Thứ bảy, 09/03/2024, 20:56 PM

Đức Phật dạy cuộc sống luôn thay đổi

Bài pháp thứ hai ngay sau khi thành đạo, Đức Phật thuyết về vô thường. Trước khi nhập Niết-bàn, Ngài ân cần nhắc lại “các pháp là vô thường, hãy tinh tấn lên để tự giải thoát” (Trường bộ kinh số 16: Kinh đại bát Niết-bàn).

Xuyên suốt các bài pháp được ghi nhận trong kinh điển, bản chất vô thường của cuộc sống luôn được Đức Phật đặc biệt quan tâm và nhắc nhở. Đây là đặc tính của cuộc sống mà chúng ta không dễ cảm nhận một cách sâu sắc hoặc chỉ chấp nhận trên lý thuyết mà chưa thật sự sống với nguyên lý tự nhiên này. Khi Đức Phật nói đến cuộc sống luôn thay đổi và phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại, nên bản chất của nó là tạm bợ, phù du, chúng ta đừng vội gắn nhãn hiệu ‘bi quan’ cho lời dạy này. Cuộc sống có những giới hạn nhất định và đây là một thực tế, không bi quan cũng chẳng lạc quan. Bi quan hay lạc quan tùy thuộc vào thái độ và hành xử của chúng ta đối với sự đổi thay, với bản chất ngắn ngủi vốn như vậy của sự sống.

Đức Phật dạy cuộc sống luôn thay đổi 1

Khi Đức Phật nói đến cuộc sống luôn thay đổi và phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại, nên bản chất của nó là tạm bợ, phù du, chúng ta đừng vội gắn nhãn hiệu ‘bi quan’ cho lời dạy này.

Nếu biết cuộc sống này không ổn định và ngắn ngủi, chúng ta ý thức được rằng, quỹ thời gian mình có giới hạn và có thể chấm dứt không kỳ hạn, để từ đó mình thấy cần làm gì, và không cần làm gì. Chúng ta không thể trường sanh bất tử để rồi mặc tình sử dụng thời gian phung phí thế nào cũng được. Biết bản chất mong manh của cuộc sống, chúng ta sẽ có ý thức quản lý thời gian hợp lý, trân quý những gì mình đang có và khéo nuôi dưỡng các mối quan hệ với người thân hơn. Chính cuộc sống mong manh, chúng ta cần thận trọng hơn để không làm tổn thương những người xung quanh. Có khi một lời xin lỗi chưa kịp nói, một nụ cười chưa kịp mở và một ý niệm tha thứ chưa kịp thực hiện cũng làm ta áy náy.

Chính cái mong manh này mà ta không chủ quan ỷ lại, ví như cầm trong tay chiếc bát thủy tinh hay đất nung, ta có ý thức gìn giữ cẩn trọng hơn là cầm chiếc bát nhôm, bát đồng trên tay. Ý thức những giới hạn nhất định của thân phận con người trong kiếp sống này, chúng ta sẽ cẩn trọng hơn trong suy nghĩ và hành động để tránh được nhiều sai lầm và lãng phí.

Còn rất nhiều điều hay trong những lời Phật dạy, còn vô số hạnh lành Đức Phật đã làm để thành công trên con đường chuyển hóa nội tâm và chỉ dạy con đường sáng đó cho người khác mà cả đời chúng ta học vẫn không hết. Trên đây chỉ là một số điều mà người viết thiết nghĩ người học Phật nào cũng đang nỗ lực chuyển hóa trong cuộc sống hàng ngày của mình. Đây là những nguyên tắc sống đẹp mà bằng nỗ lực bản thân, ai cũng có thể áp dụng được. Với quan điểm về con người và cuộc sống như vậy, sự thực hành mang lại cho chúng ta sự chuyển biến tích cực hơn và có nhiều niềm vui hơn cho đơi mình.

Và quan trọng hơn, áp dụng những nguyên tắc này, chúng ta sẽ dần dần nhận ra ý nghĩa sống qua mối tương quan tương duyên giữa mỗi chúng ta với những người xung quanh cũng như với môi trường mình đang sống. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Bốn pháp mang đến an lạc ngay hiện tại cho người cư sĩ

Lời Phật dạy 13:23 14/04/2025

Người đệ tử Phật, tu học theo Phật, dù xuất gia hay tại gia đều phải thiết lập được lợi ích và an lạc ngay trong hiện tại. An lạc ngày sau là lẽ tất nhiên của vận trình nhân quả nếu hiện tại có an lạc. Vì thế, mỗi người hãy vận dụng giáo pháp một cách uyển chuyển và thông minh, phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của mình sao cho thực sự có lợi ích và an vui.

Dùng pháp trị bệnh

Lời Phật dạy 08:55 14/04/2025

Tu hành chứng đạo mà thân đau ốm cũng là chuyện bình thường. Đức Phật cũng đôi lần bị bệnh đau, hoạn nạn. Các Tỳ-kheo đang tu học thì bệnh nghiệp, bệnh do thời tiết cũng ốm đau la liệt. Tôn giả Tu-bồ-đề, bậc nhất Giải Không cũng ngoại lệ.

Lời Phật dạy về đẹp và xấu

Lời Phật dạy 16:15 13/04/2025

Mỗi con người khi được sanh ra trên cõi đời đã mang một thân phận. Ai cũng mong muốn mình đẹp đẽ, khả ái đồng thời chẳng ai muốn mình xấu xí, khiếm khuyết và khó nhìn.

Như Lai ở rừng

Lời Phật dạy 20:09 11/04/2025

Người tu thì ở trong rừng, luôn quán chiếu về rừng tâm để chặt rễ, cắt dây phiền não. Tu thì vẫn sống trong cuộc đời nhưng dứt hẳn mọi sự trói buộc, thong dong nơi đời.

Xem thêm