Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 12/09/2020, 06:03 AM

Hạnh phúc chốn thiền môn

Nếu chúng ta đi tìm hạnh phúc thì chắc hẳn chúng ta bỏ qua những người xuất sĩ, họ chọn cho mình một con đường mới, một bầu trời mới, một hạnh phúc mới, một ngôi nhà mới… mà không phải ai ai cũng có thể có đủ can đảm để làm được – đó là hạnh phúc chốn thiền môn.

“Quăng đời mình vào chốn Thiền môn”

Ai trong chúng ta đều phải trải qua những buồn vui, mừng giận, yêu thương… trong cuộc sống hằng ngày. Nhưng không vì như thế mà chúng ta đánh mất đi “hạnh phúc” đích thực của mình. Điều đó không liên quan đến bài viết của ngày hôm nay, nhưng nó trái ngược lại đó là người người, nhà nhà cũng tìm cho mình cái hạnh phúc, hay gọi là tìm cho mình một bầu trời. Những người sống tại gia thì tìm hạnh phúc của riêng họ như tiền bạc, danh lợi, ăn no, địa vị, ngủ kỹ… hay còn gọi là tài, sắc, danh, thực, thùy. Những thứ hạnh phúc đó làm cho con người mãi chìm đắm trong sinh tử luân hồi, mãi mãi không có đường ra. Nhưng đó chỉ là quan điểm của tôi. Còn bạn thì sao? 

Nếu chúng ta đi tìm hạnh phúc thì chắc hẳn chúng ta bỏ qua những người xuất sĩ, hay còn gọi là những người sống đời phạm hạnh, những người đã đủ dũng mãnh từ bỏ người thân, gia đình, bạn bè, thân bằng quyến thuộc mà chọn cho mình một con đường mới, một bầu trời mới, một hạnh phúc mới, một ngôi nhà mới… mà không phải ai ai cũng có thể có đủ can đảm để làm được – đó là hạnh phúc chốn thiền môn.

Hạnh phúc như là một buổi sáng thức dậy, chúng ta mỉm cười và nhủ với lòng mình là ngày hôm nay chúng có rất nhiều hạnh phúc đang chào đón mình.

Hạnh phúc như là một buổi sáng thức dậy, chúng ta mỉm cười và nhủ với lòng mình là ngày hôm nay chúng có rất nhiều hạnh phúc đang chào đón mình.

Tình huynh đệ chốn thiền môn

Nhiều người nói muốn có hạnh phúc thì phải lên rừng, lên núi, hay đi thật xa nơi nào đó để tìm kiếm, mà ít ai có thể nhận biết được, đó là hạnh phúc luôn ở xung quanh chúng ta:

“Hạnh phúc chẳng ở đâu xa

Hạnh phúc ở tại tâm ta”.

Hạnh phúc như là một buổi sáng thức dậy, chúng ta mỉm cười và nhủ với lòng mình là ngày hôm nay chúng có rất nhiều hạnh phúc đang chào đón mình. Hay là chúng ta cùng lên chánh điện để tụng kinh, cùng ngắm ánh bình minh đang lên, cùng ngồi chung với các huynh đệ và chia sẻ những ý kiến của nhau. Hoặc cùng nhau ngồi chung một mâm cơm và ăn trong im lặng, để chúng ta nhận thấy rằng cơm mà chúng ta ăn là chứa đựng rất nhiều tinh hoa của trời đất, của vạn vật, như những người nông dân đang tần tảo sớm trưa để chúng ta có được bữa cơm này. Hình ảnh này khiến con nhớ đến bố và mẹ của con ngày xưa “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, để đổi lấy những bát cơm ngon như là dòng sữa mát của bố mẹ dành cho con. Cũng vì thế, chúng ta có một bữa ăn đậm chất của những người xuất sĩ.

Mọi hạnh phúc thật lớn lao và cao cả, và nó sẽ không bao giờ tàn phai.

Mọi hạnh phúc thật lớn lao và cao cả, và nó sẽ không bao giờ tàn phai.

Đạo nghĩa thầy trò chốn thiền môn

Và còn rất nhiều giai đoạn khác như phải có người nấu ăn và đi chợ mua đồ ăn về xào nấu, chế biến sao cho bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng. Hoặc cùng với tất cả sư huynh đệ cùng nhau làm việc, mình chịu khó để hết tâm ý vào công việc của mình. Nói chung, tất cả hiện tượng hiện diện xung quanh chúng ta, nếu nhìn bằng con mắt yêu thương thì chúng ta sẽ thấy hạnh phúc thật sự hiện hữu. Nhiều người nghĩ rằng nếu chúng ta tìm được hạnh phúc rồi, thì làm sao có thể nuôi dưỡng và bảo vệ hạnh phúc ấy một cách lâu dài được? Con xin thưa là nếu chúng ta có những hạnh phúc của riêng mình rồi, chúng ta hãy thử sống con đường pháp hành như quý thầy xuất gia. Dần dần, chúng ta sẽ thấy được hạnh phúc của mình. Mọi hạnh phúc thật lớn lao và cao cả, và nó sẽ không bao giờ tàn phai.

Mong cho những ai đọc được bài viết này cũng sẽ có được nhiều hạnh phúc như mình hằng mong muốn, luôn cố gắng tìm cho mình một ánh sáng và bước thật nhanh vào chốn thiền môn.

Mời quý Phật tử xem thêm video:"Đức Phật dạy về đạo đức gia đình":

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm