Số người chết vì Covid-19 trên toàn cầu đã vượt 100.000
Tính tới 2h sáng nay 11-4, thống kê của hãng tin AFP cho thấy ít nhất 100.859 người trong số hơn 1,6 triệu người bệnh tại 193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã chết vì COVID-19. Vào ngày 2-4, số người chết toàn cầu vượt ngưỡng 50.000 người.
Ca tử vong đầu tiên vì virus gây nên đại dịch hiện nay là ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào ngày 9/1. Thế giới chạm mốc 50.000 ca tử vong trong 83 ngày và mất thêm 8 ngày nữa để lên đến mốc 100.000, theo Reuters. Số ca tử vong tăng với tốc độ 6-10%/ngày trong vòng một tuần qua, và có 7.300 người chết được ghi nhận trên toàn cầu hôm 9/4.
Cũng theo Reuters, số ca tử vong giờ đây có thể được so sánh với thiệt hại nhân mạng trong dịch hạch ở London vào giữa thập niên 1660, với ước tính 100.000 thiệt mạng, tức khoảng 1/3 dân số thành phố khi đó.
Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đợt bùng phát ban đầu (như Trung Quốc và Hàn Quốc) đã chứng kiến số ca mắc mới hàng ngày giảm đáng kể. Tuy nhiên, các quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất ở châu Âu (như Ý, Tây Ban Nha và Pháp) vẫn đang vật lộn nhằm làm chậm tốc độ lây nhiễm.
Tỷ lệ tử vong toàn cầu hiện ở mức 6,25%, song nhiều chuyên gia tin rằng con số thực sự thấp hơn vì ca bệnh nhẹ, không triệu chứng không được thống kê đầy đủ.
Xin đừng chủ quan, "nối giáo cho dịch"...
Thống kê tại một số nước, bao gồm Italy, Pháp, Algeria, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh, cho thấy tỷ lệ tử vong cao hơn 10%.
Một trong những nghiên cứu lớn nhất về tỷ lệ tử vong, liên quan đến 44.000 bệnh nhân ở Trung Quốc, cho kết quả là 2,9%.
Nghiên cứu này cũng cho thấy 93% người tử vong ở độ tuổi trên 50, và hơn một nửa là người ngoài 70.
Trong khi khu vực Bắc Mỹ hiện chiếm hơn 30% tổng số ca nhiễm toàn cầu, châu Âu lại có số ca tử vong cao hơn, với những nước như Tây Ban Nha và Italy bị ảnh hưởng nặng nhất. Nam Âu chiếm hơn 1/3 tổng số ca tử vong toàn cầu, dù số ca nhiễm tại khu vực chỉ chiếm hơn 20%.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhận thấy vài ngày qua, dịch Covid-19 đã có các dấu hiệu chậm lại tại một số nước châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nhất như Tây Ban Nha, Ý hay Pháp. Tuy nhiên, sẽ là rủi ro lớn nếu các nước sớm gỡ bỏ các lệnh hạn chế. Một số quốc gia đang lên kế hoạch cho giai đoạn chuyển đổi, gỡ bỏ các hạn chế ở lại trong nhà.
"WHO cũng muốn gỡ bỏ các hạn chế này như tất cả mọi người, nhưng nếu gỡ bỏ quá sớm thì có thể dẫn đến sự bùng phát trở lại chết người của dịch. Nếu không xử lý tốt thì giai đoạn dịch đi xuống cũng sẽ nguy hiểm không kém gì khi đó bùng lên" - Tổng Giám đốc WHO cho biết.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hội An ra mắt mô hình "Ngày chủ nhật xanh" tại cơ sở tôn giáo
Môi trường 19:21 01/11/2024Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hội An vừa phối hợp với tịnh xá Ngọc Cẩm, Công ty Qna Green tổ chức ra mắt mô hình “Ngày chủ nhật xanh”.
Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố
Môi trường 14:27 31/10/2024Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.
Bão Trà Mi mạnh lên cấp 11, gây mưa ở miền Trung từ chiều nay
Môi trường 09:50 26/10/2024Sáng nay, bão Trà Mi ở vùng biển phía đông bắc quần đảo Hoàng Sa, mạnh cấp 11 (117 km/h), bắt đầu gây mưa cho khu vực Quảng Bình - Quảng Ngãi từ chiều nay.
Cập nhật đến chiều 25/10: Bão Trà Mi giảm 4 cấp, bị đẩy xuống phía Nam
Môi trường 16:09 25/10/2024Theo nhận định của chuyên gia, khi di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa, bão số 6 (bão Trà Mi) sẽ gặp không khí lạnh và suy yếu nhanh xuống cấp 7 - cấp 8.
Xem thêm