Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 09/08/2022, 08:25 AM

Sống thuận pháp là để cho tánh biết dẫn đường

Hãy buông bản ngã xuống để có thể sống thuận pháp, lúc đó tánh biết sẽ tự soi sáng cho mỗi người biết phải làm gì trong từng hoàn cảnh cụ thể, và nên làm việc ấy như thế nào. Pháp đã tự vận hành đúng theo quy luật và tánh biết biết hết những quy luật ấy, vậy mình còn lo làm gì nữa.

Khi một người có thái độ sống sáng suốt, định tĩnh và trong lành, thì người ấy sẽ tùy vào hoàn cảnh nơi công việc, hay nơi mình sinh sống mà ứng xử sao cho tốt đẹp. Hai vợ chồng sống với nhau cũng vậy, nếu cả hai người đều sống sáng suốt, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau thì sẽ không bao giờ có va chạm, nhưng chỉ cần tâm bị chìm đắm để bản ngã xen vào mà làm theo ý mình thì chắc chắn sẽ phát sinh va chạm và phiền não. Vậy bí quyết để sống thuận pháp chính là đừng để bản ngã tham-sân-si điều khiển, mà hãy để cho tánh biết sáng suốt-định tĩnh-trong lành soi sáng và hướng dẫn mọi hoạt động-nói năng-suy nghĩ nơi mình.

Trong câu chuyện hai người hàng xóm cùng vào rừng lấy gỗ, nếu hành động của cả hai người đều xuất phát từ nhu cầu thật sự chứ không phải từ bản ngã tham-sân-si thì thay vì cạnh tranh xem ai lấy được nhiều gỗ hơn, họ sẽ hợp tác với nhau cùng làm, sẽ giúp nhau cho đỡ vất vả, và nếu chỉ còn một cây gỗ thì cả hai cũng sẽ tự chia nhau sao cho thỏa đáng. Đó chính là thực tế cuộc sống chứ không phải là hoàn cảnh lý tưởng nào cả.

Giống như bên Công Giáo có câu "Con hãy lo việc của Chúa, việc của con để Chúa lo" thì Đạo Phật chúng ta cũng có câu "con hãy sống thuận pháp, việc của con để pháp lo". Hãy buông bản ngã xuống để có thể sống thuận pháp, lúc đó tánh biết sẽ tự soi sáng cho mỗi người biết phải làm gì trong từng hoàn cảnh cụ thể, và nên làm việc ấy như thế nào. Pháp đã tự vận hành đúng theo quy luật và tánh biết biết hết những quy luật ấy, vậy mình còn lo làm gì nữa.

Đừng để bản ngã đánh lừa khiến ta không thấy được cái sai của mình

Bí quyết để sống thuận pháp chính là đừng để bản ngã tham-sân-si điều khiển, mà hãy để cho tánh biết sáng suốt-định tĩnh-trong lành soi sáng và hướng dẫn mọi hoạt động-nói năng-suy nghĩ nơi mình.

Bí quyết để sống thuận pháp chính là đừng để bản ngã tham-sân-si điều khiển, mà hãy để cho tánh biết sáng suốt-định tĩnh-trong lành soi sáng và hướng dẫn mọi hoạt động-nói năng-suy nghĩ nơi mình.

Nếu còn lo lắng tức là còn bản ngã, và bản ngã thì chỉ biết "thọc gậy bánh xe pháp" thôi. Tất cả những cái mình cho là đạt được đều chỉ là thỏa mãn bản ngã nơi mình, mà thỏa mãn bản ngã thì không thuận pháp nên tự chuốc lấy phiền não khổ đau.

Ứng xử thuận pháp giống như nước vậy. Cái đặc biệt của nước là luôn tìm chỗ thấp mà chảy, đó chính là cách vận hành của Đạo. Ai chặn đường này thì tự tìm đường khác mà đi, chứ không có chọn lựa trước con đường nào cả. Giống như mình thưởng ngoạn một vườn hoa thì cứ thuận từng bước đi thấy được cây hoa nào thì thưởng thức cây hoa ấy thì tự nhiên sẽ thấy hết vẻ đẹp của vườn hoa, hơn là chọn lựa và dừng lại bên cây hoa cúc để rồi đánh mất vẻ đẹp của tất cả những cây hoa khác.

Như Thầy từng chia sẻ "Khi thấy mình có điều gì thì coi như đã mất tất cả những thứ còn lại, khi mình chỉ chọn một cái thì các cái khác sẽ trở thành chống đối". Khi chọn "mát" thì sẽ bị "nóng" quấy rầy, thích "yên tĩnh" thì sẽ bị "náo nhiệt" chống lại, muốn "địa vị cao" thì ngay bây giờ đã phiền vì chưa đạt được, và sau này dù có đạt được thì cũng sợ "mất đi", nên từ đầu tới cuối toàn đau khổ và phiền não.

Cuộc sống là vô tận các khả năng, nếu mình không chọn một khả năng nào thì mình sẽ vận hành cùng với Trời Đất, nhưng chỉ cần lựa chọn một trong các khả năng thì ngay đó chuẩn bị đón nhận sự đối kháng từ các khả năng còn lại.

Sống thuận pháp tức là dù gặp hoàn cảnh "nóng" hay "lạnh", "yên tĩnh" hay "náo nhiệt", địa vị "thấp" hay "cao" thì vẫn thấy bình thường vì đã thấy ra được rằng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hạnh phúc & đau khổ đều xuất phát thái độ tâm nơi chính mình, chứ không ở nơi hoàn cảnh luôn biến đổi vô thường. Thấy ra được điều này thì "tâm" không còn động theo "cảnh" mà thoát khỏi phiền não và luân hồi sinh tử.

Khi chạy theo bản ngã tham-sân-si thì loay hoay cách mấy cũng quay lại chỗ cũ, vì vậy mới gọi là luân hồi. Thưởng thức bao nhiêu sơn hào hải vị, cuối cùng cũng sẽ tìm về đĩa rau luộc để thấy sao mà ngon đến vậy. Cái mình ghét thì thế nào mình cũng sẽ gặp lại thôi...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận

Kiến thức 19:47 24/04/2024

Khi Phật còn tại thế, nhiều vị tỳ kheo đã chứng quả A La Hán nhờ quán về đề mục, “thân này gồm có 32 phần thể trược trong cơ thể”. Nhờ quán như vậy, nên ta bớt tham đắm vào sắc thân ô uế; do đó, ta không si mê, dính mắc, tham đắm vào ái dục.

Niệm một danh hiệu Phật tiêu 80 ức kiếp sanh tử trọng tội

Kiến thức 16:00 24/04/2024

Tâm động một niệm là đã gieo một hạt giống trong 10 pháp giới. Vậy mà có thể không trân trọng mỗi khi khởi niệm sao?

Ái là gốc của mọi vấn đề và nỗi khổ

Kiến thức 15:20 24/04/2024

“Phàm có khổ nào khởi lên, tất cả khổ ấy khởi lên lấy tham ái làm căn bản, lấy tham ái làm sở nhân. Tham ái là căn bản của khổ.”

Nói về Phật tánh (Phật tính)

Kiến thức 12:50 24/04/2024

Phật tính là từ quan trọng bậc nhất trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa, các kinh luận Đại thừa đều đề cập đến Phật tính.

Xem thêm