 100.000 đồng/cây. Thị trường tiêu thụ mạnh nhất là khu vực ĐBSCL, các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Sau khi trừ chi phí nhân công, vật tư, vận chuyển…mỗi năm ông lãi trên 1 tỷ đồng.

Ông Lê Phước Lộc đang thao tác kéo cắt tỉa của mình làm ra

Ông Lê Phước Lộc đang thao tác kéo cắt tỉa của mình làm ra

Bà Võ Thị Lệ, ngụ huyện Phong Điền, TP Cần Thơ nhận xét: “Kéo cắt, tỉa của ông Lộc rất tiện lợi để nông dân có thể làm sạch vườn rất nhanh chóng, tiện lợi, giá lại rẽ, người dân ở đây hầu như ai cũng sử dụng kéo tỉa này”.

Bài liên quan

Phát huy thắng lợi, nhà “sáng chế” miệt vườn Lê Phước Lộc đã chế tạo thành công kéo hái trái nguyên nhánh, chủ yếu là trái nhãn, chôm chôm, xoài… trên độ cao từ 4 đến 5 mét. Với thiết bị này người sử dụng dễ dàng thu hoạch từng chùm trái trên cao rất an toàn, không bị trầy xước bởi chúng được giữ chặt vào thiết bị này và được đem xuống mặt đất rất nhẹ nhàng. Để thuận lợi hơn trong việc vận chuyển lẫn khi di chuyển vào vườn cây ăn trái, ông Lộc đã chế tạo cán cầm có thể tháo rời và lắp lại rất dễ dàng.

Ông Lê Văn Lắm, ngụ xã Phú Điền, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp vui vẻ kể: “có dụng cụ này, mình không phải leo lên cây cao rất nguy hiểm. Cạnh đó có thể hái trái từng chùm theo mong muốn để có sản phẩm đẹp mắt, an toàn, giá bán cao, lại dễ “cơ động” ở khắp mọi nơi”.

Điều đáng ngạc nhiên là ông Lộc cũng là người đầu tiên ở ĐBSCL sáng chế ra dụng cụ bao trái rất độc đáo giúp nhà vườn có thể bao trái rất nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm chi phí thuê nhân công bao trái theo phương pháp truyền thống trước đây. Sản phẩm này hiện trong tình trạng cháy hàng vì cung không đáp ứng được cầu.

Ông Lê Phước Lộc đang thao tác kéo cắt tỉa của mình làm ra

Ông Lê Phước Lộc đang thao tác kéo cắt tỉa của mình làm ra

Bài liên quan

Chúng tôi càng ngưỡng mộ hơn khi được biết ông Lộc đã đạt giải 1 cuộc thi “sản phẩm tiêu biểu cấp quốc gia” với dụng cụ “Bấm lỗ tự động trên màn phủ nông nghiệp”. Song song đó ông còn giúp BCH quân sự xã An Hữu, huyện Cái Bè đạt giải 1 cấp quốc gia với mô hình “sản xuất học cụ huấn luyện quân sự trong nhà trường”. Cụ thể là ông đã tự chế tạo súng R 15, lựu đạn “giả” bằng nhôm, sắt dùng để huấn luyện và không có khả năng sát thương.

Hiện nay ông đang là ủy viên BCH Hội Sáng Chế Việt Nam, đã được bình chọn danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương năm 2013; được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ; bằng khen của Bộ KHCN Việt Nam.

Khi chia tay ông còn bật mí thêm: “Tôi đang hoàn chỉnh các bước đăng ký sản phẩm kéo “đa năng 3 trong 1” với công dụng vừa cắt nhánh, vừa cắt trái từng chùm, vừa bao trái theo ý muốn. Cạnh đó là trình làng chiếc máy lột dừa tự động. Nếu có thời gian, tôi sẽ chế tạo máy hút bụi, rác tự động trên các quốc lộ”.

Nhà “sáng chế” miệt vườn tuổi 65 vừa đang sung sức để cho ra đời nhiều thiết bị độc, lạ, tiện ích khác chỉ với mong muốn giúp nhà vườn đỡ vất vả, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí chăm sóc, thu hoạch.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt trao hơn 600 triệu đồng cho người nghèo Thừa Thiên-Huế

Gieo mầm thiện 21:54 10/04/2024

Vừa qua, ni sư Thích Nữ Tâm Nguyệt (trụ trì chùa Phổ Hiền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cùng đoàn thiện nguyện mang hơn 600 phần quà nghĩa tình từ miền Nam trao cho người nghèo tại Thừa Thiên-Huế.

Xem thêm