Sống theo lời Phật: Cách chế ngự tâm
Học hạnh buông xả để dễ gần gũi với mọi người, để tiếp nhận những cái hay tốt khác. Nếu lòng ta chấp chặt một điều gì thì thật là khổ sở. Khi một người nói với ta điều gì không vừa ý thì ta cảm thấy buồn lo. Cứ như thế, chúng ta sẽ bị đau khổ vì những chuyện không đâu vào đâu.
Nước Ba Tư Nại có một Cư sĩ tên Cúc Đề, sinh hạ một con trai tên là Ưu Bà Cúc Đề. Khi trưởng thành, vì nhà nghèo nên làm nghề nấu nướng. Người cha cho của cải khiến mở tiệm buôn bán. Bấy giờ, có ngài A La Hán tên Đa Thế Bệ đến nhà thuyết pháp giáo hóa, dạy tu phép kể niệm: lấy một mớ đá đen làm cái bàn toán, hễ nghĩ một niệm lành thì hạ xuống một hòn đá trắng, một niệm ác thì hạ xuống một hòn đá đen.
Ưu Bà Cúc Đề vâng theo lời dạy. Tùy niệm thiện, ác chính lúc khởi lên, liền hạ xuống một hòn đá trắng hoặc hòn đá đen. Ban đầu đen nhiều hơn, trắng rất ít, dần dần tu tập đen trắng ngang nhau. Rồi chăm tu chẳng gián đoạn thì không còn hòn đen nào cả, mà chỉ toàn là hòn trắng, khi ấy niệm thiện đã thắng hẳn liền chứng được sơ quả .
Lời bàn:
Phật dạy: “Sự định tĩnh xuất phát từ nội tâm, không phải tìm cầu từ bên ngoài”.
Sự yên tĩnh của nội tâm mà chúng ta có được nhờ vào phương pháp hành trì đúng đắn cộng với sự buông xả của bản thân. Mỗi người muốn có một cuộc sống an nhiên tự tại, nhất định phải hạ thủ công phu tu tập để thanh lọc nội tâm. Sự định tĩnh trong tâm hồn bắt nguồn từ chánh kiến, nhờ có chánh kiến nên ta luôn có thiện niệm với mọi người. Tham lam, độc ác chất chứa trong tâm ta sẽ được chánh kiến loại trừ.
Học hạnh buông xả để dễ gần gũi với mọi người, để tiếp nhận những cái hay tốt khác. Nếu lòng ta chấp chặt một điều gì thì thật là khổ sở. Khi một người nói với ta điều gì không vừa ý thì ta cảm thấy buồn lo. Cứ như thế, chúng ta sẽ bị đau khổ vì những chuyện không đâu vào đâu. Điều đáng sợ nhất của con người chính là những tư tưởng bất chính, những thói hư tật xấu tiềm ẩn trong chính tâm hồn. Những thứ này thường làm cho người ta không làm chủ được chính mình.
Thế nên, là người học Phật, chúng ta cần phải dùng tuệ giác để nhận định mọi thứ, những việc gì xảy ra nghịch lý, không nên nhắm mắt thuận theo mà phải biết cách để chế ngự. Ta phải tích cực chủ động cải biến để những vọng khởi của ác nghiệp phải dừng lại hoặc tiêu mất. Ta phải nắm bắt và cải tạo những cơ hội, tạo ra những nhân duyên tốt giữa người với người, cùng nhau tu tập để thúc liễm thân tâm, tin tưởng và thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, không dối gạt chính mình và người khác, không ai có ý nghĩ xấu với ai. Điều đó còn có nghĩa là chính ta đã tích cực chế ngự cải tạo tâm mình từ chưa thiện trở thành thuần thiện. Có như vậy, chúng ta mới có cuộc sống chan hòa trong tình thương yêu, an lạc và hạnh phúc ngay hiện tại cõi Ta bà đau khổ này.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Năm sự trói buộc trong tâm
Lời Phật dạy 08:00 24/11/2024Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc. Tham ái đối với năm dục (tiền bạc, sắc dục, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ) và năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những trói buộc lớn.
Không đắm nhiễm thì sống vui
Lời Phật dạy 12:25 23/11/2024Hạnh phúc thế thường chủ yếu vẫn quẩn quanh nơi thọ lạc, sự thỏa mãn các giác quan. Người có phước thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý luôn tiếp xúc với sáu cảnh trần sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, cảnh trong tâm (pháp trần) vừa ý, đẹp lòng.
Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?
Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.
Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?
Xem thêm