Sống chậm cùng Covid-19
Đại dịch Covid-19 đến bất ngờ vừa vặn đầu năm mới 2020 và xuyên suốt đến nay, như chiếc phanh khủng kéo chậm dần nhịp sống rất nhanh của mọi chốn, cho dù cảm nhận sờ chạm trực tiếp hàng ngày ở ngõ hẻm thôn áp haym..trên mạng! Mọi thứ, hoặc đóng băng, hay chậm lại.
Bài ca về tâm hồn người Việt và lời tri ân trong mùa dịch bệnh tháng Tư
Các con số và dữ liệu vô hình về hiểm họa Covid-19 trực quan dần khi số ca mắc và tử vong chóng mặt ngồn ngộn trên ti vi, trang báo mạng... Sự phát tác nhanh chóng của sóng virut tạo nên không khí của thế chiến một cách êm dịu đáng sợ. Nỗi sợ hãi Covid-19 khá hẳn sợ hãi chiến tranh, thiên tai, nhân tai khác, như đã viết, nó cơ hồ vô hình. Xã hội, làng xã và cả nước rồi toàn cầu, hết thảy sắp xếp lại để thích nghi, nói hình tượng, ô tô chậm lại hay dừng, hay xuống xe đi bộ hay..ngồi nghỉ! Chết chóc, thất thu, khủng hoảng, các kế hoạch lớn nhỏ vỡ vụn...
Ở tận cùng miền Tây Nam Bộ, người viết "nếm" đại dịch từ khi WHO còn tranh luận về chuyện có nên dùng từ...đại dịch hay chăng đến khi cả thế giới...nhất trí gọi rằng đại dịch. Lên Sài Gòn khi dịch cận kề, mọi người còn rôm rả trong một lễ khai trương văn phòng đại diện báo ở quận 3, về quê gọi điện đã nghe giọng bạn ở Hà Nội nhẹ tênh than thở: Corona.
Sự kiện quan trọng nhất cuộc đời
Đêm trước cách ly toàn xã hội, vẫn tranh thủ bắt xe đường dài Cà Mau - Tây Ninh trải nghiệm một đêm ở nội ô tòa thánh Cao Đài, đã thấy nhiều nỗi lo lắng ở mọi người. Trước đấy mấy ngày đã lên Long An, khi thông tin dịch khuynh đảo mạn Vĩnh Phúc, bên tách trà, nghe nói hiều về yếu tố thời tiết khí hậu Nam Bộ, về nỗi lo khẩu trang.
Khi giãn cách xã hội được thực hiện, mọi thứ chậm lại hẳn, ngay ở nơi hẻo lánh nhất, loa phát thanh chút chút nhắc nhở vệ sinh, đeo khẩu trang, nghị định chỉ thị... Gạo thóc nhu yếu phẩm được thu vén dự trữ, gọi ra tòa soạn ỏ Hà Nội: "ngoài ấy làm việc tại nhà chú ơi!", hỏi thăm người quen ở xa, chúc lành. Một vị ở gần sân bay Nội Bài tích cực nói: tranh thủ làm những việc thường không có thời gian làm, sống cho gia đình. Công viên quê nên chốn thân thiết...
Nới lỏng giãn cách xã hội, những tín hiệu lạc quan, mọi người nhẹ nhõm đôi phần, ai đó cười trên ti vi: như chim sổ lồng! Trải nghiệm đại dịch dù hãy còn trong đại dịch vẫn có thể rút lại: sống chậm, nghĩ nhiều, lo cho tương lai, về tha nhan và .... Trải nghiệm ấy mới mẻ, phải chăng đấy là mặt tốt của Covid-19?
Chia sẻ trong mùa dịch.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm