Thứ sáu, 17/11/2023, 16:09 PM

Sinh con gái hay trai đều tốt

Với tuệ giác của Thế Tôn, Ngài đánh giá nhân cách một con người tốt hay xấu, hữu dụng hay vô dụng hoàn toàn không dựa vào giới tính, địa vị, giai cấp hoặc chủng tộc mà tùy thuộc vào nghiệp lực (nghiệp cũ và mới) của chính cá nhân ấy.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi. Vua Pasenadi nước Kosala đi đến, sau khi đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

Rồi một người đi đến vua Pasenadi báo tin kề bên tai nhà vua: Thưa Đại vương, hoàng hậu Mallikà đã hạ sinh được một người con gái. Khi được nghe như vậy, vua Pasenadi nước Kosala không được hoan hỷ.

Sau khi biết vua Pasenadi nước Kosala không được hoan hỷ, ngay lúc ấy Thế Tôn nói lên bài kệ:

Này Nhân chủ, ở đời/ Có một số thiếu nữ/ Có thể tốt đẹp hơn/ So sánh với con trai/ Có trí tuệ, giới đức/ Khiến nhạc mẫu thán phục/ Rồi sinh được con trai/ Là anh hùng, quốc chủ/ Người con trai như vậy/ Của người vợ hiền đức/ Thật xứng là Đạo sư/ Giáo giới cho toàn quốc.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 3, phẩm 2, phần Người con gái, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.193)

Lời bàn:

Sinh con gái hay trai đều tốt 1

Ảnh minh hoạ.

“Con nào cũng là con” hoặc “trai hay gái không thành vấn đề” là câu nói gần như cửa miệng của mọi người sống trong xã hội văn minh, dân chủ và bình đẳng ngày nay. Thế nhưng quan niệm ấy được nêu lên cách nay hơn 25 thế kỷ trong xã hội Ấn Độ cổ đại, khi mà nữ giới được xem như “ngọn đuốc soi sáng con đường dẫn xuống địa ngục” và “sinh con gái là thêm một trở ngại, một bất hạnh trong gia đình” quả là một tuyên ngôn sấm sét, vĩ đại và tiên phong nhất trong lịch sử phát triển của nhân loại về cải cách xã hội, quyền bình đẳng nam nữ.

Với tuệ giác của Thế Tôn, Ngài đánh giá nhân cách một con người tốt hay xấu, hữu dụng hay vô dụng hoàn toàn không dựa vào giới tính, địa vị, giai cấp hoặc chủng tộc mà tùy thuộc vào nghiệp lực (nghiệp cũ và mới) của chính cá nhân ấy. Do vậy, dù là con trai hay con gái, nam hoặc nữ nếu mang một nghiệp cũ tốt đồng thời biết tích lũy, trau giồi và phát triển thiện nghiệp của mình trong hiện tại thì chắc chắn sẽ trở thành một người tốt, hữu ích cho chính bản thân, gia đình và xã hội.

Không chỉ ở phương diện xã hội, về khả năng tu tập giải thoát, quan điểm của Thế Tôn đối với nữ giới cực kỳ khoáng đạt và chân xác. Ngài tuyên bố rằng giới tính không phải là trở ngại chính cho việc thanh lọc thân tâm, nếu được tu tập trong Chánh pháp đầy đủ kỷ cương, giới luật thì hàng nữ lưu vẫn chứng đắc Thánh quả. Sự hình thành giáo hội Tỷ kheo ni và các vị Thánh đệ tử Ni đã xác chứng điều ấy.

Sinh một người con gái có trí tuệ và giới đức có thể tốt hơn con trai, lời dạy của Thế Tôn đã làm rúng động xã hội Ấn Độ, vang vọng khắp thế giới, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị và tác dụng, nhất là ở những quốc gia còn mang nặng âm hưởng của tàn dư phong kiến, trọng nam khinh nữ. Người Phật tử nhận thức sâu sắc về lời Phật dạy, giáo dưỡng và thương yêu con cái trong tinh thần bình đẳng, quan tâm đến việc tác thành cho con cái giới đức và trí tuệ để trở thành người con ngoan hiền, hiếu thảo là hành động thiết thực của các bậc phụ mẫu, đệ tử Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Hạng người nào có đầy đủ phước báu nhất để niệm Phật?

Kiến thức 09:38 05/04/2025

Quý vị đây không đủ phước báu suốt ngày vọng tưởng, suy nghĩ lung tung. Vậy thì ai là người có đủ phước báu? Là những người thật thà, chất phác, suốt ngày chỉ ôm giữ một câu A Di Đà Phật, việc gì cũng không nghĩ tưởng.

Nghiệp sát nặng dẫn đến nhiều bệnh tật

Kiến thức 09:09 03/04/2025

Người trên thế gian có rất nhiều bệnh tật, từ đâu mà đến? Nghiệp sát quá nặng. Lúc trước, khi tôi đọc quyển “Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh”, sợ đến nỗi dựng cả tóc gáy.

Đức Phật nói về nguyên nhân hiểm nạn, thiên tai, bệnh tật

Kiến thức 07:08 31/03/2025

Chỉ khi những điều kiện này được đầy đủ, thì người này mới thành tựu những lợi ích của Kinh Hộ Trì. Do vậy, điều quan trọng là khi Kinh Hộ Trì được tụng đọc và mọi người nên lắng nghe với niềm tin, sự kính trọng và bằng sự chú tâm.

Hòa thượng Thích Trí Tịnh: 'Cố gắng hết sức mình, cầu đài sen thượng phẩm'

Kiến thức 08:31 27/03/2025

Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo