Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 11/04/2020, 08:20 AM

Số ca nhiễm COVID - 19 ở Việt Nam và thế giới ngày 11/4

Tính tới 6h sáng 11/4, thế giới có trên 102.000 người tử vong vì bệnh COVID - 19, trong đó nước Mỹ ghi nhận trên 18.600 ca tử vong trong số gần nửa triệu ca mắc bệnh.

 > Dự đoán của tỷ phú Bill Gates về đại dịch Covid-19

Số ca nhiễm COVID - 19 ở Việt Nam

Sáng 11/4: Tiếp tục không ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 mới, tổng số vẫn 257 ca.Tính đến sáng 11/4, Việt Nam ghi nhận tổng số 257 ca mắc COVID-19, trong đó có 159 người từ nước ngoài (chiếm 61,9%), 98 người lây nhiễm thứ phát.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID - 19, hiện tổng số bệnh nhân COVID - 19 đã khỏi bệnh là 144 ca.

Tổng số có 113 bệnh nhân đang điều trị tại 16 cơ sở khám chữa bệnh. Trong đó, 20 ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2; 8 ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với virus SARS-CoV-2.

Số ca nhiễm COVID - 19 ở Việt Nam.

Số ca nhiễm COVID - 19 ở Việt Nam.

Chiều 10/4, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: Tuyệt đối không được chủ quan. Chúng ta đã chiến thắng từng trận đánh, nhưng cả cuộc chiến vẫn còn ở phía trước. Do đó, cần đồng lòng, có niềm tin, ủng hộ các chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo, hướng dẫn của ngành y tế.

Số ca nhiễm COVID - 19 trên thế giới

Mỹ tiếp tục là quốc gia hứng chịu nhiều thiệt hại về người nhất do dịch COVID-19, với 18.644 ca tử vong - lần đầu tiên vượt qua Italy, trong khi số bệnh nhân mới tăng thêm 32.706, lên tổng số 501.272 người, với 27.239 ca đã hồi phục.

Cùng ngày 10/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ sớm công bố các thành viên trong một hội đồng có nhiệm vụ tập trung vào quá trình mở cửa trở lại nền kinh tế của nước này sau khi đại dịch COVID-19 qua đi. Đây được xem là nhóm chuyên trách thứ hai của Tổng thống Trump trong thời điểm Mỹ đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ tác động của COVID-19. Ông Trump thừa nhận rằng quyết định khi nào mở cửa trở lại nền kinh tế Mỹ sẽ là thời khắc khó khăn nhất đối với ông. Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết: “Tôi sẽ phải đưa ra quyết định và tôi hy vọng đó sẽ là một quyết định đúng đắn. Mặc dù vậy, đây vẫn sẽ là quyết định lớn nhất mà tôi thực hiện”. 

Sau Mỹ, Tây Ban Nha hiện là nước có số bệnh nhân COVID - 19 cao thứ hai thế giới, hơn 158.273 ca. Điểm tích cực là số ca mắc bệnh mới và ca tử vong trong ngày ở nước này đang theo chiều hướng đi xuống. "Đường cong dịch" tại Tây Ban Nha đã lên tới đỉnh điểm với trên 8.200 ca nhiễm virus trong một ngày vào 28/3, sau đó đang có xu hướng giảm dần, ngày 10/4 là 5.051 ca. Cùng ngày, số ca tử vong mới là 634, thấp nhất trong 17 ngày qua.

Chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Brussels, Bỉ ngày 25/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 từ xe cứu thương vào một bệnh viện ở Brussels, Bỉ ngày 25/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

Hai bệnh nhân COVID-19 cuối cùng ở Bình Thuận được xuất viện

Ngày 10/4, Italy có thêm 570 ca tử vong và 3.951 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số lên 147.577 ca bệnh, trong đó 18.849 người đã tử vong. Có 30.455 bệnh nhân đã hồi phục tại nước này.

Bất chấp những tác động tới nền kinh tế, Chính phủ Italy cùng ngày đã gia hạn các biện pháp hạn chế đi lại đến ngày 3/5 nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp COVID - 19, đồng thời công bố sắc lệnh mới về giai đoạn 2 ứng phó với dịch bệnh. Thủ tướng Conte khẳng định: “Các dấu hiệu đường cong dịch bệnh rất tích cực và các giải pháp ngăn chặn đã mang lại kết quả”. Tuy nhiên, chính phủ không thể chờ cho virus biến mất khỏi lãnh thổ và công tác phòng chống dịch bệnh giai đoạn 2 đã bắt đầu, dựa trên 2 trụ cột: một nhóm chuyên gia làm việc và các biện pháp đảm bảo an toàn tại nơi làm việc. Theo sắc lệnh mới, các cửa hàng văn phòng phẩm, quần áo trẻ em, giặt là và một số hoạt động sản xuất có thể mở cửa trở lại sau ngày 14/4.

Giới chức y tế Bồ Đào Nha đã xác nhận thêm 1.516 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ đồng hồ qua. Đây là mức tăng cao nhất trong ngày kể từ khi bùng phát dịch COVID-19, nâng tổng số ca mắc bệnh ở nước này lên 15.472 ca. Số ca tử vong tăng thêm 26 người lên 435 ca. Bộ Y tế Thụy Sĩ thông báo số bệnh nhân COVID-19 tử vong hiện là 805 ca, tăng so với 756 ca một ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh cũng tăng từ 23.574 ca lên 24.308 ca. Còn Hà Lan đã ghi nhận thêm 1.335 ca mắc COVID - 19 và 115 ca tử vong, nâng tổng số bệnh nhân lên con số 23.097 ca và 2.511 bệnh nhân đã qua đời.

Tại Bỉ, giới chức thông báo ngày 10/4, nước này đã ghi nhận số ca tử vong lên tới hơn 3.000 kể từ khi dịch COVID - 19 bùng phát, trong khi số người nhiễm bệnh cũng tăng thêm 1.684 lên mức 26.667. Trong 24 giờ qua, Anh ghi nhận thêm 866 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên thành 8.114 người. 

Một số người dân ở Moskva (Nga) vẫn chưa đeo khẩu trang. Ảnh: Duy Trinh - P/v TTXVN tại LB Nga

Một số người dân ở Moskva (Nga) vẫn chưa đeo khẩu trang. Ảnh: Duy Trinh - P/v TTXVN tại LB Nga

Cách ly toàn bộ Bệnh viện Thận Hà Nội vì ca bệnh COVID-19 số 254

Bộ Quốc phòng Pháp xác nhận hàng chục ca mắc COVID - 19 trong tổng số 1.760 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu sân bay Charles de Gaulle của nước này. 

Cùng ngày, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của LB Nga cho biết nước này đã ghi nhận thêm 1.786 ca mắc COVID-19, đưa tổng số người mắc bệnh lên 11.917. Đây là ngày ghi nhận số ca mắc COVID - 19 tăng cao kỷ lục. Cũng trong 24 giờ qua, số ca tử vong tại Nga đã tăng thêm 18. Như vậy, tính tới nay, Nga đã ghi nhận 94 người tử vong do COVID-19. Thủ đô Moskva vẫn là địa phương có số người mắc COVID-19 trong ngày cao nhất với 1.124 trường hợp, đưa tổng số ca bệnh tại thành phố này lên con số 7.822 người.

Hungary cũng ghi nhận số ca mắc bệnh cao nhất trong ngày, tăng 210 ca lên con số 1.190 người. Trước tình hình dịch bệnh lây lan mạnh, ngày 9/4, Thủ tướng Viktor Orban (Vích-to O-ban) đã quyết định kéo dài vô thời hạn lệnh phong tỏa toàn quốc.

Tại Iran, Bộ Y tế nước này ngày 10/4 thông báo đã ghi nhận thêm 122 ca tử vong do COVID-19, đưa tổng số ca tử vong lên 4.232 người. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm mới tại nước này cũng tăng thêm 1.972 lên 68.192. Iran là quốc gia Trung Đông bị ảnh hưởng lớn nhất từ dịch COVID-19, nhưng nước này cũng đã ghi nhận 35.465 người khỏi bệnh.

 Thái Lan thông báo có thêm 50 ca nhiễm mới và 1 trường hợp tử vong, đưa tổng số người mắc COVID-19 tại nước này lên 2.473 và số ca tử vong lên 33. 

Ngày 10/4, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin đã quyết định kéo dài Mệnh lệnh Kiểm soát Di chuyển (MCO) thêm hai tuần, đến ngày 28/4, sau khi nước này ghi nhận tổng cộng 4.346 ca mắc COVID-19, trong đó 68 người đã tử vong. Còn theo Bộ Y tế Indonesia, ngày 10/4, quốc gia Đông Nam Á này đã ghi nhận thêm 219 trường hợp mắc COVID-19 mới và 26 ca tử vong. Như vậy, tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này hiện là 3.512 và 306 người tử vong.

Cảnh sát Indonesia tại một chốt kiểm soát ở Jakarta, ngày 10/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Cảnh sát Indonesia tại một chốt kiểm soát ở Jakarta, ngày 10/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Thêm 4 ca mắc COVID-19 mới, Việt Nam có tổng số 255 ca

Tại Ấn Độ, Bộ Y tế nước này cùng ngày thông báo số ca tử vong do dịch COVID - 19 hiện đã lên tới 199 ca và tổng số ca được xác nhận mắc bệnh này là 6.412 ca. Trên toàn khu vực Nam Á, số ca mắc COVID - 19 đã vượt ngưỡng 12.000 người.

Trong khi đó, Israel đã ghi nhận số ca tử vong mới trong ngày cao kỷ lục, với 13 ca, cao nhất trong ngày kể từ khi phát hiện ca nhiễm đầu tiên, nâng tổng số ca tử vong lên 87.

Còn tại Algeria, Ủy ban Giám sát khoa học về diễn biến của đại dịch COVID-19 cho biết, tính đến chiều 9/4 (giờ địa phương), nước này đã có thêm 94 số ca nhiễm mới và 30 ca tử vong mới, nâng tổng số lên 1.666 ca nhiễm với 235 ca tử vong. Đây là số ca tử vong được ghi nhận trong một ngày cao nhất kể từ khi đầu dịch tại Algeria. Hiện Algeria xếp thứ 3 ở châu Phi về số ca, sau Nam Phi và Ai Cập, nhưng lại là quốc gia có số ca tử vong cao nhất châu lục với tỷ lệ trên 14%. Hiện 5 quốc gia có số ca mắc cao nhất tại châu Phi theo thứ tự gồm Nam Phi, Algeria, Ai Cập, Maroc và Tunisia.

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc ngày 18/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 vào một bệnh viện ở Daegu, Hàn Quốc ngày 18/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN

Phật giáo An Nam Tông tại Thái Lan hỗ trợ nhân dân trong mùa dịch COVID-19

Ngày 10/04, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo các nước nên thận trọng về việc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng chống sự lây lan đại dịch COVID-19. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh việc dỡ bỏ những biện pháp hạn chế có thể dẫn đến sự hồi sinh “chết người” của dịch bệnh. Ông nói: “Vào thời điểm này, một số nước đang lên kế hoạch nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội. Tuy nhiên, chúng tôi phải cảnh báo rằng việc dỡ bỏ quá sớm có thể dẫn tới sự bùng phát trở lại của dịch bệnh. Nếu không xử lý hợp lý, quá trình nới lỏng các quy định có thể nguy hiểm như thời điểm dịch bệnh lây lan”. 

Theo Tổng giám đốc WHO, quyết định dỡ bỏ các biện pháp hạn chế cần được cân nhắc dựa trên tình hình kiểm soát dịch bệnh, cũng như khả năng ứng phó của lực lượng y tế. Ông cho rằng cần phải có các biện pháp đề phòng tại những nơi đông người như ở công sở, trường học hay các địa điểm quan trọng. Ngoài ra, người dân cũng cần được nâng cao nhận thức về dịch bệnh trong thời điểm trước khi dỡ bỏ các biện pháp hạn chế. .

>Xem thêm video: Chân lý của hạnh phúc:

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

‘Báo động đỏ’ ở hồ lớn nhất thế giới

Môi trường 16:58 20/11/2024

Mực nước tại biển Caspi sụt giảm nghiêm trọng khiến nơi được xem là hồ nước lớn nhất thế giới đứng trước nguy cơ trở thành vùng đất khô cằn.

Tin mới nhất về bão số 9: Cường độ cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km

Môi trường 10:09 19/11/2024

Bão số 9 Man-yi mạnh cấp 9, giật cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa 350km và đang suy yếu. Dự báo, khoảng ngày mai (20/11), bão thành vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ.

Bão Man-yi trở thành siêu bão, hướng vào vùng biển miền Trung

Môi trường 17:04 16/11/2024

Siêu bão Man-yi càng áp sát đất liền Philippines càng mạnh lên, dự báo ngày 18/11 siêu bão sẽ đi qua đảo Luzon của nước này rồi đi vào Biển Đông, trở thành bão số 10 năm 2024.

Ô nhiễm môi trường từ góc nhìn y học

Môi trường 09:13 15/11/2024

Ô nhiễm môi trường là khẩu hiệu từ bao đời của nhân loại, nhưng nó quá rộng, quá to lớn để hiểu và nói về. Vậy ô nhiễm môi trường cụ thể là cái gì, bao gồm những kiểu nào, và tác động lên sức khoẻ sinh học của con người ra sao?

Xem thêm