Sắp đặt bàn thờ ngày tết Phật tử nên biết
Vào dịp cuối năm, nhà nào cũng tất bật dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón một năm mới nhiều bình an. Việc lau dọn bàn thờ (còn gọi là bao sái) là quan trọng nhất, cần được làm thật kỹ càng, sạch sẽ không thể tùy tiện và vội vàng làm cho xong chuyện.
Trong mỗi gia đình thường có bàn thờ gia tiên đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Chính giữa ban thờ là bát hương, trên bát hương có cây trụ để cắm hương vòng; ở hai góc ngoài của bàn thờ bao giờ cũng có hai cây đèn (hoặc nến). Mỗi khi cúng, lễ gia chủ sẽ thắp đèn (nến). Cách sắp đặt bàn thờ ngày tết là bày tỏ tình cảm của con cháu với ông bà tổ tiên. Đồng thời là những lời cảm ơn, sự thành kính và cầu chúc cho năm mới may mắn, bình an.
Nguyên tắc sắp đặt ban thờ ngày Tết
Sắp đặt ban thờ gia tiên, ngoài những thứ như cố định như hoành phi, câu đối, di ảnh, thì có những thứ không thể thiếu như bát hương, ngai chén, mâm bồng, lọ hoa,…
Cách bài trí trên ban thờ phải làm sao cho đẹp đẽ và tiện sử dụng. Nếu có đỉnh đồng thì đặt ở trung tâm, phía sau bát hương để khi thắp hương không bị vướng. Bát hương nên kê cao tối thiểu phải từ ngực trở lên, tránh việc để bát hương thấp dưới bụng thì có vẻ bất kính. Lọ hoa, hạc đồng, chân nến…để ở hai bên. Phía trước bát hương (hoặc hai bên) có thể để mâm hoa quả, có ấm nước và 3 hoặc 5 chiếc chén nhỏ.
Mâm quả thường bài trí bằng 3,5,7…loại quả khác nhau, đủ các màu sắc, sao cho đẹp và trang nghiêm. Có thể cắm thêm cành đào, cành mai và đèn nháy để bàn thờ thêm lung linh, huyền diệu.
Tết Nguyên Đán là gì? Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán qua góc nhìn của đạo Phật
Mỗi miền sẽ các loại quả theo đặc trưng và được dùng để bày biện trong mâm cỗ dâng lên tổ tiên ông bà trong những ngày Tết. Bày bàn thờ ngày Tết đối với các gia đình ở miền Bắc sẽ không thể thiếu được nải chuối xanh, trái phật thủ hoặc trái bưởi, quýt, lê, táo,… Mỗi loại quả lại tượng trưng cho một ý nghĩa riêng: nải chuối tượng trưng cho con cháu sum vầy, phật thủ tượng trưng cho bàn tay che chở của Phật, quả Sung hay hồng xiêm lại tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, trái dưa lại thể hiện cho sự thăng tiến, thành đạt,…
Ngày Tết nên chú trọng việc sắp xếp các đồ thờ, tránh bày đồ mã, đồ dễ cháy để phòng hỏa hoạn. Khi khấn lễ thì phải thành tâm và trang nghiêm. Đồng thời xin phát nguyện làm những điều thiện lành để hồi hướng công đức cho gia tiên, cho các bậc tiền nhân.
Địa điểm bắn pháo hoa tết Nguyên đán Tân Sửu tại Tp. Hồ Chí Minh
Một số lưu ý khi sắp đặt ban thờ ngày Tết
Gia chủ không được đặt bàn thờ gần nơi không trang trọng như nhà tắm, cầu thang, phòng bếp,… Không đặt bàn thờ ở lối đi lại. Nếu đặt ở lối đi lại ồn ào sẽ làm mất đi sự thanh tịnh của nơi thờ cúng. Không dùng chung bát hương thờ Phật và thờ gia tiên
Gia đình có thờ Phật thì bàn thờ Phật có thể đặt ở trung tâm nhà. Bàn thờ gia tiên và bàn thờ Phật không nên đặt đối nhau trong 1 gian phòng.
Bàn thờ phải luôn sạch sẽ, phẩm vật, đồ lễ cần được bao sái thường xuyên để giữ được sự trang nghiêm, thanh tịnh nơi thờ cúng.
Cảnh giác chiêu lừa vận động giúp đỡ người nghèo ăn Tết
Khăn lau và chổi quét bàn thờ gia tiên, bàn thờ Phật thường được dùng riêng. Nước lau bàn thờ thường được dùng từ nguồn nước sạch sẽ, có người còn dùng nướ cmưa thậm chí nước nấu từ lá trầu, lá bồ đề để lau, lá gừng để bao sái bàn thờ.
Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Đây cũng là truyền thống của mỗi gia đinh, chính vì thế việc chăm chút, cách bày bàn thờ ngày Tết cũng rất quan trọng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?
Kiến thức 06:10 23/12/2024Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Xem thêm