Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 17/09/2020, 09:15 AM

Sống theo lời Phật: Lợi ích của hạnh thiền

Thiền là một pháp môn tu tập rất phổ biến, không những trong đạo Phật mà còn hiện hữu trong các tôn giáo khác. Nhưng nói tới cách tu thiền niệm thân, là nói tới thiền của đạo Phật.

Thiền định giúp người đàn ông duy trì sự sống trong 4 ngày bị cây đè

Trong khi quán sát sự vật, suy nghiệm chân lý, do sự chuyên nhất mà tâm thể vắng lặng và tâm dụng mạnh mẽ. Khi tâm định tĩnh thì chứng được các trạng thái thiền định từ thấp đến cao.

Trong khi quán sát sự vật, suy nghiệm chân lý, do sự chuyên nhất mà tâm thể vắng lặng và tâm dụng mạnh mẽ. Khi tâm định tĩnh thì chứng được các trạng thái thiền định từ thấp đến cao.

Trong Kinh “Thân Hành Niệm Xứ” có dạy phép tu thiền niệm thân, Phật nói tới mười công đức thiền niệm thân như sau:

01. Đối trị tham và sân.

02. Loại bỏ sợ hãi.

03. Có thể chịu đựng nóng lạnh, đói khát, côn trùng cắn nhiễu, lời nói nặng của người khác, đau đớn nơi thân.

04. Dễ dàng chứng bốn cấp thiền.

05. Có thể biến thần thông theo ý muốn.

06. Có thiên nhĩ thông, tức là có khả năng nghe những âm thanh mà tai người thường không nghe được.

07. Biết được ý nghĩ của người khác.

08. Biết được các kiếp sống của người khác.

09. Có thiên nhãn thông, tức là con mắt có thể nhìn thấy các chúng sinh trôi nổi theo nghiệp lực từ đời này qua đời khác.

10. Ngay trong đời hiện tại, đạt được tâm giải thoát và tuệ giải thoát.

Ứng dụng thiền định trong đời sống hàng ngày

Trong Phật giáo, thiền không chỉ dành riêng cho giới nào, mà dành cho bất cứ ai, dù là người xuất gia hay tại gia đều có thể tu tập thiền định.

Trong Phật giáo, thiền không chỉ dành riêng cho giới nào, mà dành cho bất cứ ai, dù là người xuất gia hay tại gia đều có thể tu tập thiền định.

Lời bàn: Thiền là một pháp môn tu tập rất phổ biến, không những trong đạo Phật mà còn hiện hữu trong các tôn giáo khác. Nhưng nói tới cách tu thiền niệm thân, là nói tới thiền của đạo Phật. Trong Phật giáo, thiền không chỉ dành riêng cho giới nào, mà dành cho bất cứ ai, dù là người xuất gia hay tại gia đều có thể tu tập thiền định. Thiền có nhiều loại. Kinh A-Hàm chia ra: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền.

Thiền được được gọi đầy đủ là thiền-na, dịch âm tiếng phạn Dhỳna, dịch ý tiếng Phạn Samadhi. Phạn Hán gọi chung là “thiền định”, Trung Hoa dịch là “tĩnh lự” hay “tư duy tu”, nghĩa là đình chỉ các vọng niệm để tâm chuyên chú vào một đối tượng quán sát. Trong khi quán sát sự vật, suy nghiệm chân lý, do sự chuyên nhất mà tâm thể vắng lặng và tâm dụng mạnh mẽ. Khi tâm định tĩnh thì chứng được các trạng thái thiền định từ thấp đến cao.

Trong cuộc sống, nhiều người hay lầm tưởng, cho rằng những người hành thiền là những người rất nghiêm khắc, khó tính, thoát ly những cái gì thuộc về thế giới tục này nhưng trong thực tế thì điều này không đúng.

Khi thực tập thiền quán, chúng ta sẽ đạt được niềm vui chân thật trong đời sống, hay nói khác hơn là nó mang lại cho chúng ta cuộc sống mà từ lâu ta đã lãng quên, đánh mất.

Khi thực tập thiền quán, chúng ta sẽ đạt được niềm vui chân thật trong đời sống, hay nói khác hơn là nó mang lại cho chúng ta cuộc sống mà từ lâu ta đã lãng quên, đánh mất.

Chất thiền trong âm nhạc Lê Cát Trọng Lý

Thật ra, thiền không phải là một sự cố ý thoát ly ra khỏi bể khổ của cuộc đời mà là một sự rèn luyện, một nghệ thuật sống giúp chúng ta phóng thích, chuyển hóa những đau khổ và niềm đau trong cuộc sống để được đạt đến sự an lạc, hạnh phúc ngay chính trong những điều kiện rất bình thường của cuộc đời.

Người Phật tử tại gia trong đời thường bộn rộn rất nhiều, không có thời gian để ngồi tĩnh tọa. Nhưng trong mỗi công việc hằng ngày, chúng ta hãy ý thức sự có mặt của mình trong mỗi sự việc và hành động đó với sự tỉnh thức và chánh niệm, tức là chúng ta đã thực hành thiền quán.

Khi thực tập thiền quán, chúng ta sẽ đạt được niềm vui chân thật trong đời sống, hay nói khác hơn là nó mang lại cho chúng ta cuộc sống mà từ lâu ta đã lãng quên, đánh mất. Vì vậy, thiền chính là cuộc sống của chúng ta.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm