Thứ ba, 12/03/2024, 16:19 PM

Sống quá lý tưởng cũng là một tai nạn

Nếu mình luôn muốn được an toàn và tốt đẹp, thì khi gặp trở ngại sẽ chịu không nổi, bởi vì mình sống quá lý tưởng. Sống quá lý tưởng cũng là một tai nạn. 

Do quá lý tưởng nên mình luôn nghĩ là đời sống là phải thế này là phải thế kia theo ý muốn của mình, nhưng cuộc đời luôn biến đổi, cuộc đời là vô thường, nên sẽ có nhiều điều bất ngờ. 

Nghệ thuật sống giống như đánh quần vợt, sẵn sàng để đỡ những cú bất ngờ, không biết là trái bóng sẽ được đánh vào đâu, đánh hướng nào? Nếu trái bóng đánh hướng nào thì phải đỡ ngay hướng đó.

Sống quá lý tưởng cũng là một tai nạn 1

Ảnh minh hoạ.

Vô thường có 2 nghĩa:

1. Một là sự biến đổi, cái gì cũng biến đổi hết, thí dụ như là mặt trời khi mọc khi lặn, trăng khi tròn khi khuyết, người khi trẻ khi già, lúc mạnh khoẻ lúc bệnh tật. Mọi vật đều thay đổi, cái gì có hình tướng thì có thay đổi. 

Đây là sự biến đổi mang tính sinh - vật lý, là sự thay đổi tự nhiên theo chu trình của nó. Nhưng khi nói đến chu trình thì đã có "thường" ở trong đó rồi, ví dụ như cây xoài sẽ biến đổi theo một hướng nào đó, cây ổi sẽ biến đổi theo một hướng nào đó, con người sinh ra thì biến đổi cho đến già, cho nên thực ra "vô thường" mà lại "thường". 

2. Hai là những việc xảy ra không như mình liệu tính, điều này mang tính tâm lý nhiều hơn. 

Sự vô thường mang tính chất tâm lý mới thực sự khó chấp nhận, thí dụ như mình cứ muốn mình mạnh khoẻ, khi bỗng nhiên bị bệnh thì chịu đựng không nổi. Đó là vì mình không thấy được cái vô thường tự nhiên, mà tâm lý mình lại thường bám víu vào một cái gì đó, và khi thay đổi không như ý của mình thì bị “shock”, bị chấn động tâm lý.

Có người hành thiền rất tốt, có thể thấy rõ tiến trình thân tâm, thấy rõ sinh diệt, nhưng khi về nhà, nghe nói vợ đi ngoại tình, thì anh ta chịu đựng không nổi. Tại sao ngay lúc đó anh ta không thấy vô thường? Cái vô thường vật lý thì anh ta có thể dễ dàng thấy được nhưng vẫn chưa thể thấy cái vô thường của tâm lý. 

Tâm cũng hoạt động theo quy luật của nó. Thí dụ thời gian tâm lý hoàn toàn khác với thời gian vật lý khách quan. Khi mong đợi một điều gì đó thì mình thấy rất lâu, hay khi muốn giữ lại điều gì thì mình thấy thời gian trôi qua rất nhanh. 

Nếu một người quan sát đời sống, quan sát những biến đổi nơi bản thân mình, những biến đổi về vật lý-sinh lý-tâm lý. Nếu người đó có thể thấy rõ những tiến trình này, thì sẽ thấy mọi chuyện xảy ra đều là bình thường, và người ấy sẽ không bị "shock". 

Vô thường là chuyện bình thường

Khi chúng ta lý tưởng, ảo tưởng về một điều gì đó, tức là tưởng tượng theo cái ý tưởng của riêng của mình, chính cái tưởng tượng tâm lý ấy tạo ra đau khổ. 

Khi mọi chuyện xảy ra không theo như mình nghĩ tức nó vô thường về mặt tâm lý, và điều đó là bình thường. Nếu một người thông suốt hết mọi mặt của đời sống, hiểu rõ các tiến trình tâm-sinh-vật lý nơi chính bản thân mình, thì thấy mọi chuyện xảy ra đều bình thường, dễ cảm thông, không có gì là lạ...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Niệm Phật đúng nghĩa chính là để chết đi cái ngã ảo tưởng luôn tìm cầu an lạc

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:56 22/02/2025

Kính bạch Thầy, "Say rượu thì cai rượu, còn say Đạo thì cai như thế nào ạ?" Con hỏi vậy vì có một người em say sưa tu pháp môn niệm Phật và gặp ai, thậm chí đang nhập thất cũng cố gắng liên hệ ra bên ngoài để kêu réo người này, nhắn gửi người kia phải đến đạo tràng em đang tu tập để được an lạc.

Cần có trí tuệ thì mới có thể từ bi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 15:01 14/01/2025

Hỏi: Thưa Thầy, người có bồ đề tâm mãnh liệt mà trí tuệ chưa có thì có đưa đến sự giác ngộ hay không?

Sự sống bao hàm cả thường lẫn vô thường

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 12:49 08/01/2025

Thưa Thầy, quá trình sinh-trụ-diệt là điều hiển nhiên của vạn pháp mà Đức Phật gọi là vô thường, vậy vô thường là một quy luật, là sự thật thì nó cũng là thường rồi có phải không? Do quy luật "vô thường là thường" nên nó có tính tự ngã hay sao ạ?

Tại sao Phật giáo lại chia thành Bắc Tông và Nam Tông?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 09:22 07/01/2025

Kính thưa Sư con mới tìm hiểu về Đạo Phật, thấy đạo mình lại chia thành Nam Tông và Bắc Tông. Con thấy bên Nam Tông cũng là đệ tử của Phật, mà Bắc Tông cũng là đệ tử của Phật, ai cũng là đệ tử của Phật hết mà sao mình lại chia ra như vậy ạ?

Xem thêm